Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh
Giới thiệu
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh là một bệnh viện chuyên điều trị các bệnh liên quan đến truyền nhiễm và phòng chống dịch. Với lịch sử hình thành và phát triển lâu dài, bệnh viện đã và đang trở thành địa chỉ khám chữa bệnh tin cậy của nhiều người dân trong và cả ngoài thành phố.
Giới thiệu về bệnh viện Bệnh Nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh
Là một trong những bệnh viện lớn tại thành phố Hồ Chí Minh, những thông tin mà chúng tôi cung cấp ngay sau đây sẽ giúp cho các bạn hiểu rõ hơn về quá trình hình thành và phát triển, quy trình thăm khám cũng như là chi phí chữa trị tại bệnh viện Bệnh Nhiệt đới.
Lịch sử hình thành và phát triển
Được xây dựng từ năm 1862, bệnh viện Bệnh Nhiệt đới có tên cũ là bệnh viện Chợ Quán, được xây dựng trên nền cũ trạm cứu thương của thực dân Pháp khi tiến hành tấn công đồn Kỳ Hòa vào năm 1861. Từ khi thành lập cho đến nay, quá trình hình thành và phát triển của bệnh viện được chia thành 2 giai đoạn lớn, cụ thể như sau:
♦ Giai đoạn 1: Từ năm 1862 - 30/4/1975:
- Từ năm 1862 - 1875: Đảm nhận vai trò chữa trị cho các bệnh nhân mắc các bệnh hoa liễu và những người tù bị bệnh. Giai đoạn này bệnh viện có hơn 110 giường bệnh dành cho người bệnh là tù nhân và 10 giường bệnh dành cho những bệnh nhân mắc bệnh hoa liễu.
- Từ 1876 - 1904: Được trùng tu sửa chữa và xây dựng thêm. Lúc này, bệnh viện được bổ sung thêm 6 phòng bệnh bao gồm phòng phẫu thuật, phòng bệnh phẫu thuật và phòng sinh.
- Năm 1901: Mở lớp đào tạo nam y tá đầu tiên trong cả nước.
- Năm 1904 - 1907: Có thêm khu điều trị bệnh tâm thần. Trung tâm Huấn luyện y khoa của bệnh viện cũng ra đời trong giai đoạn này.
- Từ năm 1954 -1957: Bệnh viện được giao cho quân đội và 2/3 cơ sở vật chất được sử dụng để chữa trị bệnh lao cho quân lính. Giai đoạn này bệnh viện được đổi tên thành Viện bài lao Ngô Quyền.
- Năm 1957: Quân đội trả bệnh viện lại cho dân sự, tiếp tục điều trị các bệnh truyền nhiễm, tâm thần, phong và bắt đầu nhận sinh viên thực tập khoa tâm thần.
- Năm 1972: Xây dựng khu nhà chính của bệnh viện gồm 6 tầng, trên diện tích 12.126 m2 với sự tài trợ của Hàn Quốc.
- Vào ngày 02/3/1974: Khánh thành công trình mới và lấy tên mới là Trung tâm Y khoa - Hàn Việt. Cho đến thời điểm này, cùng với cơ sở cũ, bệnh viện có khoảng 550 giường bệnh và có 4 phòng của khu phẫu thuật được trang bị các kỹ thuật hiện đại. Chính nhờ cơ sở vật chất được trang bị hiện đại, lúc này bệnh viện trở thành Trung tâm Y tế toàn khoa mới và tối tân nhất của nước ta lúc bấy giờ.
♦ Giai đoạn 2: Từ sau năm 1975 - nay:
- Tháng 5/ 1975: Ban Y tế xã hội miền Nam thuộc Ủy ban Quân quản miền Nam tiếp nhận và quản lý, lấy tên cũ là bệnh viện Chợ Quán.
- Tháng 9/ 1975: Trung tâm chữa trị tâm thần của bệnh viện được giao về cho bệnh viện Tâm Trí Biên Hòa. Đến tháng 8/ 1976, nó được Sở y tế thành phố tiếp nhận và biến nó thành một cơ sở y tế riêng biệt lấy tên là Trung tâm sức khỏe tâm thần (nay là bệnh viện tâm thần).
- Tháng 8/ 1988: Khu chữa bệnh phong được chuyển về Bệnh viện Da liễu thành phố.
- Tháng 8/ 1979: Bệnh viện đảm nhiệm trọng trách là bệnh viện chuyên chữa trị các bệnh truyền nhiễm, phòng chống dịch bệnh, đào tạo chuyên khoa cho thành phố theo quyết định số 903/BYT - QĐ của Bộ Y tế.
- Tháng 9/ 1989: Ủy ban nhân dân của thành phố đã ký quyết định số 511/QĐ-UB đổi tên bệnh viện thành Trung tâm bệnh Nhiệt đới trực thuộc Sở y tế của thành phố Hồ Chí Minh.
- Ngày 10/ 10/ 1996: Được xếp hạng loại I chuyên khoa sâu về bệnh truyền nhiễm của thành phố và toàn khu vực miền Nam.
