Tìm hiểu về quy trình khám bệnh tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch

Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch

Cập nhật lúc 16:28 - 04/06/2024
5/5 - (1 bình chọn)

information Giới thiệu

Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch là một bệnh viện hạng I chuyên điều trị các bệnh Lao - Phổi, thuộc sự quản lý của Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh. Với đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu y đức cùng với việc đang trang bị các trang thiết bị hiện đại, đây chính là một trong những địa chỉ khám chữa bệnh uy tín của người dân trong toàn thành phố và cả các tỉnh lân cận. 

Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch chuyên điều trị các bệnh Lao - Phổi
Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch chuyên điều trị các bệnh Lao - Phổi

I/ Giới thiệu chung về bệnh viện Phạm Ngọc Thạch

Là một trong những bệnh viện lớn tại thành phố Hồ Chí Minh, Phạm Ngọc Thạch là bệnh viện chuyên điều trị các bệnh Lao - Phổi. Những thông tin mà chúng tôi cung cấp dưới đây sẽ giúp các bạn nắm rõ được quá trình phát triển, thời gian làm việc, quy trình thăm khám và nhiều thông tin khác nữa của bệnh viện này.

1. Lịch sử phát triển

Quá trình hình thành và phát triển của bệnh viện Phạm Ngọc Thạch được đánh dấu thông qua các mốc thời gian và sự kiện như sau:

♦ Giai đoạn 1977 - 1986: 

Đây là thời kỳ mà Bộ Y tế giao toàn bộ cơ sở vật chất cho UBND thành phố Hồ Chí Minh, hoạt động dưới sự quản lý của Sở Y tế.

Trong những năm đầu thành lập, nhiệm vụ phòng chống bệnh Lao của toàn thành phố được giao cho Trạm Lao thành phố đảm nhận. Giữ chức vụ trưởng trạm là bác sĩ Lê Quang Quới và Trần Xuân Thu.

Từ khi đổi mới (1986) bên cạnh việc thăm khám và chữa trị, bệnh viện còn phải đảm nhiệm trọng trách đề ra các biện pháp ngăn chặn bệnh Lao ở nhiều địa phương khác thuộc khu vực B2. Chỉ đạo tuyến và phụ trách thực hiện công tác này là Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Duy Tín.

♦ Giai đoạn 1987 - 1997: 

Đến năm 1987, theo quyết định số 85/QĐ-UB của UBND thành phố Hồ Chí Minh được ban hành vào ngày 31/3/1987, trạm Lao được sáp nhập vào bệnh viện Phạm Ngọc Thạch. Từ đây nó được gọi bằng cái tên "Trung tâm Lao và bệnh Phổi Phạm Ngọc Thạch" và hoạt động dưới sự giám sát của Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh.

Năm 1989, chương trình hóa trị liệu được triển khai tại thành phố và các tỉnh B2.

Tháng 12/ 1995, thành lập chương trình Chống Lao quốc gia, các bệnh nhân bệnh lao đều được thăm khám, chẩn đoán và điều trị ngay tại tuyến quận huyện, phường xã.

Ngày 10/10/1996, bệnh viện Phạm Ngọc Thạch được xếp hạng I.

Tháng 3/1997: Quyết định thành lập các trung tâm chuyên sâu tại thành phố Hồ Chí Minh được ban hành và bệnh viện Phạm Ngọc Thạch là một thành viên.

♦ Giai đoạn 1998 - 2007: 

Trong giai đoạn này, bệnh viện tiếp tục hoạt động và dốc sức để xây dựng các mũi nhọn chuyên sâu và thực hiện 7 sứ mệnh của một bệnh viện hạng I.

♦ Giai đoạn 2008 - 2017: 

Trong giai đoạn này, bệnh viện tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ và chức năng đã được đề ra trong giai đoạn trước.

2. Các chuyên khoa

Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch có sức chứa hơn 929 giường bệnh với 9 phòng chức năng, 3 khoa. Các chuyên khoa của bệnh viện được phân bố cụ thể như sau:

♦ Khoa lâm sàng: 

  • Khu A - khu bệnh Phổi: Bao gồm các khoa: A3, A4, A5, A6. Gồm 212 giường bệnh.
  • Khu B - khu bệnh Lao: Bao gồm các khoa B1, B2, B3, B4. Có 191 giường bệnh.
  • Khu C - khu bệnh Phổi: Gồm các khoa C4, C5, C6 với quy mô 78 giường bệnh.
  • Khoa điều trị chuyên biệt: Gồm 24 giường bệnh.

♦ Khoa cận lâm sàng: 

  • Khoa chẩn đoán hình ảnh.
  • Khoa vi sinh.
  • Khoa giải phẫu bệnh.
  • Khoa sinh hóa - Huyết học - Miễn dịch.

♦ Khoa hỗ trợ lâm sàng: 

  •  Khoa Dinh dưỡng - Tiết chế.
  • Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn.
  • Khoa Dược.

3. Nhiệm vụ

  • Tiếp nhận, chẩn đoán và chữa trị cho các bệnh nhân mắc các bệnh hô hấp không do do lao và do lao.
  • Phụ trách chỉ đạo tuyến trong lĩnh vực khám chữa các bệnh liên quan đến Lao - Phổi cho các tỉnh miền Nam.
  • Tiếp nhận tất cả các bệnh nhân cần phải cấp cứu.
  • Đào tạo cán bộ y tế.
  • Thực hiện nghiên cứu các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Sở, cấp Bộ về phát triển các kỹ thuật mới, nghiên cứu dịch tễ học ứng dụng, tham gia Điều tra các thông tin về bệnh Lao kháng thuốc.
  • Chỉ đạo tuyến dưới về công tác khám chữa bệnh, triển khai các chương trình hướng về cộng đồng - xã hội.
  • Hợp tác quốc tế.
  • Quản lý kinh tế.

