Bệnh viện Đống Đa
Giới thiệu
Năm 1970, Bệnh viện Đống Đa được thành lập dựa trên cơ sở sát nhập trạm mắt Hà Nội và bệnh xá Đống Đa. Bệnh viện nằm tại ngõ 180 Nguyễn Lương Bằng, phường Quang Trung, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Đây là địa chỉ uy tín chuyên tiếp nhận, thăm khám và điều trị cho những bệnh nhân đang sống tại thành phố Hà Nội và những khu vực lân cận.
Giới thiệu về Bệnh viện Đống Đa
Nhằm đáp ứng nhu cầu thăm khám và chữa bệnh cho người dân đang sống tại Hà Nội và các tỉnh thành lân cận, năm 1954 Bệnh xá Đống Đa được thành lập và đi vào hoạt động. Thời gian đầu bệnh xá làm việc với 15 cán bộ nhân viên, 30 giường bệnh và các thiết bị máy móc đơn giản. Năm 1968, bệnh xá được di chuyển và hoạt động tại nhà thờ Nam Đồng (địa chỉ bệnh viện hiện tại). Bên cạnh đó bệnh xá gia tăng số giường bệnh lên đến 100 giường. Đồng thời gia tăng thêm phòng ban và một số khoa cận lâm sàng.
Đến đầu năm 1970, do dân số phát triển, nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao, bệnh xá đã được mở rộng với 180 công nhân viên chức và 190 giường bệnh. Tuy nhiên do chưa thể đáp ứng nhu cầu thăm khám và điều trị của nhân dân, ngày 26/6/1970, dựa trên Quyết định số 35/QĐ-UBHC của Ủy ban hành chính thành phố Hà Nội, Bệnh viện Đống Đa được thành lập và hoạt động dựa trên cơ sở sát nhập trạm mắt Hà Nội và bệnh xá Đống Đa.
Tháng 11/1994 Bệnh viện Đống Đa được Bộ y tế xếp hạn là Bệnh viện Đa khoa hạng III. Tháng 11/1995, khoa Mắt cùng với 100 giường bệnh được tách riêng từ bệnh viện để thành lập Trung Tâm Mắt Hà Nội. Nay là Viện Mắt Hà Nội. Thay vào đó khoa Truyền nhiễm của bệnh viện được thành lập dựa trên cơ sở sát nhập khoa Truyền nhiễm của Bệnh viện Hai Bà Trưng chuyển về và bộ phận truyền nhiễm của bệnh viện. Từ đó, bệnh viện được Sở Y tế Hà nội giao nhiệm vụ quan trọng là trở thành đầu ngành truyền nhiễm, số giường bệnh cũng tăng lên 270 giường theo kế hoạch.
Năm 2000, Bệnh viện Đống Đa được Sở Y tế và Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đầu tư xây dựng thêm một khu nhà dành riêng cho khoa Truyền nhiễm với 3 tầng lầu khang trang. Bên cạnh đó là nhiều trang thiết bị y tế hiện đại, hệ thống máy móc tiên tiến, gồm: Máy siêu âm 4 chiều, máy định danh vi khuẩn, máy CT Scanner, PCR realtime, dàn máy xét nghiệm ELISA, máy nội soi dạ dày đại tràng, máy chụp X-quang kỹ thuật số, máy nội soi tai mũi họng, lưu huyết não, máy đo điện não tâm đồ. Tháng 11/2005 đến nay, Bệnh viện Đống Đa trở thành Bệnh viện đa Khoa hạng II của thành phố.
Đội ngũ bác sĩ
Đội ngũ bác sĩ tại Bệnh viện Đống Đa đều là những người có trách nhiệm, giàu y đức và luôn thân thiện với bệnh nhân. Bên cạnh đó các bác sĩ còn là những người có trình độ chuyên môn, học vấn cao, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực y khoa.
Một số bác sĩ nổi bật tại bệnh viện gồm:
Tiến sĩ, Bác sĩ Lê Hưng - Giám đốc Bệnh viện Đống Đa.
