Huyệt thái uyên còn được gọi là quỷ thiên, quỷ tâm, thái tuyền…được xác định nằm tại vị trí phế quản – phổi. Chính vì vậy, huyệt được áp dụng trong điều trị các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp như: Viêm phế quản, ho hen, viêm họng. Bằng cách tác động chính xác vào vị trí của thái uyên thông qua châm cứu hoặc bấm huyệt, tình trạng bệnh được cải thiện và sức khỏe của bệnh nhân cũng tốt hơn.

Tổng quan về huyệt thái uyên

Huyệt thái uyên có tên khác là quỷ tâm, thái thiên, quỷ thiên…đây là một trong các huyệt khu trú tại vùng kinh phế. Theo giải nghĩa trong tài liệu Đông y, thái biểu thị cho sự thịnh vượng, tầm quan trọng; còn uyên chỉ sự uyên thâm, rộng lớn. Như vậy có thể hiểu rằng huyệt thái uyên có vai trò rất quan trọng với sức khỏe, khi tác động vào sẽ có hiệu lực trên phạm vi rộng, đặc biệt là phế quản.

Huyệt thái uyên có tên khác là quỷ tâm, thái thiên, quỷ thiên...
Huyệt thái uyên có tên khác là quỷ tâm, thái thiên, quỷ thiên…

Ngoài ra, huyệt còn có một số đặc điểm khác biệt như sau:

  • Xuất xứ từ thiên bản du, thuộc huyệt số 9 của kinh phế và là huyệt hội của mạch.
  • Bổ kinh phế, thuộc hành thổ và thuộc nhóm huyệt du nguyên.
  • Khi tác động sẽ làm lan tỏa năng lượng “tích cực” đi khắp cơ thể, không ứ đọng đờm và nguyên khí.

Các thầy thuốc Đông y thường áp dụng biện pháp bấm huyệt hoặc châm cứu để tác động vào kinh phế, từ đó giúp tình trạng bệnh được cải thiện và nâng cao sức khỏe cho bệnh nhân. Tuy nhiên, quy trình điều trị này cần được thực hiện bởi bác sĩ có kinh nghiệm để tránh gây ra những tác dụng không mong muốn.

Vị trí huyệt thái uyên và cách xác định

Để áp dụng điều trị bệnh trên huyệt thái uyên mang lại hiệu quả, chúng ta cần xác định chính xác vị trí và thực hiện theo đúng chỉ dẫn trong quy trình điều trị. Theo các tài liệu y học cổ truyền, thái uyên nằm tại vị trí lằn ngang trên cổ tay, phần lõm vào của động mạch tay quay và rãnh của động mạch tay quay. Huyệt còn nằm trên dây thần kinh kiểm soát vận động C6, do vậy khi tác động sẽ giúp cải thiện cả chức năng gân cơ ở chi trên.

Cách xác định thái huyệt được thực hiện theo các bước cơ bản như sau:

  • Để chi trên về vị trí giải phẫu (ngửa mặt về trước), sau đó gập phần cổ tay từ từ để tạo thành nếp nhăn chạy ngang qua cổ tay.
  • Xác định nơi lõm nhất trên nếp nhăn chính là vị trí của huyệt. Bạn có thể tìm thái uyên bằng một cách khác, đó là: Tìm phần xương gồ cao lên tại gốc ngón tay cái trên phần cổ tay, lệch về phía giữa lòng bàn tay, điểm giao giữa đường đi qua tâm bài tay và đường cắt ngang cổ tay chính là vị trí huyệt thái uyên.

Tác dụng của huyệt thái uyên

Huyệt thái uyên khi được tác động sẽ giúp cơ thể cải thiện chức năng, giúp khu phong, lý phế, hóa đàm, chỉ khát; do vậy thường được dùng để trị đau ngực, vai, đau lưng, đau khớp cổ tay. Ngoài ra, huyệt còn có tác dụng đối với thể trạng bệnh nhân ho khan có đờm, đau tức phần ngực do phế hư gây ra.

