Máu tụ dưới màng cứng cấp tính thường do chấn thương vùng đầu gây ra. Tình trạng này khá nặng nên cần được xét nghiệm và điều trị sớm để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Những người bị tụ máu dưới màng số lượng ít thì sẽ dễ dàng hồi phục hơn những đối tượng còn lại.
Máu tụ dưới màng cứng cấp tính là gì?
Màng não là các lớp lót giúp bảo vệ não, bao bọc xung quanh não trong hộp sọ và tủy sống của ống sống. Con người có 3 lớp màng não gồm:
- Lớp ngoài cùng nằm sát xương sọ, xương sống, còn gọi là màng cứng.
- Lớp giữ gọi là mạng nhện.
- Lớp trong cùng gần với não nhất được gọi là màng mềm.
Ở lớp màng não có 3 khoang chính:
- Khoang ngoài màng cứng: Khoảng giữa hộp sọ và màng cứng, khi nằm ở sọ đây chỉ là khoang ảo.
- Khoang dưới màng cứng: Là khoang giữa mạng nhện và màng cứng.
- Khoang dưới nhện: Là khu vực nằm giữa màng nhện và màng mềm.
Máu tụ dưới màng cứng cấp tính chính là một khối máu tụ được hình thành ở giữa vỏ não và màng cứng. Nguyên nhân chủ yếu là do các tổn thương ở tĩnh mạch cầu hoặc do tĩnh mạch nông vỏ nào hay các xoang tĩnh. Tình trạng này chiếm tỷ lệ tử vong cao, để lại nhiều di chứng nặng nề cho người bệnh. Tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt, tai nạn nghề nghiệp là những nguyên nhân chính gây bệnh.
Nguyên nhân gây ra tình trạng máu tụ dưới màng cứng cấp tính
Như đã nói ở trên, tai nạn có thể là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng máu tụ dưới màng cứng cấp tính. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng này có thể do bị chảy máu tự phát, không liên quan đến chấn thương. Nếu bị rối loạn đông máu thì sẽ gặp trường hợp này nhiều hơn.
Ngoài ra, một nguyên nhân khác hiếm gặp của bệnh đó chính là chảy máu từ chỗ phồng lên của mạch máu (túi phình mạch não). Các thành của túi phình mạch não yếu sẽ gây vỡ và chảy máu.
Máu tụ dưới màng cứng cấp tính có thể xảy ra ở mọi đối tượng, tuy nhiên những người sau chấn thương đầu có nguy cơ cao hơn.
- Người lớn tuổi: Người trên 60 tuổi một số mạch máu xung quanh não yếu hơn nên dễ bị tổn thương và chảy máu. Khi già, bộ não có thể teo nhỏ bên trong hộp sọ và làm căng các mạch máu, từ đó chúng dễ chảy máu hơn nếu gặp chấn thương.
- Người dùng thuốc kháng đông: Người đang dùng thuốc kháng đông, gồm cả thuốc aspirin hoặc warfarin có thể làm tăng nguy cơ bị tụ máu dưới màng cứng sau chấn thương.
- Người nghiện rượu: Nghiện rượu sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng đông máu và gây teo não. Điều này làm căng các mạch máu và tăng nguy cơ chảy máu, dễ bị té ngã và bị chấn thương đầu gây máu tụ dưới màng cứng cấp tính.
- Em bé: Trẻ nhỏ bị bệnh có thể do rách tĩnh mạch trong khoang dưới màng cứng (chủ yếu do trẻ bị bạo hành hoặc bị tai nạn, chấn thương).
Biểu hiện lâm sàng ở bệnh nhân bị máu tụ
Khi bị máu tụ dưới màng cứng, có nhiều biểu hiện trên lâm sàng, cụ thể như sau:
Biểu hiện tri giác
Máu tụ dưới màng cứng chủ yếu là do chấn thương đầu nặng nên sẽ có các biểu hiện sau đây:
- Người bệnh hôn mê ngay sau khi bị tai nạn.
- Bệnh nhân bị kích thích, vật vã, lăn lộn.
- Hôn mê diện tiến sâu sẽ gây ra tình trạng co cứng mất vỏ, duỗi cứng bị mất não.
- Khoảng tỉnh khá ít gặp, tốc độ hình thành máu tụ chậm.
Biểu hiện ở thần kinh khu trú
Những biểu hiện rõ nhất ở khu trú khi bị máu tụ dưới màng cứng cấp tính gồm:
- Bị liệt 1/2 người bên đối diện tổn thương.
