Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Đau nhức xương khớp khi mang thai là hiện tượng cực kỳ phổ biến mà gần như bà bầu nào cũng gặp phải. Tình trạng này gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và trạng thái tâm lý. Vậy, bà bầu bị đau nhức xương khớp có làm sao không và đâu là cách khắc phục chính xác? 

Bà bầu bị đau nhức xương khớp nguy hiểm không?

Đau nhức xương khớp ở bà bầu là tình trạng khá phổ biến, thường xảy ra vào 3 tháng cuối của thai kỳ. Trong đó, đa phần hiện tượng này đều xuất phát từ những nguyên nhân bình thường, không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi.

Đau nhức xương khớp ở bà bầu trong thời gian ngắn thường không gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng
Đau nhức xương khớp ở bà bầu trong thời gian ngắn thường không gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng

Tuy nhiên, nếu tình trạng đau kéo dài, trở nặng sẽ khiến mẹ bầu mệt mỏi, chán ăn, cơ thể suy nhược, tinh thần sa sút. Nghiêm trọng hơn, điều này còn có thể là dấu hiệu của tình trạng rối loạn chuyển hóa, đái tháo đường, thiếu canxi hoặc hệ miễn dịch đang hoạt động bất thường. Nếu không sớm có biện pháp can thiệp có thể gây ra nhiều hậu quả khó lường.

Để đảm bảo an toàn, mẹ bầu nên chủ động tiến hành thăm khám khi thấy xuất hiện những dấu hiệu sau:

  • Đau nhức xương khớp kéo dài và dần trở nên nghiêm trọng khiến mẹ bầu gặp khó khăn trong việc sinh hoạt và làm việc.
  • Các đốt sống, ổ khớp bị ê mỏi, tê cứng.
  • Xuất hiện các triệu chứng biểu thị dây thần kinh bị chèn ép như nóng ran, tê bì, dị cảm, rối loạn cảm giác…
  • Mẹ bầu bị sốt nhẹ, mệt mỏi, ăn uống kém…

Nguyên nhân, triệu chứng bà bầu bị đau xương khớp

Hiện tượng đau nhức xương khớp trong thai kỳ thường khởi phát tại những vị trí khớp chịu áp lực lớn, điển hình như thắt lưng, khớp gối, khớp háng… Với trường hợp mẹ bầu có thể trạng kém, thường xuyên phải lao động nặng hay căng thẳng quá mức thì cơn đau có thể lan rộng toàn thân.

Đi kèm với cảm giác đau nhức, khó chịu thì mẹ bầu còn xuất hiện tình trạng tê bì, châm chích, mệt mỏi, rối loạn cảm giác… Trong đó các nguyên nhân chính làm khởi phát tình trạng đau nhức xương khớp ở mẹ bầu là:

  • Tăng cân đột ngột: Trọng lượng cơ thể tăng đột ngột sẽ khiến các đốt sống, đĩa đệm chịu áp lực lớn, lực ma sát mạnh từ đó dễ gây ra tình trạng sưng, viêm, đau nhức.
  • Ảnh hưởng của Hormone Relaxin: Hormone Relaxin được sản sinh mạnh trong 3 tháng cuối của thai kỳ giúp thư giãn các cơ, xương, dây chằng quanh xương chậu đồng thời làm mềm tử cung. Tuy nhiên, hiện tượng giãn dây chằng có thể khiến ổ khớp mất ổn định từ đó làm xuất hiện tình trạng đau nhức, tê mỏi…
  • Lười vận động: Hầu hết phụ nữ mang thai đều có thói quen lười vận động do cân nặng tăng lên nhanh chóng, gặp khó khăn trong việc di chuyển. Tuy nhiên, thói quen này lại là nguyên nhân khiến xương khớp, cột sống bị chèn ép, dễ tổn thương.
  • Do di chứng từ chấn thương: Dưới sự biến đổi của hormone và cân nặng sẽ khiến các chấn thương trước đó tái phát. Trong đó, các vết nứt, gãy xương khớp có thể bị kích thích từ tháng 4 của thai kỳ gây nên cảm giác đau nhức, ê mỏi…
  • Do các bệnh về xương khớp: Tình trạng đau nhức xương khớp vào ban đêm khi mang thai có thể xuất phát từ một số bệnh lý như loãng xương, thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy…
  • Các nguyên nhân khác: Ở một số trường hợp, đau khớp khi mang thai đến từ việc mẹ bầu làm việc quá sức, căng thẳng kéo dài, thường xuyên mang giày cao gót, đi lại nhiều, giờ giấc sinh hoạt không hợp lý, ngủ sai tư thế…

