Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Mổ thoát vị đĩa đệm là cách điều trị bất đắc dĩ người bệnh phải lựa chọn khi phương pháp bảo tồn không mang lại kết quả. Biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm là vấn đề khiến người bệnh lo lắng, băn khoăn. Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về ưu nhược điểm của phương pháp mổ thoát vị ngay sau đây.

Mổ thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý cột sống xảy ra khi đĩa đệm trượt khỏi vị trí, sưng viêm, chèn lên dây thần kinh gây đau nhức khó chịu, hạn chế khả năng vận động của người bệnh.

Khi nhắc đến “phẫu thuật” không ít người mang tâm lý hoang mang, lo lắng về mức độ nguy hiểm của ca phẫu thuật. Nhưng thực tế, lựa chọn mổ thoát vị đĩa đệm là lựa chọn cuối cùng khi áp dụng các biện pháp bảo tồn khác không hiệu quả hoặc tình trạng bệnh nặng thì đây là điều cấp thiết. Theo thống kê, tỉ lệ thành công của các ca mổ lên đến 90-95% vì vậy người bệnh hoàn toàn có thể an tâm.

Khi nào cần mổ thoát vị đĩa đệm

Thông thường, các trường hợp mới bị thoát vị, bệnh giai đoạn nhẹ, các bác sĩ sẽ ưu tiên phương pháp điều trị bảo tồn. Tuy nhiên, trong những trường hợp cần đặc biệt chỉ định phẫu thuật như:

  • Bị đau cấp tính: bao xơ bị rách khiến đĩa đệm tràn ra chui ống sống, chèn rễ thần kinh
  • Áp dụng những phương pháp bảo tồn 5-8 tuần không hiệu quả
Mổ thoát vị đĩa đệm là lựa chọn cuối cùng khi áp dụng các biện pháp bảo tồn khác không hiệu quả.
Mổ thoát vị đĩa đệm là lựa chọn cuối cùng khi áp dụng các biện pháp bảo tồn khác không hiệu quả.

Biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm là biện pháp can thiệp ngoại khoa tiềm ẩn rủi ro, biến chứng sau khi điều trị. Cụ thể:

Tái phát bệnh

Theo thống kê, tỷ lệ tái phát bệnh sau khi mổ từ 5-10%. Lý do thường xuất phát từ việc bệnh nhân không tuân thủ đúng yêu cầu điều trị của bác sĩ, không có chế độ nghỉ ngơi hồi sức phù hợp sau khi làm phẫu thuật.

Như ghi nhận ý kiến từ các bệnh nhân đã từng bị tái phát bệnh, thường mọi người có thể phát hiện những triệu chứng sớm của bệnh trong vòng ít nhất 1 tháng sau khi mổ.

Khi bệnh đã tái phát, cơ hội mổ lần 2 sẽ khó hơn lần đầu do nhiều vấn đề chuyên môn liên quan, cần có sự tư vấn chỉ định cụ thể của bác sĩ. Và nếu phải mổ lại, thời gian hồi phục cũng kéo dài hơn nhiều so với trước.

Bị nhiễm trùng

Đây không phải là biến chứng hiếm gặp đặc biệt với trường hợp mổ hở. Tỷ lệ chảy máu vết mổ, nhiễm trùng vết mổ hoàn toàn có thể xảy ra, chiếm khoảng 5%.

Trường hợp nhiễm trùng vết mổ ngoài da, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh, chống viêm, dễ dàng khắc phục trong khoảng 7-10 ngày. Nhưng nếu nhiễm trùng bên trong cơ thể, biến chứng nặng, có khả năng bệnh nhân sẽ phải phẫu thuật lần 2 để giải quyết dứt điểm. Nghiêm trọng hơn, nếu không kịp thời phát hiện, người bệnh có thể bị đe dọa đến tính mạng.

Bị thoái hóa

Thoái hóa cột sống là quá trình tất yếu của cơ thể tuy nhiên đối với người bị thoát vị đĩa đệm, quá trình thoái hóa sẽ diễn ra nhanh hơn. Nguyên nhân là do đĩa đệm đã bị tổn thương, dù loại bỏ phần tổn thương thì các đĩa đệm gần kề vẫn có xu hướng bị ảnh hưởng. Ngoài ra, cột sống khi đã bị thoát vị sẽ trở nên nhạy cảm hơn, suy yếu dần theo thời gian.

Đau thắt lưng dai dẳng

Dù đã được phẫu thuật loại bỏ khối thoát vị nhưng người bệnh vẫn có thể cảm nhận những cơn đau ở vùng thắt lưng.

Bởi khi nhân nhầy tràn ra, đĩa đệm bị thoát vị và chèn ép lên các dây thần kinh đã khiến những khu vực đó bị tổn thương. Phẫu thuật không thể hồi phục 100% tình trạng ban đầu của các dây thần kinh đó.

Và hơn nữa, những mô sẹo hình thành xung quanh các dây thần kinh hậu phẫu thuật cũng có thể là nguyên nhân của những cơn đau.

Sau khi mổ thoát vị đĩa đệm nhưng người bệnh vẫn có thể cảm nhận những cơn đau ở vùng thắt lưng.
Sau khi mổ thoát vị đĩa đệm nhưng người bệnh vẫn có thể cảm nhận những cơn đau ở vùng thắt lưng.

