Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Phồng đĩa đệm L4-L5 là bệnh về xương khớp rất phổ biến, chiếm đến gần 80% tỷ lệ người mắc các bệnh về phồng đĩa đệm cột sống. Nếu không được điều trị tốt, bệnh sẽ làm khởi phát rất nhiều vấn đề nguy hiểm bao gồm cả liệt vĩnh viễn. Vậy, đâu là nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị của phồng đĩa đệm L4-L5 chính xác?

Phồng đĩa đệm L4-L5 là bệnh gì? Biến chứng của phồng đĩa đệm L4-L5?

Đĩa đệm là phần tiếp xúc giữa hai đốt sống, có tác dụng giảm ma sát tại các đốt sống khi cơ thể cử động. Một khi bộ phận này chịu tổn thương có thể khiến cơ thể rơi vào trạng thái đau nhức, co cứng xương khớp và các cơ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sống và làm việc.

phong-dia-dem-l4-l5
Phồng đĩa đệm L4-L5 là bệnh xương khớp phổ biến, có thể gây nhiều vấn đề nguy hại đến sức khỏe và hệ vận động

Phồng đĩa đệm L4-L5 là thể nhẹ của thoát vị đĩa đệm, lúc này đĩa đệm L4 - L5 phình ra, vòng bao mới chỉ suy yếu nhưng chưa đứt rời, chưa ảnh hưởng lớn đến các dây thần kinh cột sống. Mặc dù vậy, người bệnh cũng không nên chủ quan bởi phồng đĩa đệm L4-L5 có thể làm phát sinh một số biến chứng sau:

  • Đau rễ thần kinh: Đĩa đệm L4 - L5 phình ra, trượt trên bề mặt của nhau từ đó tác động đến các dây thần kinh gây cảm giác đau nhức. Trong đó, những cơn đau có xu hướng xuất hiện nhiều lần với mức độ ngày một nghiêm trọng hơn.
  • Rối loạn cảm giác: Việc các rễ thần kinh bị tổn thương khiến vùng da tại các khu vực đó bị rối loạn cảm giác, người bệnh đôi khi không cảm nhận được cảm giác nóng, lạnh.
  • Rối loạn cơ vòng: Phần nhân nhầy trung tâm bị chèn ép, gây áp lực lên cơ quan bài tiết. Trong trường hợp này người bệnh có thể đối mặt với các vấn đề như rối loạn cương dương, mất tự chủ trong hoạt động vệ sinh…
  • Bại liệt: Đây là biến chứng nặng nhất, bắt đầu bằng việc yếu cơ, teo cơ, các chi suy yếu rồi dần tiến triển thành bại liệt, người bệnh mất hoàn toàn khả năng vận động.

Nguyên nhân - triệu chứng của phồng đĩa đệm L4-L5

Có khá nhiều nguyên nhân làm xuất hiện phình đĩa đệm L4/5 trong đó phổ biến nhất phải nhắc đến các vấn đề sau:

  • Thoái hóa cột sống: Khi cơ thể bước vào giai đoạn thoái hóa, phần nhân nhầy của cột sống không còn được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, các bao xơ bị bào mòn, tính đàn hồi của đĩa đệm suy giảm khiến bệnh khởi phát.
  • Do chấn thương: Các chấn thương tại vùng lưng do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn trong sinh hoạt, vui chơi… đều có thể là nguyên nhân khiến cột sống, đĩa đệm chịu tổn thương.
  • Mang vác vật nặng, tư thế ngồi không đúng: Những hoạt động, thói quen xấu này theo thời gian sẽ khiến cột sống, đĩa đệm gặp chấn thương hoặc biến dạng cấu trúc. Từ đó làm tăng tỷ lệ xuất hiện phồng đĩa đệm L4-L5.
  • Thừa cân, béo phì: Khi trọng lượng cơ thể vượt quá mức cho phép sẽ tạo nên một sức ép lớn đè nén các đĩa đệm từ đó hình thành tình trạng phồng lồi đĩa đệm cột sống cổ.

phong-dia-dem-l4-l5
Bệnh khởi phát từ nhiều nguyên nhân, gây cảm giác đau nhức, khó chịu, yếu cơ và rối loạn cảm giác

Cấu trúc của đĩa đệm không bao gồm các dây thần kinh cột sống, vì vậy, trong giai đoạn đầu các triệu chứng của bệnh thường không biểu hiện rõ ràng. Tuy nhiên, người mắc vẫn có thể thông qua các dấu hiệu cảnh báo sau để sớm nhận biết bệnh:

