Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Đau đầu buồn nôn khi mang thai là hiện tượng phổ biến khiến nhiều mẹ bầu than phiền. Trong một số trường hợp, đau đầu buồn nôn không chỉ là tình trạng đơn thuần phát sinh khi mang thai mà còn cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm trong thời gian thai kỳ. Vậy nguyên nhân của triệu chứng đau đầu buồn nôn là gì? Làm thế nào để xử lý tình trạng này?

Đau đầu buồn nôn khi mang thai

Đau đầu buồn nôn là một trong những dấu hiệu điển hình của hội chứng thai nghén hay còn được dân gian gọi là ốm nghén khi mang thai. Nếu đây chỉ là những hội chứng trong quá trình thai nghén thì sẽ không diễn ra lâu, thường chỉ xảy ra trong tam cá nguyệt đầu.

Triệu chứng

Tình trạng đau đầu buồn nôn thường xảy ra trong 3 tháng đầu thai kỳ. Các triệu chứng này thường biểu hiện khác nhau ở mỗi mẹ bầu. Mẹ có thể xuất hiện một số biểu hiện thường gặp sau:

Tình trạng đau đầu buồn nôn thường xảy ra trong 3 tháng đầu thai kỳ và biểu hiện khác nhau ở mỗi mẹ bầu
Tình trạng đau đầu buồn nôn thường xảy ra trong 3 tháng đầu thai kỳ và biểu hiện khác nhau ở mỗi mẹ bầu
  • Đau âm ỉ, đau nhói và cảm giác đập theo nhịp mạch.
  • Đau 1 bên hoặc cả 2 bên từ nhẹ đến dữ dội.
  • Đau đầu đằng sau gáy và hốc mắt.
  • Buồn nôn, nôn.
  • Mắt có điểm mù khi nhìn, cảm giác như có con ruồi bay ngang tầm mắt.

Nguyên nhân

Đau đầu buồn nôn trong quá trình mang thai do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Tùy thuộc vào từng giai đoạn mang thai, những cơn đau đầu buồn nôn thường do những tác nhân khác nhau.

  • Trong ba tháng đầu thai kỳ: Đây là giai đoạn thai nghén của các bà bầu. Nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng đau đầu buồn nôn là do căng thẳng gây ra. Ngoài ra, tình trạng này do cơ thể các mẹ cần thay đổi để phù hợp với quá trình mang thai như thay đổi nội tiết tố, thay đổi cân nặng và lưu lượng máu cao hơn.
  • Trong ba tháng giữa và cuối thai kỳ: Trong giai đoạn này, đau đầu buồn nôn thường do các nguyên nhân như tăng cân nhiều, ngủ ít, thay đổi tư thế đột ngột, chế độ dinh dưỡng kém, đau mỏi do căng cơ, đái tháo đường thai kỳ.

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác có thể kể đến như buồn nôn, ói mửa, mất nước, thiếu ngủ, hạ đường huyết hoặc thay đổi tầm nhìn đột ngột.

Đau đầu buồn nôn khi mang thai có nguy hiểm không?

Một số trường hợp, đau đầu buồn nôn cảnh báo một số tình trạng bệnh lý nguy hiểm mà mẹ bầu đang gặp phải. Những bệnh lý này có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của cả thai phụ lẫn em bé. Một trong những tình trạng nguy hiểm gây ra triệu chứng buồn nôn, đau đầu khi mang thai có thể kể đến như huyết áp cao.

