Diệp hạ châu hay còn được biết đến với tên cây chó đẻ răng cưa nổi tiếng với công dụng giải độc gan, chữa bệnh gan, lợi tiểu, chữa sỏi thận, tiểu đường,… Tìm hiểu về đặc điểm, công dụng, cách dùng và các kiêng kỵ, lưu ý cần biết trước khi sử dụng trong bài viết dưới đây.
Thông tin về cây diệp hạ châu
Thực tế thì trong thiên nhiên có tới 40 loại thực vật thuộc chi diệp hạ châu, nhưng phổ biến nhất vẫn là chó đẻ răng cưa có quả gai (Phyllanthus Urinaria L) và cây chó đẻ quả nhẵn (P.Niruri L).
Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi sẽ gửi đến bạn đọc thông tin về loại quả có gai, cây này phổ biến nhất ở Việt Nam đồng thời có nhiều tác dụng chữa bệnh.
- Tên dược liệu: Diệp hạ châu
- Các tên gọi khác: Cây chó đẻ, cỏ chó đẻ, chó đẻ thân xanh, chó đẻ răng cưa, lão nha châu, diệp hoè thái, cây cau trời, rút đất,…
- Tên gọi Hán Việt: Trân châu thảo, nhật khai dạ bế, diệp hậu châu
- Danh pháp trong khoa học: Phyllanthus Urinaria L
- Thuộc Chi Diệp hạ châu Phyllanthus, họ Thầu dầu Euphorbiaceae
Mô tả đặc điểm thực vật
Tại sao lại gọi là diệp hạ châu? Bởi cây có các hạt tròn nhỏ, xếp thành hàng ở mặt dưới lá nên dân gian đặt tên như vậy (diệp là lá, hạ ở bên dưới và châu tức là viên ngọc tròn).
Ngoài ra, cây còn những đặc điểm thực vật đặc trưng khác như:
- Cây thân thảo sống một năm (đôi khi sống lâu năm), mọc thẳng đứng hoặc nằm bò, có thể cao từ 40 – 80cm. Thân phân nhánh ở gần gốc, được phủ lông cứng dọc một bên thân.
- Lá mọc so le, xếp thành hai dãy đều và đối xứng nhau trên các cành non. Lá kèm hình trứng, đầu gốc tròn hơn, phía đầu tù hơi nhọn, phiến lá mỏng, cuống lá ngắn, dài khoảng 4 – 10mm, rộng 2 – 5mm, ở mép lá có lông rung, có gân lá. Hai mặt lá đều nhẵn, mặt trên màu xanh lục sẫm, mặt dưới có màu xám nhợt nhạt, phần xa trục màu lục xám đôi khi có ánh đỏ, gần trục màu xanh sẫm hơn.
- Hoa đơn tính, có hoa đực hoa cái riêng nhưng mọc cùng một cành, mùa hoa vào tháng 4 – 6 hàng năm.
- Hoa đực hình bầu dục ngược, mọc ở nách lá gần ngọn dọc theo phần ngoại biên của cành, cuống rất ngắn hoặc không có, màu trắng ngả vàng, mọc thành chùm 2 – 4 hoa, lá đài 6 hình elip thuôn dài, đĩa mật có 6 tuyến, nhị hoa 3.
- Hoa cái mọc đơn độc dưới cành, cuống hoa dài 0.5mm, có hình bầu dục hoặc mũi mác, có màu trắng hơi vàng. Hoa có 1 – 2 lá bắc con ở gốc, lá đài 6, đĩa mật hình tròn phân thuỳ, bầu nhuỵ hình trứng, vòi nhuỵ 3 tự do chẻ đôi ở đỉnh uốn cong, thuỳ cuốn ngoài.