  • Xuất hiện cảm giác đau, mỏi vùng thắt lưng, các cơ đau có xu hướng tăng dần khi vận động hoặc thay đổi tư thế đột ngột.
  • Cơn đau chạy dọc theo các dây thần kinh và lan dần xuống chân và bàn chân.
  • Người bệnh cảm thấy tê bì, như có kiến bò từ vùng thắt lưng xuống hai chân, lâu dần tình trạng này tiến triển thành rối loạn cảm giác.
  • Tê chân, yếu cơ, gặp khó khăn trong hoạt động đi lại, vận động, khom, cúi người.
  • Một số trường hợp nặng có thể xuất hiện tình trạng bí tiểu, tiểu tiện không tự chủ, sinh lý suy giảm…

Lưu ý khi bị phồng đĩa đệm L4-L5

Ngoài việc thực hiện đúng các yêu cầu trong điều trị bệnh, người mắc phồng đĩa đệm L4/5 còn phải chú ý những vấn đề sau:

  • Không mang vác vật nặng, làm việc quá sức hoặc ngồi sai tư thế, ngồi một tư thế quá lâu.
  • Xây dựng chế độ sinh hoạt, làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tránh để cơ thể thiếu ngủ hoặc stress kéo dài.
  • Bổ sung các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe xương khớp như canxi, vitamin D, protein, rau xanh, hoa quả tươi… trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
  • Tránh dung nạp vào cơ thể các chất kích thích có hại, đồ uống có cồn, đồ ăn chiên rán… làm ảnh hưởng đến quá trình hồi phục sụn khớp, đĩa đệm.
  • Trong trường hợp thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường, người mắc cần nhanh chóng thông báo với bác sĩ điều trị để có biện pháp can thiệp kịp thời.

Hướng điều trị phồng đĩa đệm L4-L5 hiệu quả

Như đã đề cập, phồng đĩa đệm L4-L5 là thể nhẹ của thoát vị đĩa đệm vì vậy người bệnh hoàn toàn có thể khôi phục hoàn toàn chức năng đĩa đệm nếu thực hiện đúng các phương pháp chữa trị.

Cụ thể, dưới đây là những hướng điều trị phồng đĩa đệm L4-L5 được sử dụng phổ biến hiện nay.

Sử dụng mẹo dân gian trong chữa bệnh

Hiệu quả mang lại, sự lành tính, tiện lợi của các bài thuốc dân gian đã được khẳng định qua nhiều thế hệ. Nhờ vậy, ngay cả khi y học phát triển, nhiều phương pháp chữa bệnh mới ra đời thì các bài thuốc dân gian chữa phồng đĩa đệm vẫn không hề bị quên lãng.

phong-dia-dem-l4-l5
Mẹo dân gian được ứng dụng nhiều trong điều trị phồng đĩa đệm L4 - L5

Các cách chữa phồng đĩa đệm L4 - L5, chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà bằng bài thuốc dân gian là:

  • Sử dụng ngải cứu: Người bệnh chuẩn bị một nắm ngải cứu, rửa sạch, để ráo nước sau đó đem ngải cứu đi rang nóng với một chút muối hạt. Ngải cứu sau khi rang được bọc vào một mảnh vải mỏng, sử dụng để chườm lên vị trí bị đau nhức. Khi ngải cứu nguội, người bệnh có thể đem xao lại và tiếp tục chườm thêm một vài lần. Hơi nóng và các hoạt chất trong ngải cứu sẽ thẩm thấu vào cột sống từ đó đẩy lùi cảm giác đau nhức do phồng đĩa đệm gây ra.
  • Chườm nóng: Với phương pháp này, người bệnh lợi dụng sức nóng để kiểm soát, xoa dịu các cơn đau. Cách thức thực hiện như sau, người bệnh lấy một túi nước nóng đã được bọc kỹ càng để chườm lên vị trí bị  đau nhức. Trong quá trình thực hiện, người bệnh có thể kết hợp massage, xoa bóp nhẹ nhàng để tăng hiệu quả điều trị.

Lưu ý, mẹo dân gian có dược tính thấp, cần sử dụng trong thời gian dài và không mang lại hiệu quả trị bệnh triệt để. Vì vậy, người bệnh chỉ nên sử dụng các mẹo dân gian như một phương pháp hỗ trợ điều trị phồng đĩa đệm L4 - L5.

Trị bệnh an toàn bằng Đông y

Thuốc Đông y chữa phồng đĩa đệm L4 L5 hoạt động dựa trên nguyên tắc tập trung phục hồi đĩa đệm bị tổn thương,  hỗ trợ cân bằng âm dương, bài trừ phong thấp và tăng cường hệ miễn dịch.

