Đơn thuốc rối loạn tiền đình sẽ được kê tùy theo thể trạng và thể bệnh của mỗi người. Trong bài viết dưới đây, chuyên trang xin thông tin tới quý độc giả đơn thuốc điều trị rối loạn tiền đình, từ đó giúp người bệnh lựa chọn được phương pháp phù hợp thoát khỏi bệnh tiền đình.
Nhóm thuốc Tây xuất hiện trong đơn thuốc rối loạn tiền đình
Hiện có rất nhiều loại thuốc Tây được giới thiệu với công dụng đặc trị bệnh tiền đình. Dưới đây chuyên trang xin giới thiệu một số nhóm thuốc thường xuất hiện trong toa đơn của bác sĩ.
- Flunarizine: Đây là loại thuốc được sử dụng làm giảm chứng đau đầu, chóng mặt do rối loạn tiền đình. Tuy nhiên nếu sử dụng quá nhiều người bệnh có thể gia tăng nguy cơ bị trầm cảm hoặc hội chứng Parkinson.
- Cinnarizin: Là thuốc kháng Histamine H1 chủ trị rối loạn tiền đình có tác dụng giảm chứng ù tai, hoa mắt, choáng váng, mất thăng bằng. Loại thuốc này có tác dụng phụ là gây uể oải, buồn ngủ cả ngày, một số người bị rối loạn tiêu hóa.
- Duxil: Thuốc được bào chế gồm nhiều hoạt chất có tác dụng tăng oxy ở các mô, đặc biệt ở não. Vì vậy, người bị bệnh tiền đình sử dụng thuốc để giảm chứng choáng váng, mệt mỏi.
- Tanganin: Được chỉ định trong trường hợp người bệnh bị đau đầu không rõ nguyên nhân, người bệnh bị tiền đình rối loạn sau phẫu thuật hoặc sau chấn thương,.. Tuy nhiên cần chú ý tới một số tác dụng phụ của thuốc như: dị ứng nổi mẩn đỏ, táo bón,…
- Stugezol: Là loại thuốc có tác dụng giảm hoa mắt, ù tai, buồn nôn, chóng mặt,… thường được sử dụng trong đơn thuốc rối loạn tiền đình. Tuy nhiên thuốc này thường gây ra một số tác dụng phụ như: khó tập trung, suy giảm trí nhớ, mất ngủ.
- Piracetam: Thường được chỉ định để điều trị triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình ốc tai như mất thăng bằng, mệt mỏi, ù tai, chóng mặt,…
- Vipocetin: Được chỉ định sử dụng trong nhiều trường hợp người bệnh mắc bệnh lý liên quan tới mạch máu não, trong đó có tiền đình rối loạn.
- Ginko biloba: Đây là loại thuốc bổ tiền đình chiết suất từ lá khô của cây có tác dụng tăng tuần hoàn máu não, hỗ trợ cung cấp oxy lên não, giảm thiểu năng tuàn hoàn máu não hiệu quả.
Gợi ý một số đơn thuốc trị rối loạn tiền đình theo Tây y
Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc rối loạn tiền đình dựa theo thể trạng, độ tuổi, những biểu hiện lâm sàng của người bệnh. Vì vậy, người bệnh cần tuân thủ theo toa đơn bác sĩ kê, không tự ý gia giảm sử dụng để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất. Một số đơn thuốc chữa rối loạn tiền đình bạn đọc có thể tham khảo như sau:
Người có thể trạng bình thường:
- Đơn 1: Gồm các loại thuốc như Ginkovimax 2v/2l, Efferalgan Codein sủi 500mg 1v/1l cách 4-6h, Magie B6 2v/2l, Ginkovimax 2v/2l
- Đơn 2: Các loại thuốc trong toa gồm: Piracetam 800mg 2v/2l, Hapacol codein 1v/1l cách 4-6h, THN Thái Dương 4v/2l, Magie B6 2v/2l
Toa thuốc rối loạn tiền đình cho người bị đau dạ dày:
- Đơn 1 gồm: Partamol 500mg 4v/2l, Hoạt huyết CM3 2v/2l, 3B 2v/2l, Stugezol 25mg 4v/2l
- Đơn 2 gồm: Tanganin 500mg 4v/2l, Panadol 500mg 4v/2l, HH Minh Não Khang 2v/2l, Vitamil B6 2v/2l
Toa đơn với phụ nữ có thai:
- Đơn 1 gồm: Hoạt huyết Thái Dương 2v/2l, Partamol 500mg 4v/2l, 3B 2v/2l, Stugezol 25mg 4v/2l
- Đơn 2 gồm: Hapacol 500mg 4v/2l, Stugezol 25mg 4v/2l, Ginkovimax 2v/2l, 3B 2v/2l
Toa đơn cho người già 80 tuổi:
- Đơn 1 gồm: Hapacol Codein sủi 500mg 1v/1l cách 4-6h, Caviton 5mg 4v/2l, HHDN Nhất Tâm 2v/2l, Vitamin B6 2v/2l
- Đơn 2 gồm: Panadol Extra 4v/2l, Tanganin 500mg 4v/2l, HHDN Traphaco 6v/2l, 3B 2v/2l
Sử dụng toa thuốc rối loạn tiền đình theo Tây y có ưu điểm là loại bỏ nhanh triệu chứng khó chịu tuy nhiên đây chỉ là phương pháp điều trị ở phần ngọn, không thể chữa triệt để. Ngoài ra sử dụng thuốc Tây còn tiềm ẩn một số tác dụng phụ không mong muốn, đặc biệt người bệnh có thể bị phụ thuộc vào thuốc.
