Từ lâu người dân khắp nơi đã truyền nhau bí quyết dùng rễ cau chữa bệnh liệt dương. Mỗi địa phương lại có những cách làm khác nhau và đều được cho là hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ giúp quý ông nắm được tác dụng, cách ngâm rượu từ loại rễ cây này đúng chuẩn.
Rễ cau có tác dụng gì? Chữa liệt dương được không?
Cây cau (tên khác là tân lang, nhân lang), thường mọc nhiều ở châu Á và Đông Phi. Loài cây này có thể cao tới 20m nhưng đường kính thân cây chỉ khoảng 20 - 30cm. Lá cây mọc dài khoảng 1,5m và có dạng giống như lông chim (có nhiều lá chét). Hoa cau màu vàng trắng, quả màu xanh, mọc thành buồng.
Rễ cau (phần lấy làm thuốc) còn được gọi là rễ cau treo hoặc rễ cau nổi, tức là phần rễ nổi trên mặt đất, có màu vàng trắng hoặc hơi nâu.
Theo các ghi chép cổ truyền, rễ cây này có vị cay hơi đắng, tính ấm. Người ta dùng chúng để trị các bệnh về sinh lý. Ngoài ra, vị thuốc này cũng được dùng để tẩy giun sán, ăn không tiêu, đầy bụng, kiết lỵ, phù thũng hay trị mụn ngoài da.
Y học hiện đại cũng đã tiến hành nghiên cứu trên rễ cau và tìm ra trong dược liệu này có một hoạt chất tên là Ancaloit. Thành phần này chính là yếu tố có tác dụng điều trị tình trạng “bất lực” cho nam giới.
Hoạt chất Ancaloit trong rễ tác động đến hệ thần kinh, từ đó, não bộ điều khiển cơ thể tăng lưu thông máu đến các cơ quan, gồm cả “cậu nhỏ”. Nhờ đó, dương vật được cương cứng, không còn liệt dương.
Ancaloit có nhiều ở phần rễ trồi trên mặt đất, vì vậy, người ta chỉ lấy phần này để trị bệnh liệt dương.
Các cách chữa liệt dương bằng rễ cau
Rễ cau có thể dùng để trị bệnh liệt dương theo nhiều cách. Dưới đây là 4 cách làm phổ biến và chi tiết các bước thực hiện.
1. Ngâm rượu trị liệt dương
Rất nhiều quý ông không may có “cậu nhỏ” bị “liệt” đã chọn cách ngâm cho mình một bình rượu từ rễ cây này để dùng dần. Công dụng của rễ cau không chỉ giúp cải thiện chứng liệt dương mà còn cải thiện hầu hết các vấn đề về sinh lý nam. Cách ngâm rượu rễ cau tươi chuẩn vị thuốc chữa liệt dương như sau:
Chuẩn bị
- Rễ cau tươi: Khoảng 1kg (phần rễ nổi).
- Rượu gạo: 4 lít (nên chọn rượu khoảng 40 độ).
- Bình thủy tinh to.
Tiến hành:
- Loại bỏ hết bụi bẩn, tạp chất có thể còn dính trên rễ bằng cách rửa dưới vòi nước.
- Dùng dao hoặc kéo sắc cắt ngắn các rễ ra thành những mẩu nhỏ chỉ khoảng 2 đốt ngón tay.
- Bổ đôi các mẩu rễ cau theo chiều dọc.
- Cho rễ vào bình thủy tinh rồi đổ 4 lít rượu trắng vào rồi bịt nắp thật kín.
- Chọn vị trí thoáng mát và khô ráo để bảo quản bình rượu trong khoảng 1 tháng.
- Sau khi ngâm rượu 1 tháng thì bạn lấy ra sử dụng. Nên uống rượu rễ cau vào các bữa ăn trưa và tối. Mỗi lần chỉ lấy một chén nhỏ, không nên uống nhiều, tránh làm ảnh hưởng đến gan, thận.
2. Bài thuốc độc vị
Nếu không có thời gian ngâm rượu rễ cau, bạn cũng có thể chữa liệt dương bằng dược liệu này theo cách khác.
Chuẩn bị
- Rễ cau non: khoảng 30 gram.
- Nước lạnh: 400ml.
- Nồi đất, chảo gang, dao thái.
Tiến hành
- Làm sạch phần rễ đã chuẩn bị bằng cách rửa nhiều lần với nước, sau đó để ráo.
- Khi rễ cây đã hết nước đọng ở ngoài thì đem thái thành sợi nhỏ và cho vào chảo gang, sao vàng lên.