Huyệt thái uyên khi được tác động sẽ giúp cơ thể cải thiện chức năng
Huyệt thái uyên khi được tác động sẽ giúp cơ thể cải thiện chức năng

Theo tài liệu đông y, huyệt thái uyên còn có khả năng hỗ trợ phục hồi các chứng hen suyễn, mỏi mệt, mất sức, chán ăn, đau nhức xương khớp; được áp dụng trong điều trị thấp khớp mãn tính hoặc trẹo tay trong chấn thương vận động.

Bên cạnh đó, trường hợp bị tàn nhang lâu năm, nám, bớt tím, rụng chân tóc theo khóm cũng có thể được điều trị bằng cách tác động vào huyệt.

Để điều trị các tình trạng trên, thầy thuốc đông y có thể dùng đơn độc hoặc phối hợp thái uyên với một số huyệt sau:

  • Kết hợp thái uyên, hội âm, chiếu hải trong chứng tê nhức cơ thể, chân tay.
  • Kết hợp thần môn trị chứng hen suyễn, nôn ra máu, lạnh người.
  • Kết hợp kình cừ trị tình trạng cánh tay đau nhức và co rút.
  • Kết hợp ngư tế, hành gian, thần môn, thái xung để trị ho ra máu.
  • Kết hợp huyệt thái khê, kinh cừ trị sốt rét, tức ngực.
  • Phối hợp với liệt khuyết trị ho có đờm.
  • Kết hợp ngư tế trị triệu chứng họng khô.
  • Kết hợp dịch môn trong điều trị hàn quyết.
  • Kết hợp thiên du, hợp cốc trị nôn ra mủ, phế ung.
  • Kết hợp khúc trì, tâm du, nội quan, xích trạch điều trị tình trạng vô mạch.

Cách tác động vào thái uyên hiệu quả

Hiện nay, các thầy thuốc Đông y thường áp dụng biện pháp bấm huyệt và châm cứu vào thái uyên trong điều trị. Quy trình cụ thể được trình bày qua các bước như sau.

Thầy thuốc Đông y thường áp dụng biện pháp bấm huyệt và châm cứu vào thái uyên trong điều trị
Thầy thuốc Đông y thường áp dụng biện pháp bấm huyệt và châm cứu vào thái uyên trong điều trị

Châm cứu:

  • Chuẩn bị kim, châm theo hướng thẳng, từ vị trí trong lòng bàn tay đến lưng bàn tay thì dừng.
  • Yêu cầu độ sâu khi châm là 0.3 đến 0.5 thốn, ôn cứu trong 5 phút.
  • Khi châm cứu cần lưu ý tránh châm trực tiếp vào động mạch hoặc phần xương, vì điều này có thể gây ảnh hưởng đến vận động của chi trên.

Bấm huyệt:

  • Xác định vị trí huyệt thái uyên chính xác như quy trình đã hướng dẫn.
  • Sử dụng ngón tay cái day và bấm vào huyệt liên tục 14 lần, sau đó đổi bên tay. Thực hiện liên tục như vậy trong 3 phút sẽ mang lại sự cải thiện trong triệu chứng.
  • Đối với các bệnh nhân đang trong thời kỳ mang thai, thường xuyên sử dụng bia rượu hoặc trẻ dưới 1 năm tuổi thì không nên tác động vào huyệt.

Bài viết trên đây đã đưa ra những thông tin cơ bản về huyệt thái uyên, hy vọng đã bổ sung thêm kiến thức về huyệt trong các bệnh lý liên quan đến phế quản. Những lưu ý trong quá trình tác động cũng được đưa ra nhằm tránh những tác dụng xấu lên cơ thể, đồng thời giúp cải thiện hiệu quả điều trị cho bệnh nhân.

Nhóm bệnh

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Bài viết liên quan