Rối loạn tiền đình theo Đông y và đơn thuốc đặc trị từ gốc
Trong Đông y, rối loạn tiền đình thuộc chứng huyễn vựng với 2 thể chính gồm:
- Huyễn vựng do hư chứng: Người luôn mệt mỏi, choáng váng, khó ngủ, tứ chi lạnh buốt.
- Huyễn vựng cho thực chứng: Người bệnh bị đầy bụng, choáng váng, khó giữ thăng bằng, miệng đắng, lưỡi đỏ, giấc ngủ chập chờn hay mộng mị.
Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do cơ thể bị ngoại tà xâm nhập dẫn tới tạng phủ suy yếu, âm dương không hòa hợp, độc tố tích tụ lâu ngày mà gây bệnh. Muốn trị bệnh cần tìm và loại bỏ hoàn toàn căn nguyên bên trong, đồng thời bồi bổ chính khí, tăng cường thể trạng ngăn bệnh tái phát.
Bài thuốc trị rối loạn tiền đình trong Đông y chiết xuất từ thảo dược tự nhiên tuyệt đối an toàn và lành tính, phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng. Không có tác dụng nhanh chóng như đơn thuốc rối loạn tiền đình theo Tây y mà dược tính sẽ từ từ thẩm thấu vào cơ thể trị bệnh theo từng giai đoạn. Một số toa thuốc chữa rối loạn tiền đình theo Đông y được sử dụng phổ biến người bệnh có thể tham khảo gồm:
Toa 1 – Thiên ma câu đằng ẩm
- Các vị thuốc: Công dụng: Thanh nhiệt, giải độc, dưỡng huyết, giảm đau đầu, hoa mắt; điều trị chứng lưỡi đỏ, mạch huyết sắc
- Cách dùng: Mỗi ngày sắc 1 thang, chia đều làm 2 – 3 lần trong ngày, uống liên tục trong vòng 3 – 5 tháng.
Toa thuốc 2 – Nhị căn thang
- Gồm các vị thuốc: 20g cát căn, 10g bán hạ, 12g xuyên khung, 30g hải đới căn, thạc xương bồ, đại giả thạch mỗi thứ 16g
- Công dụng: Lợi thấp, giải nhiệt, thanh lọc gan giảm các triệu chứng rối loạn tiền đình như: ù tai, hay quên, giấc ngủ chập chờn.
- Cách dùng: Mỗi ngày sử dụng 1 thang, chia đều uống 3 lần sáng, trưa và tối; nên sử dụng khi thuốc còn ấm.
Toa thuốc 3 – Kỷ cúc địa hoàng hoàn
- Gồm các vị thuốc: Sơn dược 160g; kỷ tử 120g; bạch cúc hoa 120g; đan bì 120g; trạch tả 120g; thục địa 320g; sơn thù 160g.
- Cách dùng: Đem hỗn hợp trên tán thành bột mịn sau đó trộn đều thành viên hoàn, bảo quản trong hộp thủy tinh để sử dụng trong 2 tháng. Mỗi lần sử dụng từ 8 – 16g pha cùng nước ấm, thêm chút muối tinh để tăng hiệu quả.
Toa thuốc 4 – Định huyễn thang
- Các vị thuốc gồm: 16g thiên ma, 16g bán hạ, 30g long cốt, 16g thiên ma, 12g đạm trúc diệp, 12g cát nhân, 12g phục thần.
- Cách dùng: Đem hỗn hợp vị thuốc sắc lấy nước cốt sử dụng mỗi ngày 1 thang. Người bệnh cần kiên trì dùng từ 7 – 15 ngày để thấy hiệu quả.
Bài viết chia sẻ kiến thức về đơn thuốc rối loạn tiền đình được sử dụng phổ biến hiện nay. Hy vọng qua đây người bệnh có thêm những thông tin hữu ích để quá trình điều trị bệnh đạt được hiệu quả tốt nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!