Cách xử lý khi bị đau nhức xương khớp ở bà bầu

Trên thực tế, hầu hết các trường hợp đau nhức xương khớp khi mang thai đều khởi phát do ảnh hưởng của hormone, bà bầu tăng cân nhanh chóng và sinh hoạt thiếu lành mạnh.

Tuy nhiên, cũng có khoảng 5 – 7% trường hợp thai phụ bị đau nhức xương khớp đến từ bệnh lý. Để đảm bảo, mẹ bầu nên tiến hành thăm khám tại các cơ sở y tế và tuân thủ đúng các chỉ định của bác sĩ.

Thực hiện các biện pháp cải thiện giúp mẹ bầu nhanh chóng lấy lại sức khỏe
Thực hiện các biện pháp cải thiện giúp mẹ bầu nhanh chóng lấy lại sức khỏe

Bên cạnh đó, để cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp, mẹ bầu có thể áp dụng các biện pháp sau.

Sử dụng các dụng cụ hỗ trợ khi mang thai

Thai nhi phát triển mạnh, tử cung giãn nở có thể chèn ép lên vùng thắt lưng, cơ quan tiêu hóa, tiết niệu… Lúc này, mẹ bầu nên sử dụng các dụng cụ hỗ trợ nhằm giảm áp lực lên những bộ phận trên từ đó làm dịu tình trạng đau nhức. Ngoài ra, điều này còn giúp các hoạt động sinh hoạt diễn ra thuận lợi hơn.

Các dụng cụ hỗ trợ tốt cho bà bầu đau nhức xương khớp là:

  • Đai đỡ bụng bầu: Dụng cụ này có tác dụng làm giảm áp lực từ thai nhi lên hệ thống xương khớp và các vùng xung quanh. Đồng thời, nó còn giúp kiểm soát tình trạng đau nhức, hỗ trợ bà bầu đi lại, vận động dễ dàng hơn.
  • Gối ngủ cho bà bầu: Gối ngủ cho bà bầu được thiết kế theo hình chữ U hoặc chữ J giúp nâng đỡ vùng bụng và làm giảm áp lực lên cột sống, thắt lưng. Bên cạnh đó, dụng cụ này còn đem lại cảm giác thoải mái khi ngủ vì vậy rất phù hợp với mẹ bầu hay bị khó ngủ.

Sử dụng các biện pháp giảm đau tại nhà

Một số biện pháp giúp xoa dịu, khắc phục cảm giác đau nhức xương khớp mà mẹ bầu có thể tham khảo là:

  • Chườm lạnh: Phương pháp này thường được sử dụng trong trường hợp mẹ bầu đau nhức do đi lại nhiều, khớp sưng viêm, phù nề. Để thực hiện, người bệnh chuẩn bị một túi chứa nước đá và đem chườm lên vị trí bị đau nhức trong khoảng 10 – 15 phút. Từ đó giúp mạch máu co lại, giảm viêm và xoa dịu cảm giác đau nhức.
  • Chườm ấm: Chườm nóng có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu, giãn nở không gian giữa các đốt sống từ đó làm giảm tình trạng chèn ép lên dây thần kinh, dây chằng xung quanh. Để thực hiện, người bệnh tiến hành chườm ấm lên vị trí bị đau nhức trong vòng 10 – 15 phút.
  • Tắm nước ấm: Nhiệt độ từ nước ấm giúp thư giãn mạch máu, giảm tình trạng đau nhức đồng thời đem lại cảm giác thoải mái cho mẹ bầu. Ngoài ra, phương pháp này được thực hiện song song khi mẹ bầu tắm vì vậy rất tiết kiệm thời gian.
  • Xoa bóp: Mẹ bầu thực hiện xoa bóp với tinh dầu nhằm thúc đẩy tuần hoàn máu từ đó làm giảm tình trạng đau nhức. Lưu ý, mẹ bầu chỉ nên xoa bóp, không thực hiện châm cứu, bấm huyệt vì dễ làm kích tử cung gây động thai.