Đau đầu buồn nôn cảnh báo một số tình trạng bệnh lý nguy hiểm mà mẹ bầu đang gặp phải
Đau đầu buồn nôn cảnh báo một số tình trạng bệnh lý nguy hiểm mà mẹ bầu đang gặp phải

Huyết áp cao cũng là một trong những tình trạng phụ nữ mang thai thường gặp phải, gây ra triệu chứng đau đầu kèm với buồn nôn. Huyết áp cao thường xuất hiện phổ biến sau tuần 20 của thai kỳ, thường được gọi là tiền sản giật. Mẹ bầu khi mang thai mà huyết áp cao có thể làm tăng nguy cơ bị:

  • Đột quỵ
  • Sản giật
  • Nhau bong non
  • Lưu lượng oxy đến em bé thấp
  • Tăng tần suất sinh non trước 37 tuần
  • Cân nặng của em bé bị thấp

Cải thiện tình trạng đau đầu buồn nôn

Để cải thiện tình trạng đau đầu buồn nôn khi mang bầu, các mẹ có thể tham khảo một số cách đơn giản sau đây:

Nghỉ ngơi nhiều hơn

Khi mang thai những tháng đầu tiên, cơ thể mẹ thường dễ mệt mỏi. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu, có thể gây ra tình trạng đau đầu mệt mỏi, chóng mặt và buồn nôn. Chính vì vậy, bà bầu cần lắng nghe cơ thể mình, không làm việc quá sức và dành nhiều thời gian nghỉ ngơi. Nếu trong ngày mẹ cảm thấy mệt, hãy ngủ trưa hoặc chợp mắt trong thời gian ngắn để cơ thể được nghỉ ngơi.

Uống đủ nước trong ngày

Đau đầu là một trong những dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang thiếu nước. Thậm chí cảm giác khát nước còn khiến các cơn đau đầu trở nên nghiêm trọng và đến sớm hơn. Do đó, uống đủ nước là một trong những cách phòng ngừa và cải thiện các cơn đau đầu hiệu quả. Mẹ bầu cần uống đủ 8 ly nước, tương đương với khoảng 2l mỗi ngày để giảm đau đầu và cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Uống đủ nước là một trong những cách phòng ngừa và cải thiện các cơn đau đầu hiệu quả
Uống đủ nước là một trong những cách phòng ngừa và cải thiện các cơn đau đầu hiệu quả

Tắm nước ấm

Tắm nước ấm cũng là cách giúp các mẹ thư giãn, xả stress, từ đó giảm các cơn đau đầu một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, khi tắm nước ấm, mẹ nên tránh tắm trong bồn nước ấm bởi điều này sẽ khiến các mạch máu giãn ra. Trong khi đó, mạch máu giãn cùng với lưu lượng máu tăng sẽ khiến huyết áp của các mẹ thấp hơn bình thường, khiến mẹ cảm thấy khó chịu, chóng mặt và buồn nôn.

Điều trị đau đầu buồn nôn khi mang thai

Khi các cơn đau đầu xuất hiện thường xuyên, dai dẳng hoặc kèm theo triệu chứng thay đổi thị lực, bà bầu cần đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị sớm nhất có thể. Một số trường hợp lên cơn co giật hoặc ngất xỉu cần đưa đến cấp cứu tại cơ sở sản phụ khoa gần nhất.

Sử dụng thuốc Tây

Thuốc giảm đau an toàn cho hầu hết phụ nữ trong thời gian thai kỳ là Acetaminophen. Tuy nhiên, loại thuốc này nếu sử dụng quá mức có thể gây ra các vấn đề về gan chẳng hạn như tăng men gan hoặc làm đau đầu thêm. Chính vì vậy, mẹ bầu cần hỏi ý kiến bác sĩ về các loại thuốc giảm đau an toàn và tuân theo chỉ định khi sử dụng để tránh các tác dụng phụ ngoài ý muốn.

Điều trị theo Đông y

Các bài thuốc Đông y chữa đau đầu buồn nôn thường được khá nhiều bà bầu lựa chọn và tin dùng bởi an toàn, lành tính và không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh và thể trạng của các mẹ, lương y sẽ gia giảm các vị thuốc sao cho phù hợp và mang lại hiệu quả cao nhất.