- Kết quả vào tháng 7 – 11, quả nang mọc rủ xuống lưới lá, không có cuống, có hình cầu hơi dẹt, đường kính 2 – 2.5mm, có gai và khía mờ, chia thành 3 mảnh, mỗi mảnh có 2 van chứa 2 hạt bên trong. Hạt hình tam giác 3 cạnh, có màu nâu đỏ hơi xám, có 1 – 3 vết lõm sâu hình tròn trên mặt.
Nguồn gốc và phân bổ địa lý
Diệp hạ châu có nguồn gốc từ khu vực nhiệt đới ở Nam Mỹ, hiện nay phân bố rải rác khắp nơi trên thế giới.
Tại châu Á, cây thuốc được tìm thấy nhiều ở Đài Loan, Lào, Myanmar, Indonesia, Việt Nam, Malaysia, Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc,… Cây chỉ sinh trưởng ở khu vực nhiệt đới, có độ cao từ 100 – 600m, mọc hoang khắp nơi, có thể sống ở các cánh đồng khô, ven đường, bìa rừng, đất hoang,..
Riêng tại nước ta chi hạ diệp châu có tới 40 loại, mọc nhiều ở các tỉnh đồng bằng, ven biển, hải đảo và cả các tỉnh trung du, miền núi. Hiện nay, nhờ những tác dụng tuyệt vời của diệp hạ châu dược liệu mà nhiều nơi đã quy hoạch nuôi trồng theo quy mô lớn để sử dụng.
Thu hoạch và bào chế diệp hạ châu dược liệu
Theo kinh nghiệm dân gian, thảo dược có thể thu hoạch quanh năm, toàn bộ cây bao gồm cả rễ, thân cành, lá đều có giá trị y học.
Để sử dụng, người dân có thể dùng cây tươi hoặc dược liệu khô:
- Sử dụng tươi: Thu hái dược liệu, rửa sạch nhiều lần và sử dụng ngay.
- Sử dụng khô: Sau khi rửa sạch sẽ cây thuốc, thái thành đoạn rồi phơi nắng, đến khi gần khô thì chuyển vào phơi trong bóng râm cho đến khi khô hoàn toàn. Ngoài ra nhiều nơi còn đem sấy khô hoặc sao vàng hạ thổ dược liệu.
Ngoài ra, nhiều cơ sở còn sử dụng dược liệu để chế biến thành các sản phẩm như trà khô, trà túi lọc, cao lỏng, cao đặc,…
Đặc biệt, nhờ những tác dụng nổi trội được nghiên cứu kỹ lưỡng, nhiều công ty dược đã tiến hành chiết xuất diệp hạ châu trong một số loại thuốc Tây.
Theo Y học cổ truyền diệp hạ châu có tác dụng gì?
Trong Đông Y diệp hạ châu là thuốc gì? Các tài liệu ghi chép lại rằng, diệp hạ châu dược liệu có tính hàn, vị hơi đắng, quy vào 2 kinh Can và Phế.
Tác dụng: Thanh can, minh mục, lương huyết, thẩm thấp, lợi tiểu, giải độc, tán ứ, tiêu viêm, sát trùng, thông huyết mạch, điều kinh, thống sữa.
Theo kinh nghiệm dân gian, cây thuốc này được sử dụng để trị nhiều chứng bệnh khác nhau:
- Chữa đau họng, tưa lưỡi, chàm má, mụn nhọt, viêm da, nổi mẩn ngứa, lở loét da, sản hầu, ứ huyết đau bụng, cam tích, đau mắt
- Chữa nhiễm trùng đường tiểu, thông tiểu, phù thũng do viêm thận, sỏi thận, sỏi bàng quang, viêm ruột, tiêu chảy
- Chữa đau gan, viêm gan virus, xơ gan cổ chướng, gan nhiễm độc, suy gan do nghiện rượu, vàng da
Trên thế giới, tác dụng của vị thuốc cũng được Y học cổ truyền Trung Quốc, Ấn Độ khẳng định và tin dùng từ hàng ngàn năm nay.
Tác dụng của diệp hạ châu theo Y học hiện đại?