- Ngày 19/ 8/ 2002: UBND thành phố ký quyết định số 3397/QĐ-UB, đổi tên bệnh viện thành Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới và trở thành địa chỉ điều trị và phòng chống các bệnh truyền nhiễm tại thành phố Hồ Chí Minh cho đến ngày nay.
Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi
♦ Khoa khám bệnh:
- Bác sĩ. CK1. Mai Xuân Thông.
- Bác sĩ. CK2. Trần Quốc Tấn.
♦ Khoa khám bệnh theo yêu cầu:
- Bác sĩ. CK2. Lê Thanh Phương.
+ Khoa truyền nhiễm A: Đảm nhiệm vai trò chữa trị các bệnh viêm gan, xơ gan, tiêu chảy, các bệnh tả, nhiễm ký sinh trùng và các bệnh theo yêu cầu có các bác sĩ sau:
- Ths. Bác sĩ Đào Bách Khoa.
- Ths. Bác sĩ Phan Vĩnh Thọ.
+ Khoa truyền nhiễm B: Chuyên điều trị Thương hàn, sốt trên 1 tuần, nhiễm trùng huyết, viêm hạch, dịch hạch, nhiễm bệnh Leptospira.
- Ths. Bác sĩ Lê Bửu Châu.
- Bác sĩ. CK1. Hồ Thị Lựu.
+ Khoa truyền nhiễm C: Điều trị các bệnh viêm não, viêm màng não. nhiễm siêu vi ở nữ, viêm phổi, viêm phế quản, sốt xuất huyết ở nữ.
- Ths. Bác sĩ Lương Thị Huệ Tài.
- Ths. Bác sĩ Nguyễn Thị Cẩm Hường.
+ Khoa truyền nhiễm D: Chữa trị sốt rét, sốt xuất huyết ở nam, bệnh dại, mắc các phản ứng khi sử dụng thuốc ngừa dại, nhiễm siêu vi ở nam, cúm, uốn ván hồi phục, SARS.
- Bác sĩ. CK2. Nguyễn Thanh Phong.
- Bác sĩ. CK1. Trần Thị Đông Viên.
+ Khoa nhiễm E: Chẩn đoán và điều trị HIV/ AIDS.
- Ths. Bác sĩ Võ Triều Lý.
- Bác sĩ. CK2. Nguyễn Lê Như Tùng.
+ Khoa nhi A: Điều trị sốt xuất huyết, bị nhiễm siêu vi.
- Bác sĩ. CK2. Trần Vĩnh Điệt.
- Bác sĩ. CK2. Cao Thị Tâm.
+ Khoa nhi B: Chữa tiêu chảy, thương hàn, sốt trên 1 tuần, nhiễm trùng huyết, bị nhiễm ký sinh trùng.
- Bác sĩ. CK1. Lê Thị Mỹ Linh.
- Ths. Bác sĩ. Phạm Thị Hải Yến.
+ Khoa nhi C: Điều trị các bệnh nhiễm trùng thần kinh Trung ương, liệt mềm cấp, viêm phổi, dịch hạch, nhiễm trùng đường hô hấp, các bệnh tay - chân - miệng, viêm hạch...
- Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Ngọc.
- Bác sĩ. CK1. Lư Lan Vi.
+ Khoa nhi D: Chuyên chữa bệnh bạch cầu, viêm họng, nhiễm siêu vi hô hấp.
- Bác sĩ. CK1. Lại Thị Công Thành.
- Bác sĩ. CK2. Trần Thị Như Thúy.
+ Khoa nội A: Điều trị các bệnh nội khoa, viêm họng, quai bị, bệnh bạch cầu, sởi, bệnh rubella, thủy đậu, ho gà, nhiễm siêu vi.
- Bác sĩ. CK1. Nguyễn Hồng Loan..
- Bác sĩ. CK2. Huỳnh Thị Thúy Hoa.
+ Khoa nội B: Chữa bệnh nội khoa, nhiễm trùng ở các đối tượng có bệnh nền nội khoa đi kèm.
- Bác sĩ. CK1. Nguyễn Thị Hồng Loan.
- Ths. Bác sĩ. Nguyễn Thị Tuyết Mai.
Nhiệm vụ
- Bệnh viện thực hiện vai trò thăm khám, chữa trị các bệnh nhiễm trùng và truyền nhiễm.
- Có chức năng phối hợp với các trường đại học, Trung học y tế, các viện để thực hiện đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ Y khoa.
- Nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ của nền Y học, không ngừng nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ.
- Tiến hành hợp tác nghiên cứu khoa học với các tổ chức, cá nhân ở cả trong và ngoài nước trong thăm khám và chữa trị các bệnh truyền nhiễm.
- Phòng và chữa trị các bệnh truyền nhiễm.
- Chỉ đạo trong việc thực hiện các biện pháp ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm trong toàn thành phố.