Các biện pháp trên được đánh giá có độ an toàn cao, mẹ bầu có thể sử dụng thường xuyên để kiểm soát tình trạng ê mỏi, đau nhức.

Xây dựng lối sống lành mạnh

Như đã đề cập, một trong những nguyên nhân chính làm khởi phát tình trạng đau nhức xương khớp ở mẹ bầu đến từ thói quen sống không lành mạnh. Vì vậy, để làm giảm cơn đau đồng thời tăng cường sức khỏe hệ thống xương khớp, mẹ bầu cần chú ý xây dựng lối sống, chế độ dinh dưỡng lành mạnh.

Xây dựng lối sống lành mạnh vừa giúp kiểm soát cơn đau vừa giúp nâng cao sức khỏe mẹ bầu
Xây dựng lối sống lành mạnh vừa giúp kiểm soát cơn đau vừa giúp nâng cao sức khỏe mẹ bầu

Cách thức xây dựng lối sống lành mạnh cho bà bầu như sau:

  • Mẹ bầu xây dựng chế độ dinh dưỡng ứng với từng giai đoạn phát triển của thai nhi.
  • Bổ sung các loại thực phẩm lành mạnh, tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé như canxi, vitamin D, thịt trắng, sữa và các chế phẩm từ sữa, các loại đậu, rau xanh, hoa quả tươi…
  • Tránh sử dụng đồ ăn cay nóng, đồ ăn chiên rán, đồ hộp, thức ăn nhanh, đồ uống có cồn và các chất kích thích có hại khác.
  • Mẹ bầu cần xây dựng chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý, mỗi ngày nên ngủ từ 7 – 9 tiếng.
  • Duy trì tâm trạng cân bằng, thoải mái, tránh để cơ thể bị mệt mỏi hoặc stress.
  • Tránh mang, vác vật nặng và hạn chế đi giày cao gót trong thời kỳ mang thai.
  • Từ tháng thứ 4 trở đi, mẹ bầu nên dành thời gian từ 10 – 30 phút mỗi ngày cho tập luyện các bài tập có cường độ nhẹ nhằm khắc phục tình trạng đau nhức và hỗ trợ quá trình sinh nở diễn ra thuận lợi hơn.

Những vấn đề cần chú ý khi bà bầu bị đau nhức xương khớp

Đau nhức xương khớp ở bà bầu không phải tình trạng hiếm gặp nhưng cũng không được chủ quan. Trong trường hợp thấy bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm dù đã thực hiện các phương pháp xử lý được nêu ở trên thì mẹ bầu cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để tiến hành thăm khám, điều trị.

Ngoài ra, mẹ bầu cần chú ý tránh tuyệt đối tình trạng tự ý dùng thuốc mà chưa thông qua ý kiến của bác sĩ, chuyên gia. Điều này không những không có tác dụng kiểm soát, đẩy lùi tình trạng đau nhức mà còn có thể đe dọa đến sự an toàn của mẹ và thai nhi.

Tốt nhất, ngoài việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ, mẹ bầu nên đến các cơ sở y tế thăm khám để được các bác sĩ, chuyên gia tư vấn. Đồng thời đừng quên tái khám theo chỉ dẫn của bác sĩ để biết chính xác về tình trạng bệnh cũng như sức khỏe của thai nhi.

Trên đây là các thông tin chi tiết về tình trạng bà bầu bị đau nhức xương khớp và các vấn đề liên quan. Hy vọng những thông tin này có ích, giúp các mẹ bầu xử lý tình trạng đau nhức của mình một cách tốt nhất.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan
dau-lung
bi-gai-cot-song-nen-uong-sua-gi
hinh-anh-anh-hoang-khoi-gout-nho-bai-thuoc-nam-do-minh-duong-1
thoat-vi-dia-dem
luong-y-nguyen-van-minh-chua-thoat-vi-dia-dem
thuoc-dong-y-tri-gai-cot-song
dieu-tri-thoai-hoa-cot-song