Mỗi một bộ phận của cây có chứa thành phần các chất hoá học khác nhau, cụ thể như:
- Lá: Phyllanthin tạo vị đắng, diệp hạ châu khô có chứa hypophyllanthin, phyllanthin
- Phân cây: Nirtetralin, niranthin, phylteralin, lignan, flavonoid, alkaloid, isobubialin, geraniicnic, acid ascorbic, acid amariinic, repandusinic A,…
Nhờ đó, Y học hiện đại nhận định đây là vị thuốc có tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh khác nhau, rất tốt cho sức khoẻ của con người.
Công dụng của diệp hạ châu với gan
Có thể nói, diệp hạ châu là vị thuốc quý cho bệnh nhân gan, có hiệu quả cho rất nhiều triệu chứng khác nhau.
- Năm 1982, GS Break Stone nhận định hoạt chất triacontanol, phyllanthin, hypophyllanthin chống virus, ức chế DNA polymerase ở virus viêm gan B, có hiệu quả điều trị viêm gan cấp tính, ngăn ngừa hình thành và phát triển viêm gan. Tuy nhiên thử nghiệm cho thấy dược liệu ít có tác dụng với viêm gan mãn tính.
- Năm 2006 nghiên cứu cho thấy chất chống oxy hóa trong diệp hạ châu có tác dụng bảo vệ gan khỏi độc tính của acetaminophen.
- Năm 2017 có nghiên cứu nhận định dược liệu có tác dụng giảm sự kháng insulin, giảm axit béo trong gan, nhờ đó có thể điều trị gan nhiễm mỡ không do rượu, xơ vữa động mạch.
- Thảo dược có tác dụng giảm hàm lượng collagen trong máu, giảm độ xơ hoá gan.
- Hoạt chất Lignan phyllanthin và hypophyllanthin được nhận định có tác dụng bảo vệ tế bào gan khỏi chất độc hại từ rượu bia, độc tố.
Hiện nay, dược liệu đã được ứng dụng nhiều trong y học hiện đại để hỗ trợ điều trị các bệnh về gan. Từ năm 1967, Viện Đông Y Hà Nội đưa vị thuốc vào điều trị xơ gan cổ trướng.
Hỗ trợ hạ đường huyết, hạ huyết áp
Một công trình nghiên cứu năm 1995 cho kết quả dược liệu có tác dụng hạ đường huyết và ổn định đường huyết.
Thử nghiệm trên thỏ cho thấy, diệp hạ châu có hoạt tính hạ đường trong máu cao hơn cả tolbutamid.
Thành phần trong thân cành, lá của dược liệu có hiệu quả hạn chế hấp thụ đường, cải thiện lưu trữ glucose, duy trì nồng độ đường trong máu ổn định, hạ huyết áp.
Tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh sỏi thận, sỏi mật
Nghiên cứu năm 1984 của Brazil đã phát hiện trong diệp hạ châu có chứa alkaloid chống co thắt cơ trơn, cơ vân, điều trị sỏi thận, sỏi mật.
Nhờ tác dụng lợi tiểu, tiêu đinh, gia tăng lượng nước tiểu, ngăn cản hình thành tinh thể calcium oxalate, giảm kích thước sỏi đã hình thành trước đó. Niệu quản thả lỏng, giúp bài tiết sỏi dễ dàng, giảm đau đớn khi tiểu tiện.
Uống trà diệp hạ châu có giảm cân không?
Hiện nay, trên nhiều diễn đàn, mạng xã hội lưu truyền nhau phương pháp giảm cân bằng cách uống trà diệp hạ châu.
Nước trà có vị hơi đắng, thanh nhiệt, mát và tốt cho cơ thể nhưng hiện nay chưa có nghiên cứu cụ thể nào về công dụng này. Tuy nhiên, uống trà thảo mộc này rất tốt cho gan, tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe.
