Cắt bao quy đầu là một tiểu phẫu nhỏ nhằm loại bỏ phần da thừa ở dương vật của nam giới. Thủ thuật này giúp việc vệ sinh được dễ dàng hơn, đồng thời giúp dương vật phát triển bình thường về kích cỡ, tốt cho chuyện sinh sản sau này.
Cắt bao quy đầu là gì? Tại sao cần thực hiện cắt?
Cắt bao quy đầu là một thủ thuật y tế được thực hiện nhằm cắt bỏ phần da thừa ở dương vật. Mục đích của việc làm này là giúp khắc phục tình trạng hẹp dài bao đầu ở nam giới.
Thủ thuật này được diễn ra nhanh chóng, chỉ mất khoảng 15 phút để các bác sĩ có thể tiến hành bóc tác lớp da thừa ra khỏi dương vật. Với sự phát triển của khoa học, các bác sĩ sẽ sử dụng tia laser để đem đến độ chính xác cao, đồng thời đảm bảo về mặt thẩm mỹ và hạn chế tình trạng viêm nhiễm sau phẫu thuật.
Sau khi thực hiện xong, dương vật có thể bị sưng một vài ngày do ảnh hưởng của thuốc gây tê. Tuy nhiên đây là một tiểu phẫu đơn giản, an toàn, không đau đớn nên nam giới không cần quá lo lắng.
Việc cắt bao quy đầu không phải là một thủ thuật bắt buộc với tất cả mọi nam giới. Tuy nhiên những người bị dài, hẹp hoặc nghẹt bao quy đầu nên thực hiện tiểu phẫu này. Việc cắt bao quy đầu mang đến nhiều lợi ích cho nam giới như:
- Kéo dài thời gian quan hệ: Việc cắt bao quy đầu sẽ hạn chế được tình trạng rối loạn cương dương, xuất tinh sớm, giúp kéo dài thời gian quan hệ hơn so với lúc chưa cắt bao quy đầu.
- Giúp dương vật phát triển một cách bình thường: Khi bị hẹp bao quy đầu, dương vật sẽ khó phát triển bình thường, điều này làm giảm đáng kể kích thước của dương vật.
- Vệ sinh dương vật dễ dàng hơn: Sau khi cắt bỏ lớp da thừa ở bao quy đầu, nam giới sẽ dễ dàng về sinh dương vật hơn. Điều này giúp loại bỏ được vi khuẩn tích tụ ở quy đầu, làm hạn chế quy cơ gây viêm nhiễm.
- Giảm nguy cơ ung thư dương vật: Bao quy đầu dài hay hẹp là nguyên nhân chính gây viêm nhiễm dương vật. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ làm ảnh hưởng đến niệu đạo, gây hoại tử dương vật và dẫn đến ung thư.
- Giảm nguy cơ bị vô sinh ở nam giới: Khi bao quy đầu bị viêm nhiễm sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng tinh trùng, tăng nguy cơ mắc bệnh vô sinh hiếm muộn. Bên cạnh đó, tình trạng viêm nhiễm này có thể lây nhiễm sang cho bạn tình, dẫn đến các bệnh phụ khoa khác.
Các chuyên gia khuyến cáo, việc cắt bao quy đầu không chỉ mang lại nhiều lợi ích cho nam giới mà còn giúp gìn giữ hạnh phúc gia đình. Vì vậy nam giới nên đi cắt bao quy đầu càng sớm càng tốt để bảo vệ sức khỏe sinh sản của chính mình và bạn đời.
Cắt bao quy đầu có đau không? Khi nào cần cắt?
Sau phẫu thuật, thuốc giảm đau sẽ hết dần, vị trí vết cắt sẽ đau và hơi bầm tím. Do đó bạn có thể dùng thêm thuốc giảm đau trong thời gian này. Thông thường sau 3 ngày các tình trạng đau sẽ giảm dần, sau 1 tuần vết thương sẽ lành lại.
Phẫu thuật cắt bao quy đầu là một dạng tiểu phẫu nên nhanh lành. Người bệnh có thể đi vệ sinh sau 6-8 giờ và có thể sinh hoạt như bình thường sau 7-8 ngày. Nếu cơ địa tốt, bệnh nhân có thể phục hồi sớm hơn dự tính.