Thành tựu
Trải qua 150 năm hình thành và phát triển, bệnh viện Bệnh Nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được những thành tựu to lớn và được tặng thưởng nhiều danh hiệu cáo quý:
- Ngoài nhiệm vụ thăm khám và chữa bệnh, bệnh viện còn là Trung tâm nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng, trở thành tuyến tiên phong trong sứ mệnh phòng chống dịch bệnh.
- Năm 201, bệnh viện được trao huân chương Lao động hạng I.
- Đối phó thành công với nhiều dịch bệnh nguy hiểm như sởi, sốt phát ban, liên cầu lợn, cúm A/H5N1, cúm A/H1N1...
- Tham mưu cho Bộ Y tế xây dựng các phương án phòng ngừa, cập nhật các phác đồ chữa trị nhiều chứng bệnh truyền nhiễm để áp dụng cho các bệnh viện khác trong cả nước.
- Hàng năm, bệnh viện nghiên cứu và áp dụng thành công từ 5 - 8 kỹ thuật mới, đặc biệt sự ra đời của kỹ thuật ECMO (kỹ thuật trao đổi khí oxy qua màng ngoài cơ thể) đã mở ra nhiều phương thức điều trị mới cho nhiều bệnh nhân.b
Bên cạnh đó, bệnh viện còn dành được các giải thưởng, bằng khen, các huân chương cao quý khác. Đây là những thành tích vô cùng xứng đáng để ghi công cho những đóng góp của bệnh viện khi cống hiến hết mình cho sự nghiệp khám - chữa bệnh.
Quy trình thăm khám tại bệnh viện Bệnh Nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh
♦ Khám bệnh có BHYT:
- Bước 1: Đến khoa khám bệnh để lấy số thứ tự, ghi đầy đủ thông tin bản thân và đăng ký khám bệnh.
- Bước 2: Nộp phiếu vào quầy tiếp nhận người bệnh, đóng chi phí thăm khám và nhận số thứ tự phòng khám.
- Bước 3: Di chuyển đến phòng khám được ghi trong phiếu, chờ đọc đến số thứ tự.
Lưu ý khi đi thăm khám bạn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết như bản chính và bản photo thẻ BHYT, CMND, giấy chuyển tuyến...
♦ Khám dịch vụ:
- Bước 1: Đến bàn thông tin lấy phiếu đăng ký và ghi đầy đủ các thông tin cần thiết.
- Bước 2: Nộp phiếu ở quầy tiếp nhận bệnh nhân, đóng trước 100.000 vnđ tiền phí và chờ lấy số thứ tự.
- Bước 3: Di chuyển đến phòng khám được chỉ định và chờ đọc đến số thự tự khám.
Những thông tin mà chúng tôi cung cấp trên đây chỉ mang tính chất tham khảo.
Chi phí xét nghiệm tại bệnh viện Bệnh Nhiệt đới
Bảng giá dịch vụ tại bệnh viện Bệnh Nhiệt đới được quy định như sau:
- Bảng giá khám chữa bệnh theo yêu cầu được cập nhật vào 01/ 1/ 2018.
- Bảng giá viện phí tại bệnh viện nhiệt đới quy định theo Thông tư 02, cập nhật vào 01/ 10/ 2017.
- Bảng giá xét nghiệm có BHYT theo thông tư 15, cập nhật ngày 15/7/ 2018.
- Bảng giá Vật tư Y tế năm 2018.
- Bảng giá thuốc - nội viện được cập nhật năm 2018.
Thời gian làm việc tại bệnh viện Bệnh Nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh
♦ Thời gian khám bệnh:
- Từ 7h30 - 16h00 hàng ngày.
- Trực, hồi sức cấp cứu 24/ 24 giờ hàng ngày, kể cả ngày lễ và chủ nhật.
♦ Thời gian thăm bệnh tại các khoa thường:
- Sáng: Từ 6h00 - 7h30.
- Trưa: Từ 10h00 - 13h00.
- Chiều tối: Từ 16h00 - 21h00.
- Thứ 7, chủ nhật và ngày lễ: Từ 6h00 - 21h00.
Thông tin liên hệ
- Địa chỉ: Số 764 đường Võ Văn Kiệt - phường 1 - quận 5 - thành phố Hồ Chí Minh.
- Điện thoại: 84 28 3923 8704 hoặc 84 28 3923 5804.
- Hotline: 1900 7297
- Số fax: 84 28 3923 6943.
- Địa chỉ Email: bv.bnhietdoi@tphcm.gov.vn
Các tuyến xe buýt đi qua bệnh viện Bệnh nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh
- Tuyến 39: Bến Thành - Võ Văn Kiệt - Bến xe miền Tây.
- Tuyến 04 - 39: Xuất phát từ công viên Hoàng Văn Thụ.
- Tuyến 105 - 53 - 39: Xuất phát từ Metro An Phú.
- Tuyến 45 - 39: Xuất phát từ Đại học Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh.
- Tuyến 01 - 03: Xuất phát từ Bến xe ngã tư ga.
- Tuyến 29 - 88 - 39: Xuất phát từ Phà Cát Lái (quận 2).
>> Bấm xem sơ đồ đường đi tới bệnh viện Bệnh Nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!