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Bích Vân - Phó giám đốc Bệnh viện Đống Đa.
Bác sĩ Chuyên khoa II, Bác sĩ Chuyên khoa I Bùi Thị Phương
- Phó giám đốc Bệnh viện Đống Đa
- Nguyên Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu công tác tại Bệnh viện Đống Đa
- Nguyên giảng viên công tác tại trường Đại học Y Hải Phòng.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
- Bác sĩ điều trị công tác tại khoa Nội 1 - Bệnh viện Đống Đa
- Giảng viên bộ môn Nội công tác tại trường cao đẳng Y Hà Nội.
Bác sĩ Trần Thanh Mai - Bác sĩ điều trị công tác tại khoa Phụ sản - Kế hoạch hóa gia đình - Bệnh viện Đống Đa.
Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hương - Trưởng khoa Da liễu - Bệnh viện Đống Đa.
Bác sĩ Phạm Văn Hùng - Bác sĩ điều trị công tác tại Bệnh viện Đống Đa.
Thạc sĩ, Bác sĩ Ngô Nữ Hoàng Anh
- Phó Bí thư đoàn công tác tại Bệnh viện Đống Đa
- Bác sĩ điều trị làm việc tại khoa Răng Hàm Mặt - Bệnh viện Đống Đa.
Bác sĩ Nguyễn Tuấn Anh - Bác sĩ điều trị làm việc tại khoa Răng Hàm Mặt - Bệnh viện Đống Đa.
Cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất tại Bệnh viện Đống Đa gồm hệ thống máy móc, một số trang thiết bị y tế hiện đại sau đây:
- Máy siêu âm 4 chiều
- Máy định danh vi khuẩn và làm kháng sinh đồ tự động
- Máy CT Scanner
- Hệ thống đo tải lượng virus PCR realtime
- Dàn máy xét nghiệm ELISA
- Máy nội soi dạ dày đại tràng
- Máy chụp X-quang kỹ thuật số
- Máy nội soi tai mũi họng
- Máy lưu huyết não
- Máy đo điện não tâm đồ
- Hệ thống lọc thận nhân tạo
- 13 máy lọc máu chu kỳ
- 2 máy lọc máu liên tục
- Máy nội soi phế quản
- Máy đo điện tim gắng sức
- Hệ thống đo chức năng hô hấp
- Hệ thống phẫu thuật nội soi ổ bụng
- Hệ thống sinh hóa miễn dịch tự động phát quang
- Tủ nuôi cấy vi khuẩn
- Máy đếm TB CD4.
Chuyên khoa
Bệnh viện Đống Đa bao gồm những chuyên khoa sau:
Khoa lâm sàng
- Khoa Nội I dân tộc
- Khoa Nội II bệnh
- Khoa Nội III sức khỏe cán bộ
- Khoa Hồi sức cấp cứu
- Khoa Nhi
- Khoa Ngoại
- Khoa Truyền nhiễm
- Khoa Liên chuyên khoa
- Khoa khám bệnh
- Khoa Y học
- Phòng khám.
Khoa cận lâm sàng
- Khoa Vi sinh
- Khoa Xét nghiệm
- Khoa X-quang - Siêu âm
- Khoa Chống nhiễm khuẩn
- Khoa Dược.
Quy trình khám chữa bệnh
Bệnh viện Đống Đa cung cấp các bước cơ bản trong quy trình khám chữa bệnh nhằm giúp bệnh nhân thuận tiện hơn trong quá trình thăm khám và điều trị.
Quy trình khám chữa bệnh tại phòng khám chuyên khoa
Bước 1: Bệnh nhân đến bàn hướng dẫn
- Nhân viên hướng dẫn bệnh nhân đến khám
- Tư vấn dịch vụ và phát số tiếp đón.