Bài thuốc Đông y chữa đau đầu buồn nôn các mẹ bầu có thể tham khảo: Phòng sâm 12g, Bạch truật 12g, Hoàng kỳ 16g, Liên kiều 12g, Bán hạ chế 10g, Tục đoạn 16g, Hậu phác 10g, Thục địa 12g, Sinh khương 3g, Trần bì 10g, Phục long can 12g, Cam thảo 10g, Hoàng cầm 10g, Đại táo 10g. Đem tất cả nguyên liệu này sắc thành thang, chia thành 3 lần uống mỗi ngày.

Mẹo đơn giản tại nhà

Đối với trường hợp các cơn đau đầu còn nhẹ hoặc xuất hiện không liên tục, bệnh nhân có thể áp dụng một số mẹo đơn giản tại nhà để cải thiện các cơn đau. Một số cách chữa đau đầu buồn nôn đơn giản tại nhà các bà bầu có thể tham khảo:

Mẹ bầu có thể uống một ly trà gừng nóng và nghỉ ngơi trong khoảng 15 phút để cải thiện các cơn đau đầu
Mẹ bầu có thể uống một ly trà gừng nóng và nghỉ ngơi trong khoảng 15 phút để cải thiện các cơn đau đầu
  • Uống trà gừng: Gừng có tác dụng kháng viêm, giảm đau hiệu quả nên được sử dụng trong việc chữa đau đầu hoặc các bệnh lý về thần kinh. Mẹ bầu nếu xuất hiện các cơn đau đầu buồn nôn có thể uống một ly trà gừng nóng và nghỉ ngơi trong khoảng 15 phút, tình trạng đau đầu sẽ được thuyên giảm đáng kể.
  • Massage: Massage cũng là một mẹo dân gian chữa đau đầu cho bà bầu hiệu quả, giúp cơ thể thả lỏng, thoải mái. Ngoài ra, massage các vùng đầu, vai gáy và gan bàn chân sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn, từ đó giảm đau đầu và mệt mỏi. Để đảm bảo an toàn cho thai nhi, mẹ bầu nên tìm đến những spa dành riêng cho phụ nữ đang mang thai để được thực hiện các bài massage phù hợp.

Phòng ngừa đau đầu buồn nôn khi mang thai

Chế độ sinh hoạt cũng như dinh dưỡng ảnh hưởng khá lớn đến sức khỏe của các mẹ khi mang thai. Xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học, nghỉ ngơi hợp lý và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng là điều vô cùng cần thiết. Cụ thể, mẹ bầu cần lưu ý một số điều sau để phòng ngừa tình trạng đau đầu buồn nôn khi mang thai:

  • Tránh thức quá khuya, nên ngủ đủ giấc, đúng giờ, đảm bảo 7-8 tiếng mỗi ngày.
  • Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
  • Không để cơ thể rơi vào tình trạng đói vì điều này sẽ làm giảm đường huyết và dẫn tới nhức đầu.
  • Tăng cường bổ sung các loại trái cây, rau củ tươi chứa nhiều vitamin, uống đủ nước.
  • Không nên ăn nhiều đồ ăn chế biến sẵn, sử dụng các chất kích thích và đồ uống có cồn.
  • Học cách kiểm soát căng thẳng, sắp xếp mọi việc hợp lý và duy trì tinh thần thoải mái.

Bà bầu bị đau đầu buồn nôn khi mang thai sẽ gây ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Chính vì vậy, khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào thì bạn cần thông báo ngay cho bác sĩ để có những chỉ dẫn và phương pháp trị bệnh tốt nhất.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan
chua-roi-loan-tien-dinh-bang-dong-y-
meo-chua-roi-loan-tien-dinh
bi-roi-loan-tien-dinh-nen-an-gi
chua-suy-nhuoc-than-kinh-bang-dong-y
thuoc-chua-benh-mat-tri-nho-o-nguoi-gia
dau-dau-sau-sinh
hanh-trinh-tim-lai-giac-ngu-sau-7-nam-mat-ngu-trien-mien-cua-nsut-huong-dung