Các chuyên gia cho biết, nam giới nên thực hiện thủ thuật cắt bao quy đầu trong những trường hợp như sau:
Khi nam giới bị dài bao quy đầu
Dài bao quy đầu là tình trạng bao quy đầu bị dài, phủ kín lên toàn bộ đầu dương vật. Khi đi vệ sinh hoặc quan hệ tình dục, nam giới phải dùng tay để kéo bao quy đầu xuống. Tình trạng này khiến cho bộ phận sinh dục rất dễ bị viêm nhiễm. Nếu không điều trị kịp thời có thể gây viêm bàng quang, viêm bể thận, viêm tuyến tiền liệt,…
Tình trạng dài bao quy đầu cũng khiến nam giới gặp phải hiện tượng xuất tinh hơn. Các chuyên gia cho biết, đầu của dương vật là một bộ phận chứa nhiều dây thần kinh nhạy cảm. Việc bao quy đầu bị bọc kín khiến đầu dương vật bị cọ sát hơn. Vì thế khi có tiếp xúc nhẹ ở vị trí này cũng khiến dương vật bị kích thích gây ra hiện tượng xuất tinh sớm.
Ngoài ra, dài bao quy đầu cũng khiến dương vật khó phát triển, làm mất thẩm mỹ khiến nam giới cảm thấy tự ti. Vì vậy cắt bao quy đầu sẽ giúp bạn giải quyết được tất cả những vấn đề trên.
Nam giới bị hẹp bao quy đầu
Hẹp bao quy đầu là tình trạng bao quy đầu ôm sát đầu dương vật, không thể tự tuột xuống kể cả khi quan hệ tình dục. Nam giới phải dùng tay để tuột quy đầu gây cảm giác khó chịu, đau buốt. Những người bị hẹp bao quy đầu thường gặp phải các hiện tượng như tiểu buốt, tiểu rát, tiểu đau, dễ mắc các bệnh nam khoa, chất lượng đời sống tình dục bị suy giảm.
Nam giới bị nghẹt bao quy đầu
Nam giới bị nghẹt bao quy đầu có biểu hiện sưng đỏ, đau nhức ở bao quy đầu. Tình trạng này có thể là do bẩm sinh hoặc do có thói quen thủ dâm, quan hệ tình dục thô bạo. Nghẹt bao quy đầu dễ dẫn tới nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm, suy giảm chất lượng tình dục, dễ bị vô sinh hiếm muộn thậm chí là ung thư dương vật. Do đó cắt bao quy đầu là cách tốt nhất giúp nam giới khắc phục được tất cả những vấn đề nguy hiểm này.
Phần da bao quy đầu bị viêm nhiễm
Viêm nhiễm bao quy đầu chủ yếu là do bao quy đầu bị hẹp, dài hoặc bị nghẹt. Khi không được vệ sinh cẩn thận, các vi khuẩn tích tụ bên trong bao quy đầu sẽ gây ra các bệnh viêm nhiễm. Tình trạng này kéo dài sẽ dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: Viêm bể thận, viêm đường tiết niệu,… dẫn tới vô sinh ở nam giới.
Các phương pháp chẩn đoán
Người bệnh sẽ được các bác sĩ thực hiện chẩn đoán lâm sàng, cận lâm sàng và chẩn đoán phân biệt.
Chẩn đoán lâm sàng
Người bệnh sẽ được chẩn đoán dựa trên những biểu hiện lâm sàng như sau:
- Lỗ bao quy đầu hẹp, có khi nhỏ chỉ như đầu tăm.
- Không nhìn thấy lỗ tiểu.
- Người bệnh không thể lộn bao quy đầu.
- Quy đầu bị sưng nề
- Có thể tím khi bị nghẹt thời gian dài
- Không lộn bao quy đầu trở lại được.
- Ở rãnh quy đầu và bao quy đầu có vòng xơ gây nghẹt.
- Dương vật bị viêm nhiễm, xuất hiện mùi hôi khó chịu.
- Xuất hiện các u như dạng u bã đậu ở rãnh quy đầu.
Chẩn đoán cận lâm sàng
- Xét nghiệm nước tiểu để xem quy đầu có bị nhiễm trùng hay không.
- Siêu âm để tìm dị tật ở bao quy đầu.
Chẩn đoán phân biệt
- Vùi dương vật: Dương vật bị vùi dưới lớp mỡ trước xương mu kèm hẹp bao quy đầu.