Bước 2: Bệnh nhân vào cửa tiếp đón (đối với cán bộ vào cửa tiếp đón số 7 và 8) để đăng ký khám bệnh. Đồng thời xuất trình thẻ bảo hiểm y tế, giấy CMND và giấy tờ tùy thân (đối với những bệnh nhân cấp cứu, bệnh nhân chuyển tuyến). Đối với bệnh nhi, phụ huynh cần xuất trình giấy khai sinh và hộ khẩu (nếu có yêu cầu) để nhân viên y tế có thể làm thủ tục khám chữa bệnh
Lưu ý:
- Các giấy tờ tùy thân cần có hình ảnh đối chứng
- Nhân viên y tế giữ thẻ bảo hiểm y tế của bệnh nhân
- Bệnh nhân tạm ứng tiền và nhận số thứ tự khám bệnh tự động.
Bước 3: Bệnh nhân đến phòng khám chuyên khoa, nộp sổ khám bệnh để nhân viên y tế kiểm tra và bổ sung thông tin
Bước 4: Bệnh nhân ngồi ghế và chờ gọi tên theo số thứ tự
Bước 5: Vào bàn khám và thực hiện khám lâm sàng cùng với bác sĩ chuyên khoa khi đến lượt
Bước 6: Nhận chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa: Chỉ định cận lâm sàng, chỉ định chuyển viện, vào viện, các thủ thuật, chuyển khám chuyên khoa...
Bước 7: Nếu không có chỉ định cận lâm sàng từ bác sĩ chuyên khoa:
Bệnh nhân nhận toa thuốc và lịch tái khám (nếu có) từ bác sĩ
- Đến khu tiếp nhận, nộp sổ và toa thuốc để nhân viên y tế đối chiếu thông tin trên sổ y bạ và máy tính
- Nhân viên y tế đóng dấu vào đơn thuốc và sổ y bạ
- Bệnh nhân thanh toán viện phí
- Nhân viên y tế trả thẻ bảo hiểm y tế
- Bệnh nhân đến quầy lĩnh thuốc, mua thuốc theo sự hướng dẫn của nhân viên
- Ra về
Bước 8: Nếu có chỉ định cận lâm sàng từ bác sĩ chuyên khoa:
- Bệnh nhân đến phòng cận lâm sàng, kết hợp cùng kỹ thuật viên thực hiện các dịch vụ theo yêu cầu của bác sĩ
- Nhận kết quả cận lâm sàng
- Quay lại phòng khám ban đầu để bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán bệnh lý dựa trên kết quả cận lâm sàng.
Bước 9: Nếu không có yêu cầu nhập viện:
- Bệnh nhân nhận toa thuốc và lịch tái khám từ bác sĩ
- Đến khu tiếp nhận, nộp sổ và toa thuốc để nhân viên y tế đối chiếu thông tin trên sổ y bạ và máy tính
- Nhân viên y tế đóng dấu vào đơn thuốc và sổ y bạ
- Bệnh nhân thanh toán viện phí
- Nhân viên y tế trả thẻ bảo hiểm y tế
- Bệnh nhân đến quầy lĩnh thuốc, mua thuốc theo sự hướng dẫn của nhân viên
- Ra về.
Bước 10: Nếu có chỉ định nhập viện từ bác sĩ, bệnh nhân đến khu tiếp nhận làm thủ tục nhập viện.
Quy trình khám chữa bệnh tại phòng khám dịch vụ theo yêu cầu
Bước 1: Bệnh nhân đến bàn hướng dẫn
- Nhân viên hướng dẫn bệnh nhân đến khám
- Tư vấn dịch vụ và phát số tiếp đón.
Bước 2: Bệnh nhân vào cửa tiếp đón đăng ký khám bệnh
Bước 3: Bệnh nhân tạm ứng tiền và nhận số thứ tự khám bệnh tự động.
Bước 4: Bệnh nhân đến phòng khám chuyên khoa, nộp sổ khám bệnh để nhân viên y tế kiểm tra và bổ sung thông tin
Bước 5: Đo mạch, nhiệt độ, HA
Bước 6: Bệnh nhân ngồi ghế và chờ gọi tên theo số thứ tự
Bước 7: Vào bàn khám và thực hiện khám lâm sàng cùng với bác sĩ chuyên khoa khi đến lượt
Bước 8: Nhận chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa: Chỉ định cận lâm sàng, chỉ định chuyển viện, vào viện, các thủ thuật, chuyển khám chuyên khoa...
