Đau dạ dày nằm ở đâu, bên nào trên cơ thể người đều phụ thuộc vào vị trí của dạ dày và nơi mà cơ quan này bị thương tổn. Chính vì vậy, người bệnh cần phải có kiến thức về dạ dày nằm ở vị trí nào, đau ở đâu thì mới xác định và phân biệt được chính xác dấu hiệu đau bụng có phải do đau dạ dày hay do bệnh lý đường tiêu hóa khác gây ra.
Vị trí dạ dày nằm ở đâu?
Dạ dày hay còn được gọi là bao tử, là bộ phận có hình dạng giống một chiếc túi hình chữ J và cũng là nơi có khả năng phình to nhất thuộc đường tiêu hóa. Dạ dày bao gồm bờ cong nhỏ dạ dày, bờ cong lớn dạ dày và cuống dạ dày.
Thức ăn sẽ đi qua thực quản rồi đến cuống dạ dày để vào trong “túi” dạ dày, nhờ vào chức năng của cơ thắt thực quản dưới.
Với người trường thành thì dạ dày có thể chứa khoảng 2 – 4 lít chất lỏng và thức ăn, trong khi đó em bé sơ sinh chỉ khoảng 30ml. Tuy nhiên, thức ăn chỉ ở trong dạ dày trong vài giờ ( 3h – 4h). Bởi vì, dạ dày sẽ tiết axit cùng với chất xúc tác enzyme, khi này các cơ của dạ dày cũng sẽ thực hiện chức năng co bóp để tiêu hóa thức ăn.
Sau khi dạ dày thực hiện xong chức năng của mình thì lúc này hỗn hợp thức ăn cùng với axit dạ dày sẽ được di chuyển vào tá tràng, đến ruột non và ruột già.
Vậy chính xác hơn thì dạ dày nằm ở đâu trên cơ thể người?
Dựa theo cấu trúc của bộ phận nội tạng trong cơ thể người, thì dạ dày nằm ở bên trái phía trên của khoang bụng, nhưng nằm dưới gan và gần với lá lách. Trong hệ tiêu hóa thì vị trí dạ dày nằm ở giữa thực quản và tá tràng. Chính vì vậy mà đau dạ dày đôi khi bị người bệnh nhầm lẫn sang một số bệnh lý khác.
Thông thường thì dạ dày không có một vị trí cố định nào cả, bởi nó có thể ở nhiều vị trí khác nhau do kéo dài từ cuối thực quản đến tá tràng. Đồng thời hình dáng của nó có thể sẽ thay đổi tùy thuộc vào khối lượng thức ăn và chất lỏng được đưa vào cơ thể giống như đã giải thích ở phần nội dung trên.
Bờ cong nhỏ và bờ cong nhỏ dạ dày nằm ở đâu cũng phụ thuộc vào đó, vị trí tương ứng với mức độ phình của dạ dày. Bởi đoạn bộ phận của dạ dày này được coi như đường viền của dạ dày. Cụ thể, bờ cong nhỏ ngắn, là phần nằm bên phải ổ bụng thuộc vị trí trung tâm thượng vị và có hình dạng lõm. Ngược lại bờ cong lớn thì dài hơn và nằm ở bên trái ổ dụng.
Đau dạ dày là đau bên nào của ổ bụng?
Trong ổ bụng của con người được chia thành Thượng vị (vùng phía trên rốn) và Hạ vị (vùng dưới rốn). Vậy nên, đau dạ dày nằm ở đâu trong cơ thể người đều được xác định dựa theo 2 nơi này và tương ứng với 2 vị trí đau bao tử thường gặp, đó là:
Đau vùng thượng vị
Đối với bệnh đau dạ dày, trào ngược dạ dày thì bệnh nhân thường sẽ gặp triệu chứng này là chủ yếu. Thông thường cơn đau sẽ kéo dài từ phần ở trên rốn rồi lan xuống gần xương sườn, đôi khi lại quặn lại thành cơn, nhất là mỗi khi ăn xong sẽ thấy đau âm ỉ trong nhiều giờ liền nên khá dễ phát hiện.
Tuy nhiên, để chắc chắn hơn về những triệu chứng đau bụng của mình gặp phải có đúng là do bệnh này gây ra hay không thì bạn vẫn cần có kiến thức về đau dạ dày người nằm ở đâu
Đau phía trên bên trái và bên phải
Với vị trí này thì người bệnh thường sẽ có cảm giác đau bụng kèm thêm một số dấu hiệu điển hình khác như cồn cào bụng như đang đói, xót ruột và nóng bụng. Sau khi ăn thì sẽ triệu chứng này sẽ đỡ hơn, nhưng rồi lại cảm thấy đầy bụng, khó tiêu, nặng hơn thì sẽ thấy buồn nôn, nôn.
Vậy nên, để xác định và phân biệt được chính xác là bệnh gì thông qua dấu hiệu đau bụng thì có thể thấy rằng dạ dày nằm ở bên nào rất quan trọng. Nó sẽ giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán và lên phác đồ điều trị bệnh đau dạ dày hiệu quả hơn.
Vị trí đau dạ dày ở đâu? – Đau giữa ổ bụng
Thường thì vị trí đau ở giữa bụng thường không rõ rệt, nên những người bệnh có triệu chứng này sẽ khó xác định hơn so với những vị trí khác. Bởi vì giữa ổ bụng có khá nhiều bộ phận nội tạng khác nữa, nên có thể bị nhầm lẫn sang một số bệnh lý như viêm tụy, viêm ruột thừa hoặc sỏi thận…
Tuy nhiên, ngoài đau giữa bụng ra bạn còn có dấu hiệu ợ hơi, ợ chua, khó tiêu, trướng bụng, đầy bụng, buồn nôn… thì có thể đó là do đau dạ dày gây ra.
Gợi ý cách làm giảm đau dạ dày tức thì
Sau khi đã nhận biết vị trí đau dạ dày ở đâu thì bạn sẽ được chẩn đoán bệnh chính xác hơn. Và đưa ra được hướng xử lý thức thì để thuyên giảm triệu chứng đau bụng. Chuyên gia đưa ra một vài cách đơn giản thực hiện tại nhà, bạn có thể tham khảo.
Uống trà gừng làm giảm đau bụng
Gừng không chỉ là một loại gia vị được nêm nếm vào món ăn mà còn được dùng để làm thuốc chữa bệnh nhờ vào chất kháng sinh, chống viêm và chống oxy hóa tự nhiên có trong thành phần hoạt chất của gừng.
Những chất đó có công dụng diệt khuẩn, kích thích tiêu hóa và làm giảm đau rất tốt. Vậy nên khi người bệnh uống vào sẽ có cảm giác thoải mái và bụng êm hơn.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị khoảng 10g gừng tươi, đã được rửa sạch và ráo nước.
- Thái gừng thành từng lát mỏng, để khi ngâm trong nước sôi thì các hoạt chất sẽ tan ra và dễ hấp thu hơn.
- Đậy kín trong khoảng 15 phút, là có thể uống được. Tuy nhiên nên để còn hơi ấm uống sẽ cảm thấy dịu chỗ đau nhanh hơn.
Chườm nóng vùng đau bụng
Sau khi đã xác định được đau dạ dày nằm ở chỗ nào thì người bệnh cũng dễ dàng thực hiện cách này hơn. Thực ra thì việc chườm nóng có tác dụng khá ổn, nhưng chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn.
Bởi sức nóng của túi chườm sẽ giúp lưu thông máu dễ dàng hơn, các cơ được vận động cũng như co giãn, nên thuyên giảm được phần nào chứng đau bụng.
Cách thực hiện:
- Dùng túi giữ nhiệt chuyên dụng rồi cho một lượng nước ấm, không dùng nước còn quá nóng vì dễ gây bỏng da.
- Nếu không có túi thì bạn có thể thay thế bằng chai thủy tinh hoặc chiếc ăn nhúng vào nước còn ấm, nhưng cần phải thận trọng.
Massage bụng giảm đau dạ dày
Người bệnh cảm thấy đau dạ dày nằm vị trí nào thì nên tập trung massage tại vị trí đó nhẹ nhàng và nhiều lần hơn, như vậy sẽ giúp tăng lưu thông máu đến bụng. Từ đó triệu chứng đau bụng cũng sẽ thuyên giảm rõ rệt hơn.
Cách thực hiện:
- Hai tay đặt chồng lên nhau, rồi từ từ xoa xoa nhẹ nhàng ở khu vực đau theo chiều quay của kim đồng hồ
- Trong quá trình xoa thì người bệnh nên thở bụng thật lâu.
- Dùng ngón tay ấn lên vùng bụng đau một cách nhẹ nhàng, lực vừa phải và cứ thực hiện liên tục như vậy cho đến khi cảm thấy đỡ đau.
Với những mẹo giúp thuyên giảm chứng đau dạ dày ở trên chỉ có tác dụng tạm thời, không thể thay thế được những phương pháp chữa bệnh đặc trị. Vậy nên khi xác định được vị trí đau dạ dày nằm ở đâu thì người bệnh không nên chỉ áp dụng những cách ở trên, hãy đến bệnh viện để được chẩn đoán và có phác đồ điều trị bệnh dạ dày chuẩn xác nhất. Như vậy mới có thể xóa bỏ những biến chứng nguy hiểm mà bệnh có thể gây ra.
Xem thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!