- Thắt nghẽn bao quy đầu: Bao quy đầu bị thắt nghẹn ở khấc quy đầu tạo garô dương vật sau khi tác bao quy đầu ra khỏi quy đầu.
- Dải bao quy đầu: Bao quy đầu dài nhưng không bị hẹp.
Quy trình cắt bao quy đầu
Quy trình cắt bao quy đầu được thực hiện khá nhanh gọn và đơn giản. Thông thường tiểu phẫu này chỉ diễn ra vài phút đến vài chục phút, người bệnh có thể xuất viện luôn trong ngày.
Thăm khám và tư vấn
- Bác sĩ trực tiếp thăm khám, dùng dụng cụ y tế hỗ trợ để đánh giá tình trạng dài/hẹp bao quy đầu, bao quy đầu dính, viêm nhiễm (nếu có),…
- Giải thích cho người bệnh về chỉ định, sự cần thiết của việc cắt bao quy đầu, những lợi ích và rủi ro có thể gặp phải.
- Tư vấn về kỹ thuật áp dụng, cách chăm sóc trước và sau tiểu phẫu.
- Giải đáp mọi thắc mắc của người bệnh/ người nhà người bệnh.
Chuẩn bị trước tiểu phẫu
- Xét nghiệm tiền phẫu: Xét nghiệm máu, nước tiểu, tầm soát các bệnh lý tiềm ẩn (viêm gan, rối loạn đông máu,…), đảm bảo điều kiện sức khỏe để thực hiện tiểu phẫu an toàn.
- Nhịn ăn: Yêu cầu nhịn ăn uống trước tiểu phẫu theo thời gian hướng dẫn (thường 6-8 tiếng) nhằm giảm thiểu các phản ứng do gây mê, gây tê (nếu buồn nôn, nôn, dễ gây sặc).
- Vệ sinh: Người bệnh cạo lông vùng mu, tắm rửa và thay quần áo sạch sẽ do cơ sở y tế cung cấp.
- Chuẩn bị tâm lý: Bác sĩ hoặc điều dưỡng trò chuyện để giúp người bệnh giảm bớt căng thẳng, lo lắng.
Gây tê
- Thông thường, cắt bao quy đầu thực hiện gây tê tại chỗ bằng cách tiêm thuốc tê xung quanh gốc dương vật.
- Trong một số trường hợp đặc biệt (trẻ em, người lo lắng quá mức,…) có thể cân nhắc gây mê toàn thân.
- Sau khi thuốc tê phát huy tác dụng (thường sau khoảng 15 phút), người bệnh sẽ không còn cảm thấy đau ở vùng tiểu phẫu.
Tiến hành tiểu phẫu
- Xác định vị trí cắt: Bác sĩ dùng kẹp y tế đánh dấu phần da bao quy đầu cần loại bỏ.
- Tiến hành cắt: Tùy vào kỹ thuật áp dụng, bác sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ chuyên khoa như kéo y tế, dao điện, hoặc dụng cụ cắt bao quy đầu tự động,… để loại bỏ phần da thừa đã được xác định.
- Cầm máu: Kiểm soát chảy máu tại các vị trí cắt.
- Khâu vết mổ: Sử dụng chỉ tự tiêu để khâu kín và tạo tính thẩm mỹ cho vùng tiểu phẫu.
- Băng vết thương: Băng ép nhẹ nhàng giúp giảm chảy máu và bảo vệ vết mổ khỏi tác động từ môi trường.
Một số kỹ thuật cắt bao quy đầu phổ biến:
- Cắt bao quy đầu truyền thống
- Cắt bao quy đầu bằng máy khâu tự động (Stapler)
- Cắt bao quy đầu bằng công nghệ xâm lấn tối thiểu Hàn Quốc
Điều trị sau phẫu thuật
Thủ thuật cắt bỏ bao quy đầu được thực hiện nhanh chóng đơn giản. Sau khi phẫu thuật xong, người bệnh sẽ được bác sĩ kê toa thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau và được xuất viện luôn trong ngày. Để đảm bảo an toàn, người bệnh cần đến trạm y tế địa phương để được thay băng hàng ngày.