- Xuất hiện sau 1 thời gian chấn thương hoặc ngay sau chấn thương.
- Đồng tử giãn cùng với bên tổn thương.
Dấu thần kinh thực vật
Đây là biểu hiện nặng nhất của bệnh nhân bị máu tụ dưới mạch cứng với các biểu hiện như:
- Mạch chậm.
- Huyết áp tăng.
- Rối loạn thân nhiệt.
- Rối loạn nhịp tim, nhịp thở.
Phương pháp chẩn đoán
Để xác định được chính xác tình trạng tổn thương, mức độ tổn thương của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm, chụp chiếu như sau:
Chụp X-quang không chuẩn bị: Phương pháp này ít có giá trị, chỉ thấy được đường nứt sọ.
Chụp CT Scan
- Hiện nay đây là phương pháp tốt nhất để chẩn đoán bệnh, xác định chính xác vị trí máu tụ cùng các tổn thương liên quan.
- Hình ảnh máu tụ dưới mạch cứng gồm: Hình liềm, chảy qua khớp sọ, tùy máu tụ cấp hay bán cấp mà độ đậm sẽ khác nhau.
Chụp DSA (não đồ)
- Chụp DSA dùng trong số ít trường hợp giúp chẩn đoán chính xác bệnh.
- Kỹ thuật này dùng ống thông đưa vào động mạch ở bẹn rồi luồn lên cổ và não.
- Sau đó chất cản quang đặc biệt được tiêm vào để hình ảnh dòng máu chảy qua động tĩnh mạch trên phim X-quang.
Hướng dẫn điều trị máu tụ dưới màng cứng cấp tính chi tiết
Việc điều trị bệnh sẽ phụ thuộc vào kích thước khối máu tụ cũng như triệu chứng mà người bệnh gặp phải.
Nếu máu tụ nhỏ, tụ máu dưới màng cứng cấp tính không có quá nhiều triệu chứng nghiêm trọng thì bệnh nhân sẽ được nằm để theo dõi. Bác sĩ sẽ khám nhiều lần để đánh giá mức độ tỉnh táo và tìm triệu chứng có thể xuất hiện. Việc chụp CT nhiều lần cũng có thể được thực hiện để đảm bảo khối máu tụ không bị tăng kích thước. Nếu bệnh nhân xuất hiện triệu chứng mới và bệnh có diễn biến xấu thì sẽ cần làm phẫu thuật.
Phẫu thuật có thể được chỉ định thực hiện ngay từ đầu nếu máu tụ lớn, có dấu hiệu tăng áp lực nội sọ hoặc người bệnh bị yếu tứ chi, rối loạn ngôn ngữ. Phương pháp phẫu thuật gồm khoan lỗ sọ và mở nắp sọ.
- Khoan lỗ sọ: Lỗ nhỏ được khoan qua hộp sọ trên vị trí máu tụ hình thành. Qua lỗ này, phẫu thuật viên sẽ lấy hoặc hút máu tụ ra ngoài, chỗ mổ được khâu kín hoặc dùng kẹp da.
- Mở nắp sọ: Một phần của hộp sọ được cắt ra để bộc lộ não và màng não. Nó sẽ giúp giảm áp lực bên trong hộp sọ và mở đường để bác sĩ lấy khối máu tụ. Phần của hộp sọ cắt ra được đặt cố định vào vị trí cũ.
Tụ máu dưới màng cứng cấp tính có thể phòng ngừa không?
Nếu đang dùng thuốc chống đông máu thì bạn cần thực hiện xét nghiệm định kỳ. Xét nghiệm sẽ giúp bạn kiểm tra xem bạn đang dùng đúng liều, máu không bị quá loãng. Nếu máu bị quá loãng, bạn có thể nhiều khả năng bị máu tụ dưới màng cứng nếu bị té ngã, đập đầu.
Ngoài ra, mọi người cũng nên cẩn thận để tránh nguy cơ bị vấp ngã, đập đầu. Hãy dùng những biện pháp đơn giản như dẹp những chướng ngại vật, đi xe cẩn thận hơn. Người nghiện rượu nên bỏ ngay để tránh bị bệnh về não.
Máu tụ dưới màng cứng cấp tính là tình trạng nguy hiểm và cần được theo dõi, xử lý kịp thời để tránh nguy hại đến tính mạng. Trong quá trình điều trị cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để nhanh khỏi, không gặp biến chứng.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!