- Cho 400ml nước lạnh vào nồi đất, đổ rễ sao vàng vào cùng rồi đun với lửa nhỏ.
- Khi nước cạn đi một nửa thì tắt bếp rồi chia thành 2 phần để uống vào sáng và tối.
- Nên uống nước rễ cau ấm để phát huy tối đa hiệu quả chữa liệt dương. Đồng thời, cần tiến hành cách làm này nhiều ngày liên tục cho đến khi khả năng cương dương tốt hẳn.
3. Dùng với lá trầu không
Một cách chữa liệt dương khác bằng rễ cau là kết hợp với lá trầu không. Cách làm này sẽ nâng cao hiệu quả của thuốc một phần.
Chuẩn bị
- Rễ cau non: Khoảng 10 gram (chọn phần nổi trên mặt đất).
- Lá trầu: 1 nắm lá tươi, không quá già cũng không quá non.
- Nước lạnh: 400ml.
- Chảo gang, nồi đất...
Tiến hành
- Rửa sạch rễ và lá trầu không nhiều lần rồi để khô. Có thể ngâm với một chút muối loãng để loại bỏ vi khuẩn, tạp chất.
- Thái lá trầu và rễ non thành sợi mỏng nhỏ rồi đem phơi dưới ánh nắng mặt trời hoặc sao khô.
- Sau đó cho hai vị thuốc đó vào nồi đất, đun cùng 400ml nước lạnh. Nên đun ở lửa nhỏ liu diu cho đến khi nước cạn đi 3/4.
- Chắt lấy phần nước hỗn hợp lá trầu rễ cây này uống khi còn ấm.
4. Cách chữa liệt dương bằng rễ cau mọc ngược và các loại thảo dược
Để phát huy tối đa tác dụng của bài thuốc, nhiều người còn kết hợp rễ cau với các thảo dược để trị bệnh liệt dương.
Chuẩn bị
- Rễ cau: Khoảng 16 gram.
- Củ mài: 40 gram.
- Quế thanh: 16 gram.
- Thục địa: 40 gram.
- Củ ba kích: 40 gram.
- Mật ong: Vừa đủ.
Tiến hành
- Loại bỏ tạp chất, vi khuẩn trên các nguyên liệu bằng cách rửa sạch với nước. Không rửa lẫn các thuốc mà rửa lần lượt các vị.
- Cho các vị thuốc (trừ quế thanh) vào chảo nóng rồi sao vàng lên.
- Để nguội các thuốc đã sao rồi cho cả quế thanh vào để tán bột.
- Cho mật ong dần dần vào phần bột mịn rồi trộn đều để tạo thành từng viên nhỏ như hạt nhãn.
- Dùng khoảng 3-5 viên/lần mỗi ngày trước khi đi ngủ. Nên dùng liên tục nhiều ngày cho đến khi bệnh liệt dương có tiến triển tốt hẳn.
Lưu ý khi sử dụng thảo dược chữa liệt dương
Để việc thực hiện bài thuốc trị liệt dương bằng rễ cau thực sự phát huy hết tác dụng, bạn nên lưu ý các vấn đề dưới đây.
- Rễ cây này tuy dễ tìm và sẵn có trong tự nhiên nhưng không nên lạm dụng trong mọi trường hợp. Chỉ nên chữa liệt dương bằng rễ cau khi bệnh mới xuất hiện hoặc chưa quá nặng.
- Trường hợp đã bị lâu ngày mà chưa chữa khỏi, người bệnh nên đi khám chữa ở cơ sở y tế, tránh để liệt dương hoàn toàn.
- Tác dụng chữa liệt dương của rễ cây này cũng như nhiều dược liệu tự nhiên khác, không biểu hiện nhanh. Vì vậy, người bệnh cần kiên trì và thực hiện đều đặn mỗi ngày nếu muốn có kết quả.
- Sử dụng quá nhiều loại rễ này có thể khiến cơ thể bị hao tổn khí huyết. Vì vậy, quý ông không nên dùng quá nhiều hoặc tăng lượng rễ trong các cách làm trên.
- Cách chữa liệt dương bằng rễ cau không nên áp dụng cho người bị cao huyết áp.
- Trong quá trình dùng thuốc, nếu có biểu hiện gì khác thường thì người bệnh nên dừng dùng rễ cau. Sau đó, hãy đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra kỹ tình trạng sức khỏe của mình và lắng nghe giải pháp từ bác sĩ.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!