Giải độc, chống viêm, sát khuẩn, giảm đau
Nghiên cứu năm 2000 của Viện Dược liệu Việt Nam cho thấy, dược liệu có tác dụng chống viêm cấp, giảm viêm nhiễm khi mắc bệnh vảy nến. Ngoài ra dân gian còn sử dụng để chữa mụn nhọt, rắn cắn, chữa viêm âm đạo, viêm tiết niệu, chữa giang mai, tẩy giun,…
Năm 2017, nghiên cứu chiết xuất dược liệu kháng khuẩn H.pylori ở đường tiêu hoá, ngừa lở loét, giảm axit tiết ra, chống viêm, ngăn chặn viêm loét dạ dày.
Nghiên cứu của Brazil cho thấy dược liệu có chứa gallic, hỗn hợp steroid, ester ethyl tác dụng giảm đau mạnh gấp 4 lần indomethacin, gấp 3 lần morphin.
Tác dụng với người bị HIV
Năm 1992, nghiên cứu của Nhật Bản phát hiện phyllanthus niruri có công dụng kìm hãm phát triển virus HIV. Nhờ đó, thảo dược được dùng để hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân bị HIV.
Diệp hạ châu chữa bệnh gì ở hệ tiêu hoá?
Các thành phần có trong thảo dược có tác dụng kích thích hoạt động của hệ tiêu hoá, kích thích trung tiện, chữa rối loạn tiêu hoá, táo bón, kiết lỵ, thương hàn,…
Bất ngờ tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư của diệp hạ châu
Chiết xuất từ lá diệp hạ châu có chất chống oxy hóa mạnh mẽ, tiêu diệt gốc tự do gây tổn thương tế bào.
Năm 2011, nghiên cứu cho thấy polyphenol có hiệu quả ngăn chặn tế bào ung thư xâm nhập, di căn, đặc biệt với ung thư phổi và vú đã di căn. Năm 2012, thêm một công trình nghiên cứu cho thấy diệp hạ châu có khả năng ức chế phát triển tế bào ung thư, tiêu diệt tế bào ung thư, tốt cho người ung thư đại trực tràng, ung thư gan.
10+ bài thuốc chữa bệnh hay nhất từ thảo dược diệp hạ châu
Với rất nhiều tác dụng, từ xa xưa ông cha ta đã sử dụng dược liệu này trong rất nhiều bài thuốc chữa bệnh khác nhau. Dưới đây là những bài thuốc đông y diệp hạ châu hay nhất mà bạn có thể tham khảo.
Bài thuốc 1 – chữa viêm gan B
Để hỗ trợ điều trị viêm gan virus, dân gian thường kết hợp diệp hạ châu cùng nhiều loại cây thuốc quý khác.
- Cách 1: Sắc nước thuốc từ 30g diệp hạ châu, 12g sài hồ, 12g nhân trần, 12g hạ khô thảo, 8g chi tử để uống mỗi ngày.
- Cách 2: Dùng 40g chó đẻ răng cưa cùng 20g mã đề, 12g dành dành để sắc thành nước thuốc uống hàng ngày.
- Cách 3: Chuẩn bị 10g diệp hạ châu, 5g nghệ vàng. Lần sắc đầu tiên, dùng 3 bát nước cô cạn lại còn 1 bát. Lần sắc thứ 2 và 3, sắc 2 bát nước lấy nửa bát. Trộn chung 3 lần nước thuốc với nhau, thêm 50g đường đun sôi. Chia nước thuốc thành 4 phần và uống hết trong ngày. Một liệu trình dùng 15 ngày, sau đó đi khám, nếu đỡ thì ngưng sử dụng.
- Cách 4: Sử dụng 15g chó đẻ, 12g nhân trần, 12g hạ khô thảo, 20g bạch hoa xà thiệt thảo, 20g bán chi liên, 15g bồ công anh. Tất cả dược liệu rửa sạch, sắc mỗi ngày một thang để uống.
- Cách 5: Sắc nước thuốc từ 10g diệp hạ châu và 5g uất kim và uống hàng ngày.