Bước 9: Nếu không có chỉ định cận lâm sàng từ bác sĩ chuyên khoa:
Bệnh nhân nhận toa thuốc và lịch tái khám (nếu có) từ bác sĩ
- Đến khu tiếp nhận, nộp sổ và toa thuốc để nhân viên y tế đối chiếu thông tin trên sổ y bạ và máy tính
- Nhân viên y tế đóng dấu vào đơn thuốc và sổ y bạ
- Bệnh nhân thanh toán viện phí
- Bệnh nhân đến quầy lĩnh thuốc, mua thuốc theo sự hướng dẫn của nhân viên
- Ra về.
Bước 10: Nếu có chỉ định cận lâm sàng từ bác sĩ chuyên khoa:
- Bệnh nhân đến phòng cận lâm sàng, kết hợp cùng kỹ thuật viên thực hiện các dịch vụ theo yêu cầu của bác sĩ
- Nhận kết quả cận lâm sàng
- Quay lại phòng khám ban đầu để bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán bệnh lý dựa trên kết quả cận lâm sàng
Bước 11: Nếu không có yêu cầu nhập viện:
- Bệnh nhân nhận toa thuốc và lịch tái khám từ bác sĩ
- Đến khu tiếp nhận, nộp sổ và toa thuốc để nhân viên y tế đối chiếu thông tin trên sổ y bạ và máy tính
- Nhân viên y tế đóng dấu vào đơn thuốc và sổ y bạ
- Bệnh nhân thanh toán viện phí
- Bệnh nhân đến quầy lĩnh thuốc, mua thuốc theo sự hướng dẫn của nhân viên
- Ra về.
Bước 12: Nếu có chỉ định nhập viện từ bác sĩ, bệnh nhân đến khu tiếp nhận làm thủ tục nhập viện.
Quy trình khám bệnh tại phòng khám cấp cứu
Bước 1: Bệnh nhân cấp cứu (Nội, Ngoại, Nhi, chuyên khoa) vào phòng cấp cứu để được nhân viên y tế sơ cứu và làm thủ tục khám bệnh
Bước 2: Khám cấp cứu và nhận chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa: Chỉ định chuyển viện, vào viện, chỉ định cận lâm sàng, các thủ thuật, chuyển khám chuyên khoa...
Bước 3: Nhân viên y tế ghi chép đầy đủ chỉ định từ bác sĩ và đơn thuốc
Bước 4: Bệnh nhân đến cửa thanh toán đối chiếu thông tin trong sổ y bạ và trên máy tính
Bước 5: Nhân viên đóng dấu đơn thuốc vào sổ y bạ. Bệnh nhân thanh toán viện phí
Bước 6: Nếu không có yêu cầu nhập viện:
- Bệnh nhân đến quầy lĩnh thuốc, mua thuốc theo sự hướng dẫn của nhân viên
- Ra về.
Bước 7: Nếu có chỉ định nhập viện từ bác sĩ, bệnh nhân đến khu tiếp nhận làm thủ tục nhập viện.
Bảng giá dịch vụ y tế
Ngày 29/10/2015 theo thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC của Bộ Y tế - Bộ Tài chính, Bệnh viện Đống Đa cung cấp bảng giá dịch vụ khám bệnh và điều trị bảo hiểm y tế với mức chi phí tương đối hợp lý.
