Trên cánh tay của con người có rất nhiều huyệt đạo, nằm ở những vị trí quan trọng có tác dụng chữa nhiều căn bệnh khác nhau. Trong đó phải kể đến huyệt thông lý là huyệt Lạc của kinh Thủ Thiếu âm Tâm, đồng thời huyệt đạo còn nối với Tiểu Trường Kinh. Và để hiểu hơn về huyệt này, mời bạn đọc những thông tin hữu ích dưới đây.
Huyệt thông lý là gì? Vị trí chính xác
Huyệt thông lý là huyệt đạo thứ 5 của đường kinh Tâm, lần đầu tiên được nhắc đến và xuất hiện trong sách Linh Ku hay thiên Kinh Mạch. Trong Trung Y Cương Mục cũng từng giải thích về ý nghĩa của tên gọi này, do vị trí huyệt thông lý nằm ở nơi mạch khí của kinh Tâm đi qua sau đó tụ lại sâu hơn, thông cùng Tiểu Trường. Chính điều này mà khi phát hiện ra huyệt đạo, người ta đặt tên nó là huyệt thông lý.
Cách xác định vị trí của huyệt đạo cũng khá đơn giản. Huyệt nằm ở ngay phía mặt trước của cẳng tay trong, ngay trên nếp gấp cổ tay. Thông lý nằm trên huyệt thần môn chỉ 1 thốn, khá dễ để xác định. Trong giải phẫu, lớp dưới da ở vùng huyệt:
- Khe giữa cơ gấp nông với các ngón tay và gân cơ của trụ trước.
- Các nhánh của dây thần kinh sẽ đi qua đây và đóng vai trò chính là dây thần kinh vận động của các nhóm cơ tay.
- Tiết đoạn thần kinh chi phối mảng da ở dưới huyệt đạo này.
Tác dụng của huyệt thông lý đối với sức khỏe con người
Huyệt thông lý có rất nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe con người. Trong đó sẽ có hiệu quả tại chỗ và theo hệ thống đường kinh mạch trong cơ thể. Cụ thể như sau:
- Phạm vị chữa bệnh tại chỗ: Chữa chứng đau khớp cổ tay do sử dụng chuột, dân văn phòng ngồi máy tính lâu, đau cánh tay chỉ cần bấm huyệt hằng ngày để cải thiện tình trạng này.
- Theo đường kinh mạch: Huyệt đạo này có tác dụng chữa chứng bệnh mất ngủ, bệnh ở tim, các chứng rối loạn nhịp tim, rối loạn tiêu hóa, tâm thần phân liệt. Ngoài ra huyệt đạo còn giúp khắc phục tình trạng co cứng lưỡi, đau mắt,…
Huyệt đạo thông lý còn có thể kết hợp với một một số huyệt vị khác trên cơ thể để chữa các chứng bệnh khác như huyệt nội đình trị chứng hay ngáp, huyệt tam âm giao trị kinh nguyệt không đều, túc lâm khấp, thái xung, huyệt vị túc tam lý trị mụn nhọt ở lưng,….
Cách tác động huyệt đạo và lưu ý khi thực hiện
Huyệt thông lý có hai cách tác động chính là bấm huyệt và châm cứu. Cụ thể cách thực hiện như sau:
- Bước 1: Do huyệt đạo ở tay nên người bệnh có thể ngồi hoặc nằm trước khi châm cứu hay bấm huyệt đều được.
- Bước 2: Xác định đúng vị trí của huyệt đạo. Ngửa bàn tay ra, từ rãnh giữa của ngón út và áp út đi lên một đường thẳng tới cổ tay, ở đường chỉ tay đầu tiên chính là huyết thần môn. Từ huyệt thần môn đi lên một thốn chính là huyệt đạo thông lý.
- Bước 3: Dùng ngón tay cái ấn vào huyệt đạo, vừa ấn vừa day theo hình kim đồng hồ từ 1 – 3 phút. Cách thực hiện này đơn giản và dễ thực hiện tại nhà, áp dụng cho trường hợp bị đau nhức cổ tay rất hiệu quả. Với trường hợp châm cứu, châm kim thẳng, sâu 0,5 – 0,8 thốn và cứu từ 1 – 3 tráng, xong đó ôn cứu thêm 3 – 5 phút nữa.
Một số lưu ý trong quá trình tác động và huyệt đạo đảm bảo tính an toàn và mang lại hiệu quả nhất:
- Luôn sát trùng dụng cụ, kim châm, tay trước khi châm cứu hay bấm huyệt.
- Nếu bạn không có kinh nghiệm thực hiện nên đến những cơ sở y tế, phòng khám Đông y để những người có chuyên môn thực hiện một cách tốt nhất.
- Không bấm huyệt hay châm cứu ở huyệt đạo khi đang có vết thương hở, bầm tím hoặc vùng da bị viêm nhiễm.
- Không tác động vào huyệt đạo với đối tượng là phụ nữ đang mang thai, những người có sức đề kháng yếu, bị bệnh lý về xương khớp ở cánh tay,…
- Tác động một lực vừa đủ vào huyệt đạo, không quá mạnh mà gây sưng, tụ máu hay bầm tím ở huyệt đạo.
- Thời điểm thích hợp nhất để bấm huyệt chính là vào sáng sớm hoặc buổi tối, không bấm huyệt sau khi vừa ăn no hay đã sử dụng chất kích thích.
Trên đây là những thông tin chung về huyệt thông lý trên cơ thể con người. Hy vọng điều này đã giúp bạn hiểu hơn, biết về tác dụng và cách tác động của huyệt một cách đúng chuẩn nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!