Huyệt côn lôn là huyệt đạo thuộc kinh Bàng Quang nằm trong hệ thống kinh mạch của con người. Tác dụng chủ trị chính của huyệt đạo này là để điều trị bệnh đau thần kinh tọa, liệt chi dưới, đau xương khớp, nhau thai không xuống,… Cụ thể chi tiết về huyệt đạo vị trí, cách bấm và phối huyệt được trình bày trong bài viết dưới đây.
Huyệt Côn lôn là gì? Vị trí chính xác
Côn lôn huyệt hay còn được gọi là huyệt côn luân, hạ côn luân, hạ côn lôn. Đây là huyệt đạo thứ 60 của kinh Bàng Quan. Sở dĩ được đặt tên là côn lôn – tên một ngọn núi ở Trung Quốc là bởi vì huyệt vị nằm ở gót chân có hình giống như một ngọn núi sừng sững.
Nhiều ghi chép từ y học cổ truyền đã chứng minh, huyệt vị côn luân có xuất xứ từ thiên bản du thuộc hành hỏa trong ngũ hành. Chính vì thế cách để xác định huyệt côn lôn rất đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện như sau:
- Tìm đúng giao điểm của bờ ngoài gót chân với đường thẳng chạy dài từ mắt cá chân xuống.
- Kết hợp với đó là tìm được đường giữa của khe gân cơ của xương mác, gân cơ mác, phần trước của gót chân và sau xương chày. Đó chính là huyệt vị côn lôn chuẩn xác nhất ở trên chân.
- Hoặc một cách khác là tìm đúng chỗ lõm từ giữa đỉnh của mắt cá chân chạy thẳng xuống bờ ngoài của gót chân.
Tác dụng huyệt côn lôn đối với sức khỏe con người
Là huyệt vị thuộc kinh Bàng Quang nên khi bấm huyệt, châm cứu côn lôn sẽ có nhiều tác dụng khác nhau. Những tác đụng này được ghi rất rõ trong nhiều sách về y học cổ truyền phương Đông. Cụ thể như sau:
- Tác dụng tại chỗ: Bấm huyệt có tác dụng giảm đau, giảm sưng ở khớp cổ chân, mắt cá chân.
- Tác dụng theo kinh: Huyệt có thể hỗ trợ điều trị các chứng đau thắt lưng do thay đổi thời tiết, đau rút lưng vai, cứng cổ, đau gáy, chảy máu mũi, hoa mắt chóng mặt,..
- Tác dụng toàn thân: Huyệt vị đường dùng để trị chứng co giật ở trẻ nhỏ do sốt, sót nhau thai sau khi sinh con ở phụ nữ.
Trên đây là những tác dụng đơn lẻ mà bấm huyệt côn luân có thể đạt được. Bên cạnh đó người ta còn phối huyệt vị này với những huyệt vị khác trên các kinh khác để chữa được nhiều căn bệnh hơn. Cụ thể như sau:
- Bấm huyệt côn lôn phối cùng huyệt khúc tuyền, thiếu trạch, thông lý, tiền cốc và phi dương để chữa đau đầu, choáng váng khi ngồi lên đứng xuống.
- Phối cùng huyệt ủy trung để chữa đau thắt lưng chạy lên vai.
- Phối huyệt dương khê, thái khê để chữa chứng mắt đau sưng đỏ.
- Chữa chứng lưng sưng đau, mỏi khi phối huyệt côn luân với thái xung, ủy trung, thông lý, chương môn.
- Phối với huyệt lăng tuyền, thái xung chữa chứng phù thể âm ở trẻ nhỏ.
- Phối cùng huyệt khâu khư, chiếu hải và thương khâu để chữa chứng đau nhức gót chân bệnh lý hoặc thay đổi thời tiết.
- Côn luân huyệt cùng hợp cốc, phục lưu trị chứng đau nhức hai bên xương sống.
- Chứng 5 ngón tay có quắp có thể trị được nhờ phối 3 huyệt côn luân, dương cốc và uyển cốt.
- Côn luân huyệt phối cùng huyệt dương lăng tuyền, hợp cốc, hoàn khiêu, túc tam lý, phong thị, kiên ngung, khúc trì, tuyệt cốt để trị chứng phong, không nói được.
- Huyệt phối cùng bộc tham để trị chứng sưng đau cổ họng do bệnh lý.
Hướng dẫn cách bấm huyệt vị chuẩn xác nhất và lưu ý
Hiện nay có hai cách tác động chính lên huyệt đạo côn lôn trên cơ thể người đó là châm cứu và bấm huyệt. Trong đó bấm huyệt có thể tự thực hiện tại nhà dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Còn riêng châm cứu bạn nên đến những cơ sở y tế, phòng khám Đông y để thực hiện. Cụ thể hai cách thực hiện như sau:
Phương pháp châm cứu:
- Trước khi tiến hành châm cứu, bạn cần xác định đúng vị trí huyệt côn lôn trên chân, chọn một tư thế thoải mái để nằm xuống hoặc ngồi tựa lưng vào ghế.
- Dùng kim châm đâm vào huyệt đạo sâu 0.3 – 0.5 tấc, hướng mũi kim vào trong, cứu trong 5 – 10 phút.
Phương pháp bấm huyệt:
- Dùng ngón tay xác định đúng vị trí của huyệt đạo.
- Ấn một lực và đủ xuống huyệt vị và day nhẹ theo chiều kim đồng hồ liên tục trong 3 – 5 phút.
- Kết hợp với đó là miết ngón tay từ cẳng chân đến gót chân, dùng hai tay bóp gót chân để điều hòa khí huyết lưu thông tốt hơn.
Lưu ý khi bấm huyệt và châm cứu
Khi thực hiện cả hai phương pháp này bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Tác động một lực vừa đủ xuống huyệt đạo, không quá mạnh tánh để tình trạng tụ máu trong
- Tuyệt đối không châm cứu hay bấm huyệt tại huyệt khi đang có vết thương hở. Điều này có thể ảnh hưởng đến quá trình hồi phục vết thương.
- Phụ nữ đang mang thai không bấm huyệt vị hoặc nếu có cần có sự chỉ định của bác sĩ Đông y cụ thể.
- Trước khi bấm huyệt cần vệ sinh tay chân, các dụng cụ sạch sẽ, kim châm cần được khử trùng để tránh vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
- Không bấm huyệt hay châm cứu tại nhà khi không có kinh nghiệm, nên đến những cơ sở Đông y để những người có chuyên môn thực hiện.
Huyệt côn lôn là huyệt vị quan trọng trên cơ thể con người và giúp chữa được nhiều bệnh lý. Hy vọng với những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu hơn cũng như biết cách tác động để chăm sóc sức khỏe của mình tốt nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!