BẢNG GIÁ KHÁM BỆNH
Dịch vụ | Đơn vị | Chi phí (VNĐ) | Ghi chú |
Khám bệnh tại bệnh viện hạng II | Lần | 35.000 |
BẢNG GIÁ GIƯỜNG BỆNH
Dịch vụ | Đơn vị | Chi phí (VNĐ) | Ghi chú |
Ngày điều trị Hồi sức tích cực (ICU) | Ngày | 568.900 | Chưa bao gồm chi phí máy thở (nếu có) |
Ngày giường bệnh hồi sức cấp cứu, chống độc | Ngày | 279.100 | Chưa bao gồm chi phí máy thở (nếu có) |
Ngày giường bệnh nội khoa | |||
Loại 1: Các khoa: Truyền nhiễm, Hô hấp, Tiêu hoá, Thận học, Nội tiết, Huyết học, Ung thư, Tim mạch, Tâm thần, Thần kinh, Nhi |
Ngày | 178.500 | |
Loại 2: Các Khoa: Cơ - Xương - Khớp, Răng Hàm Mặt, Ngoại, Da liễu, Dị ứng, Tai - Mũi - Họng, Mắt, Phụ - Sản không mổ; YHDT/ Phục hồi chức năng cho nhóm người bệnh tổn thương tủy sống, chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não | Ngày | 152.500 | |
Loại 3: Các khoa: YHDT, Phục hồi chức năng |
Ngày | 126.600 | |
Ngày giường bệnh ngoại khoa, bỏng | |||
Loại 1: Sau các phẫu thuật đặc biệt. Bỏng độ 3 - 4 trên 70% diện tích cơ thể | Ngày | 255.400 | |
Loại 2: Sau các phẫu thuật loại 1; Bỏng độ 3 - 4 từ 25 - 70% diện tích cơ thể |
Ngày | 204.400 | |
Loại 3: Sau các phẫu thuật loại 2; Bỏng độ 2 trên 30% diện tích cơ thể, Bỏng độ 3 - 4 dưới 25% diện tích cơ thể |
Ngày | 188.500 | |
Loại 4: Sau các phẫu thuật loại 3; Bỏng độ 1, độ 2 dưới 30% diện tích cơ thể | Ngày | 152.500 |
BẢNG GIÁ SIÊU ÂM
Dịch vụ | Đơn vị | Chi phí (VNĐ) | Ghi chú |
Thực hiện siêu âm | Lần | 49.000 | |
Thực hiện siêu âm kết hợp với đo trục nhãn cầu | Lần | 70.600 | |
Thực hiện siêu âm trực tràng, đầu dò âm đạo | Lần | 176.000 | |
Thực hiện siêu âm Doppler màu tim/mạch máu | Lần | 211.000 |
BẢNG GIÁ CÁC THỦ THUẬT
Dịch vụ | Đơn vị | Chi phí (VNĐ) | Ghi chú |
Thực hiện bơm rửa khoang màng phổi | Lần | 203.000 | |
Thực hiện bơm rửa niệu quản sau tán sỏi | Lần | 454.000 | Ngoài cơ thể |
Thực hiện bơm streptokinase vào khoang màng phổi | Lần | 1.003.000 | |
Thực hiện cắt chỉ | Lần | 30.000 | Chỉ áp dụng với người bệnh ngoại trú |
Thực hiện chọc hút khí màng phổi | Lần | 136.000 | |
Thực hiện chọc dò màng tim | Lần | 234.000 | |
Thực hiện chọc rửa màng phổi | Lần | 198.000 | |
Thực hiện chọc dò màng bụng hoặc màng phổi | Lần | 131.000 | |
Thực hiện tháo dịch màng bụng hoặc mang phổi dưới hướng dẫn của siêu âm | Lần | 169.000 | |
Cấp cứu ngừng tuần hoàn | Lần | 458.000 | Bao gồm cả bóng dùng nhiều lần |
Thực hiện chọc dò sinh thiết vú dưới siêu âm | Lần | 170.000 | Trường hợp dùng bơm tiêm thông thường để chọc hút |
Thực hiện chọc dò tủy sống | Lần | 100.000 | Chưa bao gồm kim chọc dò |
Thực hiện chọc hút dịch điều trị u nang giáp | Lần | 161.000 | |
Thực hiện chọc hút dịch điều trị u nang giáp dưới hướng dẫn của siêu âm | Lần | 214.000 | |
Thực hiện chọc hút u hoặc hạch | Lần | 104.000 | |