Bài thuốc Đông y chữa phồng đĩa đệm L4 L5 được sử dụng phổ biến hiện nay là:

  • Bài thuốc 1 được bào chế từ 300g rễ ngưu tất, 20g ý dĩ, 20g đỗ trọng và 16g lá lốt. Để thực hiện, người bệnh cho tất cả các vị thuốc trên vào sắc cùng 4 bát nước trong vòng 20 phút, nước thuốc được uống ngay sau đó. Duy trì thực hiện phương pháp này đều đặn ngày 3 lần, sau khoảng 4 tuần người bệnh sẽ thấy tình trạng đau nhức thuyên giảm đáng kể.
  • Bài thuốc 2 được bào chế từ 9g cỏ xước - đẳng sâm - độc hoạt - xuyên khung, 3g tế tân - cam thảo, 15g thạch chi cùng 12g tần giao. Người bệnh cho tất cả các vị thuốc trên vào sắc cùng 1 lít nước, mỗi ngày dùng 1 thang, sau khoảng 1 tháng, người bệnh sẽ cảm nhận được bệnh tình thay đổi rõ rệt.

Thuốc Đông y được bào chế từ thảo dược quý từ thiên nhiên, đảm bảo sự lành tính và giúp chữa bệnh tận gốc từ sâu bên trong. Tuy nhiên, sau khi đi vào tạng phủ, các vị thuốc phát huy công dụng từ từ vì vậy đòi hỏi thời gian chữa trị lâu, người bệnh cần xác định trước tính kiên trì. Thông thường, một liệu trình dùng thuốc sẽ kéo dài khoảng 2 - 3 tháng, thời gian này có thể xê dịch tùy theo khả năng hấp thụ của từng người.

Lưu ý, bài thuốc Đông y được xây dựng dựa trên căn nguyên, tình trạng cụ thể của bệnh. Vì vậy, tốt nhất người bị phồng, lồi đĩa đệm L4/5 nên tìm đến các cơ sở y tế, nhà thuốc Đông y để tiến hành thăm khám và bốc thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Trị bệnh hiệu quả, nhanh chóng bằng phương pháp  Tây y

Với những trường hợp nhẹ, thông thường bác sĩ sẽ sử dụng thuốc nhằm kiểm soát và đẩy lùi các triệu chứng của bệnh. Trong đó, các loại thuốc thường được dùng với phồng đĩa đệm L4 - L5 phải kể đến như:

  • Thuốc giảm đau cường độ đau nhẹ đến vừa như: Paracetamol, Ibuprofen, Naproxen,…
  • Thuốc giãn cơ, điển hình như Cyclobenzaprine (Flexeril®), Carisoprodol (Soma ®)...
  • Nhóm thuốc kháng viêm, giảm đau không chứa steroid, ví dụ Ibuprofen, Salicylates…
  • Nhóm thuốc ức chế miễn dịch, thuốc tiêm Cortisone  hoặc các loại tinh dầu dùng để xoa bóp.

phong-dia-dem-l4-l5
Điều trị Tây y đem lại tác dụng nhanh, cảm giác đau nhức nhanh chóng thuyên giảm

Thuốc Tây được sử dụng trong điều trị các bệnh về xương khớp đều có khả năng làm phát sinh tác dụng phụ, ảnh hưởng đến hệ thần kinh, dạ dày và chức năng gan, thận. Vì vậy, người bệnh tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc, thay đổi liều lượng dùng mà không hỏi qua ý kiến của bác sĩ điều trị.

Ở trường hợp bệnh đã tiến triển nặng, dùng thuốc không mang lại kết quả tích cực, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện vật lý trị liệu hoặc tiến hành phẫu thuật thoát vị. Trong đó, vật lý trị liệu thần kinh cột sống là phương pháp nắn chỉnh nhẹ nhàng giúp khôi phục cấu trúc tự nhiên của các đốt sống. Trái lại, phẫu thuật là phương pháp can thiệp trực tiếp vào đĩa đệm để lấy lại hình thái, cấu trúc ban đầu của những đĩa đệm đó.

Lưu ý, đốt sống là khu vực có chứa rất nhiều dây thần kinh khiến việc can thiệp ngoại khoa tại khu vực này thường tiềm ẩn một số rủi ro. Do đó, người bệnh chỉ nên tiến hành phẫu thuật khi được bác sĩ yêu cầu. Đồng thời, người bệnh cũng cần lựa chọn các đơn vị y tế uy tín, sở hữu đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao nhằm giảm thiểu các vấn để xảy ra trong quá trình phẫu thuật và sau phẫu thuật thoát vị.

Phồng đĩa đệm mặc dù chỉ là thể nhẹ của thoát vị đĩa đệm nhưng nếu không được điều trị tốt có thể gây ra nhiều bệnh lý liên quan khác. Vì vậy người mắc không được chủ quan, xem nhẹ bệnh, cần sớm tiến hành thăm khám khi thấy các dấu hiệu của bệnh phồng đĩa đệm l4-l5 và tuân thủ đúng theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ, chuyên gia.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Phồng Đĩa Đệm L4 - L5 bằng YHCT


Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan