Đau dạ dày ăn xoài được không? Là điều băn khoăn của nhiều bệnh nhân hiện nay. Bởi xoài là thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất chất thiết giúp tăng cường sức khỏe của người bệnh. Trong bài viết dưới đây, Tapchidong.org giúp bạn giải đáp thắc mắc.
Đau dạ dày ăn xoài được không?
Xoài được biết đến là trái cây chứa nhiều chất xơ, vitamin, hoạt chất khác giúp phòng ngừa ung thư, tốt cho mắt, hệ tiêu hóa, người bệnh bị tiểu đường,… Vậy đau dạ dày ăn xoài được không? Theo một số nghiên cứu khoa học, trong xoài có nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe như:
- Hàm lượng vitamin C, chất xơ dồi dào giảm cholesterol trong máu, tăng cường hệ miễn dịch, chống lão hóa và làm đẹp cho làn da.
- Hoạt chất Methyl gallate, isoquercitrin tác dụng chống oxy hóa, ngăn ngừa tế bào ung thư
- Hàm lượng sắt cùng thành phần qcos đóng vai trò quan trọng cho quá trình tạo máu, giảm nguy cơ thiêu smasu và hệ tiêu hóa luôn phát triển khỏe mạnh
Xoài với nhiều công dụng tuyệt vời, nhưng theo chuyên gia khuyến cáo người bị đau dạ dày KHÔNG NÊN ĂN XOÀI, đặc biệt là xoài chua.
Bởi hàm lượng vitamin C trong xoài dung nạp vào cơ thể tăng bài tiết dịch vị dạ dày và khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn. Hơn nữa, chất xơ trong xoài không hòa tan dẫn đến khó tiêu, hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng, bị táo bón.
Ngoài ra, người bệnh bổ sung xoài đặc biệt là xoài chua gây kích thích dạ dày co bóp, xuất hiện cơn đau dạ dày cùng triệu chứng ợ hơi, ợ chua. Ở một số trường hợp người bệnh bị chảy máu dạ dày.
Nếu bạn muốn ăn xoài nên chọn quả ngọt chín và nên ăn với lượng vừa phải. Không nên ăn xoài chua, khi bụng đói.
Những loại quả nên và không nên ăn khi bị đau dạ dày
Bên cạnh câu trả lời về đau dạ dày có ăn được xoài không? Ăn xoài có bị đau dạ dày không? Chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo một số loại quả bạn cần bổ sung và kiêng khem giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh nghiêm trọng hơn.
Những loại quả không nên ăn khi bị đau dạ dày
- Quả chanh: Trong chanh chứa nhiều axit, khi dung nạp chanh vào cơ thể tăng bài tiết dịch vị, niêm mạc dạ dày bị bào mòn, đau dạ dày và một số triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, nóng rát vùng thượng vị.
- Quả cóc: Tương tự như chanh, trong quả cóc chứa nhiều axit gây kích thích dạ dày và tổn thương niêm mạc và tình trạng bệnh diễn biến nghiêm trọng hơn.
- Dứa (thơm): Dứa cũng là một trong những trái cây người bệnh nên kiêng khiến axit dịch trong dịch vị tăng và cơn đau dạ dày nghiêm trọng hơn. Nhưng trong trái cây này chưa nhiều protein có lợi nên bạn không cần kiêng kỵ tuyệt đối, có thể bổ sung một lượng nhỏ và khi bụng no, không nên ăn dứa khi bụng đói
- Kiwi: Kiwi chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, tuy nhiên trái cây này tính hàn cao, nếu bổ sung thường xuyên gây tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng đến dạ dày.
- Quả đào: Trong đào có tính hàn, dung nạp nhiều vào cơ thể dẫn đến tiêu chảy, cơn đau dạ dày nghiêm trọng hơn. Theo khuyến cáo từ chuyên gia dinh dưỡng, bạn nên bổ sung khoảng 2-3 quả đào/ tuần.
- Quả hồng: Bổ sung hồng khi bị đau dạ dày khiến cơn đau bụng tái phát, ảnh hưởng hệ tiêu hóa và dạ dày người bệnh. Khi hoạt chất, tanin và pectin trong quả hồng kết hợp với axit trong dịch vị gây khó tiêu, người bệnh chướng bụng, đặc biệt ăn khi đói tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
Những loại quả đau dạ dày người bệnh nên bổ sung
Ngoài những trái cây cần phải kiêng khem, người bệnh cần bổ sung trái cây trung hòa lượng axit trong dạ dày và cung cấp chất xơ hỗ trợ tiêu hóa và giảm đau hiệu quả như:
- Táo hỗ trợ điều trị đau dạ dày: Táo là một trong những trái cây chứa nhiều chất xơ hòa tan, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Bổ sung táo cho cơ thể giúp kích thích hệ tiêu hóa, hoạt động phân hủy thức ăn diễn ra nhanh hơn, giảm đau, ợ hơi, ợ chua và triệu chứng đau dạ dày khác
- Dây tây: Dây tây cung cấp các dưỡng chất có lợi giúp phục hồi niêm mạc bị tổn thương. Hơn nữa khi cơn đau dạ dày do axit tăng cao, bổ sung một vài quả dâu tây khiến làm dịu và giảm sự cồn cào khó chịu trong đường ruột.
- Bổ sung chuối cải thiện đau dạ dày: Hàm lượng lớn hoạt chất pectic trong chuối giúp cải thiện triệu chứng ợ hơi, ợ chua chướng bụng, khó tiêu,… Hơn nữa vitamin A, C, E trong chuối tác dụng chống oxy hóa và nhiễm trùng hệ tiêu hóa. Ngoài ra hoạt chất probiotic giúp sản sinh vi khuẩn có lợi trong đường ruột, ngăn ngừa chảy máu dạ dày.
- Đu đủ: Theo một số nghiên cứu, đu đủ chứa nhiều dưỡng chất kích thích hệ tiêu hóa, chống táo bón, ức chế vi khuẩn viêm niêm mạc dạ dày. Bên cạnh đó dưỡng chất Chymopapain, enzyme papain giúp sản sinh acidlic giảm đau dạ dày nhanh chóng. Bạn có thể ăn trực tiếp hoặc xay sinh tố nhưng không nên sử dụng đu đủ xanh. Bởi đu đủ xanh chứa nhiều nhựa và papain bào mòn niêm mạc dạ dày và khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
- Quả lựu: Thành phần và dưỡng chất trong quả lựu kiểm soát cơn đau dạ dày cấp tính, cung cấp chất dinh dưỡng bồi bổ sức khỏe.
- Việt quất: Thành phần chất xơ, vitamin trong việt quất giúp ức chế gốc tự do gây viêm nhiễm, nâng cao hệ miễn dịch. Người bệnh đau dạ dày do vi khuẩn HP không nên bỏ qua việt quất. Hơn nữa hoạt chất proanthocyanidins flavonoid trong việt quất chống vi khuẩn gây hại, ngăn ngừa viêm nhiễm niêm mạc dạ dày.
- Cherry: Với hoạt chất flavonoid dồi dào, cherry chống oxy hóa, chống viêm nhiễm đường ruột, dạ dày cải thiện hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, ức chế vi khuẩn và ngăn ngừa nhiễm trùng
- Bơ: Bơ là một trong những trái cây tốt cho người bệnh đau dạ dày, hàm lượng chất xơ và kali dồi dào hỗ trợ hệ tiêu hóa ngăn ngừa cơn đau. Hơn nữa hàm lượng omega-3 giúp chống viêm và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Cà tím: Với nhiều thành phần có lợi như Lipip, protid, glucid, vi khoáng lượng giúp quá trình tiêu hóa thức ăn trong dạ dày diễn ra tốt hơn, cải thiện triệu chứng ợ hơi, ợ chua,…
Lời khuyên bác sĩ người bệnh bị đau dạ dày
Khi bị đau dạ dày bên cạnh trái cây nên ăn và không nên ăn, người bệnh cần lưu ý những điều dưới đây giúp phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả.
- Nên ăn trái cây sau bữa ăn chính từ khoảng 30- 1 tiếng, không nên sử dụng ngay sau khi ăn
- Không ăn trái cây khi bị đói, bởi sẽ kích thích tăng axit trong dạ dày và cơn đau nghiêm trọng hơn
- Không bổ sung trái cây sau khi uống thuốc tây, bởi sẽ gây tương tác và giảm tác dụng của thuốc
- Người bệnh cần ăn chậm nhai kỹ và chia nhỏ nhiều bữa ăn trong ngày giúp giảm áp lực lên dạ dày
- Người bệnh ăn đúng giờ, đủ bữa, không bỏ bữa, tuy nhiên không nên ăn quá no hoặc để bụng quá đói
- Đi thăm khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ, không tự ý sử thuốc tránh ảnh hưởng đến sức khỏe
- Luôn giữ tinh thần thoải mái, không bị căng thẳng stress, không thức khuya và làm việc khoa học, nghỉ ngơi hợp lý
- Luyện tập thể dục thể thao giúp nâng cao sức khỏe và hệ miễn dịch, giảm đau cải triệu chứng bệnh
- Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể, nên bổ sung nước ép chứa nhiều khoáng chất và vitamin cần thiết
- Không sử dụng rượu bia, chất kích thích, đồ ăn cay nóng ảnh hưởng đến bệnh dạ dày
Bài viết đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc đau dạ dày ăn xoài được không? Bên cạnh đó kết hợp với tư vấn của bác sĩ giúp bạn đọc chế độ dinh dưỡng khoa học giúp hỗ trợ và điều trị bệnh hiệu quả.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!