Những phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm

Dưới đây là những phương pháp mổ phổ biến, được áp dụng tại nhiều bệnh viện lớn và uy tín, người bệnh có thể tham khảo:

  • Mổ hở: Phương pháp truyền thống loại bỏ khối thoát vị, giảm áp lực lên đĩa đệm, giải phóng rễ thần kinh bị chèn ép. Tuy nhiên phương pháp này thời gian nằm viện lâu, gây mất máu, tổn thương mô xung quanh.
  • Mổ nội soi: Thông qua lỗ liên hợp, bác sĩ sử dụng ống nội soi gắn camera để loại bỏ nhân nhầy, xử lý khối thoát vị. Phương pháp này ít xâm lấn, không gây mất máu nhiều. Tuy nhiên, vẫn có thể có những nhược điểm trong phẫu thuật như tổn thương tủy sống do gây tê, rách màng cứng, …
  • Mổ bằng tia laser: Biện pháp hiện đại tân tiến nhất hiện nay, không gây chảy máu. Bác sĩ sử dụng tia laser bước sóng phù hợp tác động lên khối thoát vị làm giãn cơ, giảm đau, giải phóng đĩa đệm gây chèn ép. Mặc dù vậy, không phải bệnh viện nào cũng đáp ứng đủ điều kiện để thực hiện phương pháp này.
Tùy vào tình trạng bệnh bác sĩ có thể chỉ định phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm phù hợp.
Tùy vào tình trạng bệnh bác sĩ có thể chỉ định phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm phù hợp

Nên mổ thoát vị đĩa đệm ở đâu?

Liên quan đến chất lượng của quá trình phẫu thuật thoát vị đĩa đệm, tỷ lệ thành công của ca mổ, người bệnh nên chú ý lựa chọn bệnh viện để thực hiện dựa trên những yếu tố như sau:

  • Bệnh viện uy tín, trang thiết bị máy móc đầy đủ hiện đại
  • Bác sĩ có chuyên môn cao, đáp ứng yêu cầu của từng phương pháp mổ.
  • Chất lượng dịch vụ tốt

Một vài địa chỉ mổ thoát vị đĩa đệm

Mọi người có thể tham khảo một vài bệnh viện dưới đây đáp ứng được những tiêu chí kể trên:

  • Bệnh viện Việt Đức: Bệnh viện đã có hơn 100 năm hoạt động trong ngành Y tế, là một trong những bệnh viện đầu ngành phẫu thuật, điều trị xương khớp của cả nước..Mỗi năm, có hơn 28000 trường hợp phẫu thuật điều trị của các bệnh lý khác nhau thành công tại nơi này.
  • Viện quân y 103: Bệnh viện trực thuộc Học viện Quân Y, Bộ Quốc Phòng Việt Nam. Tại đây, không chỉ có lịch sử đào tạo nhiều y bác sĩ nổi tiếng, mà còn có cơ sở vật chất tốt, thành công trong nhiều nghiên cứu y khoa, được đánh giá là bệnh viện chuyên khoa hạng I của Quân đội. Những ca điều trị thoát vị đĩa đệm viện 103 đến nay đều ghi nhận lại kết quả thành công, hiếm trường hợp biến chứng.
  • Bệnh viện TW Quân đội 108: Đây là một trong 5 hạng đặc biệt cấp nhà nước. Đội ngũ y bác sĩ đều trình độ chuyên môn cao, thành công trong điều trị cả nội và ngoại khoa.
  • Bệnh viện Chợ Rẫy: Một trong những địa chỉ uy tín điều trị các bệnh về cơ xương khớp tại thành phố Hồ Chí Minh.
  • Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình Hồ Chí Minh: Bệnh viện nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ phía bệnh nhân sau khi điều trị tại đây. Các ca phẫu thuật đều đạt tỷ lệ thành công cao.
Người bệnh nên đến bệnh viện uy tín và tham vấn ý kiến bác sĩ điều trị trước khi thực hiện mổ thoát vị đĩa đệm.
Người bệnh nên đến bệnh viện uy tín và tham vấn ý kiến bác sĩ điều trị trước khi thực hiện mổ thoát vị đĩa đệm.

Lưu ý cần biết sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm

Bất kỳ phương pháp điều trị ngoại khoa nào cũng có thể tiềm ẩn rủi ro và biến chứng. Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cũng không phải ngoại lệ. Dù vậy, người bệnh cũng có thể lưu ý một số điểm sau để hỗ trợ quá trình điều trị, gia tăng hiệu quả cao hơn:

  • Cần nghỉ ngơi, dưỡng sức phù hợp sau phẫu thuật
  • Xây dựng chế độ sinh hoạt và khẩu phần ăn bổ sung dinh dưỡng giúp củng cố cơ xương khớp, tái tạo phục hồi những mô sụn bị tổn thương.
  • Tập luyện nhẹ nhàng và lựa chọn bài tập phù hợp theo yêu cầu của bác sĩ.
  • Kiêng chất kích thích, đồ có cồn, đồ cay nóng có thể ảnh hưởng tới quá trình điều trị.
  • Báo ngay bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường trong thời gian hồi phục sau quá trình phẫu thuật.

Hy vọng những chia sẻ trên đây của tapchidongy.org đã phần nào giúp các bạn giải đáp thắc mắc về những biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm. Trước khi lựa chọn phương pháp điều trị nào, bạn nên lắng nghe cơ thể và các dấu hiệu bệnh của mình, gặp bác sĩ điều trị để được tư vấn cụ thể nhất.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan
phac-do-dieu-tri-thoat-vi-dia-dem
chua-gout-bang-thuoc-nam
vien-gut-thanh-pho-thanh-pho-ho-chi-minh
thuoc-navigout
phong-dia-dem-l4-l5
cu-ray-chua-benh-gout
hinh-anh-nghe-si-xuan-hinh-khoi-thoai-hoa-dot-song-co-1
thoat-vi-dia-dem-chen-day-than-kinh