Bài thuốc 2 – Giải độc rượu, chữa suy gan do rượu
Uống nhiều rượu bia có thể gây tích tụ độc tố trong gan, gây suy gan.
- Dùng 20g chó đẻ kết hợp 20g cam thảo đất, rửa sạch sẽ và để ráo nước.
- Cho 2 loại thảo dược vào nồi đất, sắc với 500ml nước, cô cạn lại còn khoảng một nửa thì chia thành 2 – 3 lần uống hết hàng ngày.
Bài thuốc 3 – Chữa xơ gan cổ trướng
Để hỗ trợ điều trị bệnh xơ gan cổ trướng sử dụng độc vị diệp hạ châu khô theo cách làm dưới đây:
- Lấy 100g diệp hạ châu sắc thành 3 lần nước, lần đầu dùng 3 bát sắc lấy 1 bát, lần 2 và lần 3 sắc với 2 bát thu về một nửa.
- Trộn chung các lần nước thuốc với nhau, thêm 100g đường và đun sôi là dùng được.
Với nước thuốc thu được, chia thành 6 phần và uống 6 lần trong ngày. Một liệu trình điều trị dùng trong 30 – 40 ngày và đến kiểm tra lại tại bệnh viện.
Bài thuốc 4 – Giải độc gan
Gan tích tụ nhiều độc tố do uống nhiều bia rượu, ăn uống không khoa học, dùng nhiều thuốc có độc tố, gây nóng trong, nổi mụn nhọt ngoài ra.
Khi đó có thể tham khảo sử dụng bài thuốc sau:
- Sử dụng 12g diệp hạ châu, 12g ké đầu ngựa, 15g bồ công anh, 15g lá dâu, 15g thổ phục linh.
- Rửa sạch các dược liệu, sắc cùng 500ml nước, đun kỹ trong khoảng 20 phút rồi chia uống mỗi ngày 2 – 3 lần.
Bài thuốc 5 – Trị mụn nhọt, mụn sưng
Dùng diệp hạ châu trị mụn là một trong những bí quyết làm đẹp được lưu truyền lâu đời trong dân gian.
- Hái một nắm lá diệp hạ châu, ngâm với nước muối pha loãng rồi rửa lại nhiều lần với nước cho sạch sẽ.
- Giã nhỏ lá thuốc, thêm 1 thìa cafe nhỏ muối vào giã cùng, thêm 1 thìa nước vào, lọc chắt tách riêng bã và nước cốt.
- Nước cốt dùng để uống còn bã thuốc đắp trực tiếp lên da có mụn cho đến khi khô hoàn toàn.
Bài thuốc 6 – Chữa tưa lưỡi ở trẻ em
Hái lá và cành non cây thuốc, rửa sạch và giã nát, chắt lọc lấy nước cốt mà cho trẻ uống hàng ngày.
Bài thuốc 7 – Chữa viêm thận
Người bị viêm thận, tiểu ra máu, nước tiểu có màu đỏ, sẫm màu có thể dùng bài thuốc này:
- Chuẩn bị 40g chó đẻ răng cưa, 20g mã đề, 12g mỗi loại gồm có dành dành, nhân trần, hạ khô thảo.
- Rửa sạch sẽ các dược liệu, sắc thành nước thuốc uống mỗi ngày 1 thang.
Bài thuốc 8 – Trị ăn không ngon, đau bụng, cảm sốt
Cách làm như sau:
- Dùng 1g diệp hạ châu, 2g nhọ nồi, 1g xuyên tâm liên, đem phơi khô trong bóng râm, tán thành bột thuốc.
- Sắc nước thuốc từ bột thuốc này để uống, mỗi ngày uống 3 lần.
Bài thuốc 9 – Chữa táo bón, mắt sưng đỏ
Cách làm:
- Dùng 40g diệp hạ châu khô, rửa sạch, sắc cùng 1 lít nước trong khoảng 30 phút.