Thực hiện chọc hút u, áp xe, hạch hoặc một số tổn thương khác dưới hướng dẫn của siêu âm | Lần | 145.000 | |
Thực hiện chọc hút tế bào tuyến giáp | Lần | 104.000 | |
Thực hiện chọc hút tế bào tuyến giáp dưới hướng dẫn của siêu âm | Lần | 144.000 | |
Thực hiện chọc hút tủy làm tủy đồ | Lần | 523.000 | Bao gồm cả kim chọc hút tủy dùng nhiều lần |
Thực hiện chọc hút tủy làm tủy đồ | Lần | 121.000 | Chưa bao gồm cả kim chọc hút tủy
Kim chọc hút tủy tính theo thực tế sử dụng |
Dẫn lưu màng phổi tối thiểu | Lần | 583.000 | |
Dẫn lưu màng phổi, ổ ép xe phổi dưới hướng dẫn của siêu âm | Lần | 658.000 | |
Dẫn lưu màng phổi, ổ ép xe phổi dưới hướng dẫn của chụp cắt lớp vi tính | Lần | 1.179.000 | |
Đặt nội khí quản | Lần | 555.000 | |
Đặt sonde dạ dày | Lần | 85.400 | |
Thực hiện mở khí quản | Lần | 704.000 | |
Thực hiện mở thông bàng quang | Lần | 360.000 |
BẢNG GIÁ NỘI SOI
Dịch vụ | Đơn vị | Chi phí (VNĐ) | Ghi chú |
Thực hiện nội soi phế quản dưới gây mê có sinh thiết | Lần | 1.743.000 | |
Thực hiện nội soi phế quản dưới gây mê không sinh thiết | Lần | 1.443.000 | |
Thực hiện nội soi phế quản dưới gây mê lấy dị vật phế quản | Lần | 3.243.000 | |
Thực hiện nội soi phế quản ống mềm gây tê có sinh thiết | Lần | 1.105.000 | |
Thực hiện nội soi phế quản ống mềm gây tê | Lần | 738.000 | |
Thực hiện nội soi phế quản ống mềm gây tê lấy dị vật | Lần | 2.547.000 | |
Thực hiện nội soi dạ dày - thực quản - tá tràng ống mềm có sinh thiết | Lần | 410.000 | |
Thực hiện nội soi dạ dày - thực quản - tá tràng ống mềm không sinh thiết | Lần | 231.000 | |
Thực hiện nội soi đại trực tràng ống mềm có sinh thiết | Lần | 385.000 | |
Thực hiện nội soi đại trực tràng ống mềm không sinh thiết | Lần | 287.000 | |
Thực hiện nội soi trực tràng ống mềm không sinh thiết | Lần | 179.000 | |
Thực hiện nội soi đại trực tràng có sinh thiết | Lần | 278.000 | |
Thực hiện nội soi ổ bụng | Lần | 793.000 | |
Thực hiện nội soi ổ bụng có sinh thiết | Lần | 937.000 | |
Thực hiện nội soi bàng quang - nội soi niệu quản | Lần | 906.000 | Chưa bao gồm JJ |
Thực hiện nội soi bàng quang có sinh thiết | Lần | 621.000 | |
Thực hiện nội soi bàng quang không sinh thiết | Lần | 506.000 | |
Thực hiện nội soi bàng quang và lấy máu cục hoặc gắp dị vật | Lần | 870.000 |
Thời gian làm việc
Bệnh viện Đống Đa làm việc từ thứ Hai đến Chủ Nhật hàng tuần. Thời gian làm việc từ 7h00 - 18h00.
Cấp cứu: 24/24h.
Thông tin liên hệ
Để đặt lịch khám bệnh và điều trị tại Bệnh viện Đống Đa, người bệnh liên hệ với bệnh viện theo thông tin sau:
Địa chỉ: Ngõ 180 Nguyễn Lương Bằng, phường Quang Trung, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
Email: bvdongda@gmail.com
Website: https://benhviendongda.vn.
Xem đường đến Bệnh viện Đống Đa
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!