4. Khen thưởng

  • Năm 2002: Được trao Huân chương Lao động hạng 3.
  • Năm 2006: Được tặng Huân chương  Lao động hạng 2.
  • Năm 2009: Thủ tướng chính phủ trao tặng bằng khen, được Bộ Y tế tặng Cờ thi đua Xuất sắc.
  • Năm 2017: Nhận bằng khen của Bộ Y tế trong công tác phòng chống bệnh HIV/ AIDS, bằng khen về thực hiện Đề án 1816 giai đoạn 2008  - 2010.
  • Đạt danh hiệu "Bệnh viện xuất sắc toàn diện trong 8 năm liên tiếp".

Ngoài ra, bệnh viện còn đạt được nhiều thành tựu khác trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, khám chữa bệnh.

II/ Quy trình khám bệnh tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch

Tìm hiểu về quy trình khám bệnh tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch
Tìm hiểu về quy trình khám bệnh tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch

♦ Khám thường: 

  • Bước 1: Vào bằng cổng số 2, tới quầy ngay cửa và mua sổ bệnh rồi điền thông tin đầy đủ vào sổ.
  • Bước 2: Chuẩn bị 17.000 vnđ để đóng cho quầy thu ngân và lấy số phòng khám.
  • Bước 3: Đến phòng khám và chờ được gọi tên.
  • Bước 4: Sau khi được thăm khám, bạn cần đến quầy thuốc để mua thuốc theo đơn của bác sĩ đã kê hoặc phải nhập viện nếu bác sĩ yêu cầu.

♦ Khám có thẻ BHYT: 

  • Bước 1: Vào cổng số 2, tới quầy, mua sổ khám bệnh và điền đầy đủ thông tin vào.
  • Bước 2: Chuẩn bị các giấy tờ sau: Bản chính thẻ BHYT, 4 bản sao BHYT, giấy chuyển tuyến (nếu có). Sau đó đến quầy thu ngân ở cửa số 1, đóng 17.000 vnđ tiền khám và lấy số phòng khám.
  • Bước 3: Tới phòng khám và chờ đến lượt.
  • Bước 4: Sau khi thăm khám, đến quầy thuốc để mua thuốc theo đơn hoặc cần phải nhập viện nếu có sự chỉ định.

♦ Khám dịch vụ: 

  • Bước 1: Vào bằng cổng số 2, đến quầy để mua sổ khám bệnh và cần phải điền đầy đủ thông tin vào sổ.
  • Bước 2: Chuẩn bị 12.000 vnđ để đóng cho quầy thu ngân và nhận số phòng khám.
  • Bước 3: Di chuyển đến phòng khám được ghi trên phiếu và chờ đến lượt.
  • Bước 4: Sau khi được thăm khám,ra quầy thuốc để mua thuốc hoặc cần phải nhập viện nếu có sự chỉ định của bác sĩ.

III/ Chi phí khám bệnh tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch

  • Khám thường: 17.000 vnđ/ lượt.
  • Khám dịch vụ: 120.000 vnđ/ lượt.
  • Với trường hợp khám dịch vụ có sự yêu cầu bác sĩ: 150.000 vnđ/ lượt.

Trên đây là thông tin mang tính chất tham khảo, vì chi phí khám bệnh có thể thay đổi mà không báo trước. Để nắm rõ hơn các thông tin về vấn đề này, bạn có thể tham khảo tại đây.

IV/ Lịch làm việc

+ Từ thứ 2 - thứ 6:

  • Sáng từ 7h30 - 11h30.
  • Chiều 13h00 - 16h00.

+ Thứ 7 và các ngày nghỉ bù:

  • Làm việc từ 7h00 - 15h00: Tại phòng khám ngoài giờ.
  • Sau 15h00: Được khám tại khoa cấp cứu ngoại chẩn.

+ Chủ nhật:

  • Từ 7h00 - 11h00: Tại phòng khám ngoài giờ.
  • Sau 11h00: Khám tại khoa cấp cứu ngoại chẩn.

+ Giờ thăm bệnh:

Giờ thăm bệnh tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch được chia thành 3 ca, quy định cụ thể như sau:

  • Buổi sáng: Từ 5h30 - 7h30.
  • Buổi trưa: Từ 10h30 - 13h30.
  • Buổi chiều: Từ 15h30 - 20h30.

V/ Thông tin liên hệ

  • Địa chỉ: Số 120 đường Hồng Bàng - phường 12 - quận 5 - thành phố Hồ Chí Minh.
  • Điện thoại:  028 3855 0207 - 028 3855 0207.
  • Email: bvpnt.org.vn@gmail.com
  • Website: bvpnt.org.vn.

Các thông tin mà chúng tôi cung cấp trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để nắm được chính xác các thông tin về chi phí và dịch vụ thăm khám, bạn hãy liên hệ với các nhân viên y tế của bệnh viện.

>> Bấm xem sơ đồ đường đi tới bệnh viện Phạm Ngọc Thạch thành phố Hồ Chí Minh:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

information Dịch vụ nổi bật

doctor Chuyên gia


image Hình ảnh cơ sở

map Bản đồ

Cơ sở liên quan