Chăm sóc sau cắt bao quy đầu
Việc chăm sóc đúng cách sau cắt bao quy đầu đóng vai trò quyết định đối với quá trình hồi phục, giúp hạn chế nguy cơ biến chứng. Người bệnh cần lưu ý:
Giữ gìn vệ sinh vết mổ
- Thay băng: Trong vài ngày đầu, cần thay băng gạc thường xuyên theo hướng dẫn của bác sĩ (thường từ 1-2 lần/ngày). Thao tác thay băng cần nhẹ nhàng, sử dụng gạc y tế sạch hoặc bông tẩm nước muối sinh lý để làm mềm và vệ sinh vết mổ, tránh gây tổn thương.
- Tắm rửa: Sau khoảng 24-48 giờ có thể tắm nhanh bằng nước ấm sạch. Không ngâm lâu trong bồn tắm. Dùng khăn mềm thấm khô vùng vết thương, tránh chà xát.
- Bôi thuốc (nếu có): Nếu bác sĩ chỉ định dùng thuốc mỡ kháng sinh, cần bôi đúng liều lượng và thời gian.
Nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế vận động
- Nghỉ ngơi vài ngày đầu sau tiểu phẫu, tránh hoạt động gắng sức hoặc làm việc nặng.
- Không quan hệ tình dục hay thủ dâm cho đến khi vết thương lành hẳn (thường 4-6 tuần sau phẫu thuật). Tránh cương cứng bất ngờ, không xem phim ảnh khêu gợi .
- Hạn chế đi xe máy, xe đạp, ngồi lâu một chỗ.
Giảm đau và khó chịu
- Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn (paracetamol, ibuprofen,…) theo đúng liều lượng và thời gian bác sĩ hướng dẫn.
- Chườm lạnh (đá bọc trong khăn sạch) lên vùng bẹn để giúp giảm sưng đau những ngày đầu sau phẫu thuật
- Mặc quần rộng rãi, thoải mái.
Chế độ dinh dưỡng
- Uống nhiều nước để cơ thể đào thải tốt
- Ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, giàu dinh dưỡng giúp tăng cường sức đề kháng, thúc đẩy vết thương mau lành: rau xanh, trái cây, thịt trắng, sữa chua,…
- Hạn chế các thực phẩm sau trong giai đoạn hồi phục: Đồ ăn cay nóng, nhiều gia vị, chất kích thích, đồ ăn dễ gây sẹo lồi.
Theo dõi và tái khám
Sau khi tiến hành phẫu thuật, người bệnh cần theo dõi sức khỏe và tới tái khám thường xuyên để đánh giá kết quả và phòng ngừa biến chứng.
Theo dõi và điều trị biến chứng
Sau khi cắt bao quy đầu, người bệnh có thể gặp phải một số biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe. Dưới đây là một số biến chứng và cách khắc phục.
- Chảy máu: Cần tiến hành cầm máu bằng cách sử dụng băng ép, đốt điện, khâu cầm máu.
- Phù nề, máu tụ: Cần chườm ấm, thoát dịch hoặc thoát máu tụ.
- Nhiễm trùng: Thay băng và sử dụng thuốc kháng sinh.
- Thiếu da do cắt bỏ quá nhiều da ở bao quy đầu: Cần được ghép da.
- Tổn thương quy đầu và một phần dương vật do kẹp bao quy đầu không chính xác: Cần tạo hình lại quy đầu, dương vật.
- Dính bao quy đầu sau cắt: Tách dính hoặc cắt lại bao quy đầu.
- Thắt nghẽn bao quy đầu: Cần làm giảm phù nề hoặc cắt vòng thắt.
- Sẹo xấu: Có thể cắt sẹo để tạo hình lại cho bao quy đầu.
- Hẹp lỗ tiểu: Cần phẫu thuật mở rộng lỗ tiểu.
- Rò niệu đạo: Cần khắc phục bằng cách vá rò.
Tới tái khám
Người bệnh cần tới tái khám định kỳ 1-2 tuần, 1-2 tháng sau phẫu thuật để đánh giá kết quả và đề ra hướng điều trị tiếp theo.
Cắt bao quy đầu là một việc làm cần thiết đối với nam giới, giúp bảo vệ sức khỏe đồng thời nâng cao chất lượng tình dục. Mặc dù đây là một vấn đề nhạy cảm nhưng nếu phát hiện dương vật có những dấu hiệu bất thường, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!