- Đến khi nước thuốc cô cạn lại còn khoảng 300ml thì chia uống hết trong ngày.
Bài thuốc 10 – Chữa bệnh sốt rét
Y học cổ truyền sử dụng dược liệu để chữa chứng bệnh sốt rét đơn giản mà hiệu quả theo bài thuốc sau:
- 8g diệp hạ châu, 10g mỗi thứ gồm hà thủ ô, thảo quả, thường sơn, lá mãng cầu ta, dây gắm, 4g mỗi loại gồm hạt cau, dây cóc và ô mai.
- Lấy 600ml nước đem sắc cùng tất cả vị thuốc, khi còn 200ml thì chia thành 2 lần uống.
Tốt nhất nên uống trước khi lên cơn sốt rét 2 tiếng, trong trường hợp không cắt được cơn sốt có thể thêm 10g sài hồ vào thang thuốc sau.
Bài thuốc 11 – Chữa ứ máu, máu bầm cho chấn thương
Đây là một mẹo dân gian được ông cha ta lưu truyền lại theo cách làm đơn giản như sau:
- Hái một nắm lá, thân cành của cây chó đẻ răng cưa, mần tưới, rửa sạch rồi giã thật nát.
- Thêm đồng tiện tức nước tiểu bé trai, vắt lấy nước cốt, sau đó hoà thêm 8 – 12g bột đại hoàng (có thể thêm hoặc không) để uống.
Diệp hạ châu tác dụng phụ gì không và những lưu ý khi dùng
Mặc dù là một loại thảo dược tuyệt vời có nhiều tác dụng cho sức khỏe nhưng khi sử dụng bạn cũng cần chú ý những điều sau:
- Không lạm dụng dược liệu, dùng đúng liều lượng trong các bài thuốc, đồng thời không tự ý kết hợp các dược liệu với nhau.
- Diệp hạ châu uống nhiều có tốt không còn tùy thuộc vào cách sử dụng. Thảo dược có tác dụng nhuận gan nhưng nếu người khoẻ mạnh dùng quá nhiều sẽ dẫn đến tăng tiết mật quá mức, cơ quan hoạt động quá sức gây tổn thương và sinh bệnh.
- Tương tự, uống trà diệp hạ châu có tốt không cũng do cách dùng. Trà thảo dược giải nhiệt làm mát rất tốt, nhưng nếu người không bị nhiệt mà lại dùng quá nhiều có thể làm cơ thể bị nhiễm lạnh. Lưu ý, không uống trà pha để qua đêm hoặc đun lại nhiều lần.
- Một số tác dụng phụ có thể gặp khi dùng quá nhiều gồm buồn nôn chóng mặt, kích ứng dạ dày, tiêu chảy, phát ban, mẩn ngứa, khó thở,…
- Người có tỳ vị hư hàn không nên dùng, có thể dẫn đến tác dụng phụ như đau bụng, khó tiêu, tiêu chảy,…
- Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi và phụ nữ mang thai có được uống diệp hạ châu không? Hai đối tượng này không nên sử dụng thảo mộc, ngoài ra phụ nữ đang cho con bú cũng nên cân nhắc, hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Diệp hạ châu giá bao nhiêu và địa chỉ mua uy tín
Nhu cầu sử dụng diệp hạ châu hiện nay rất lớn, dược liệu có bán nhiều ở các cửa hàng thuốc Đông y, các đại lý dược liệu.
Ngoài ra, trên thị trường còn có nhiều sản phẩm được bào chế từ thảo dược này như trà, cao, thuốc chiết xuất từ diệp hạ châu. Giá 1 hộp diệp hạ châu dùng để pha nước từ 150.000 đến 200.000 VNĐ/kg còn giá tiền viên nén thì phụ thuộc vào từng hãng sản xuất.
Vậy mua diệp hạ châu ở đâu Hà Nội để đảm bảo chất lượng và uy tín nhất?
Hiện tại, trung tâm nghiên cứu và nuôi trồng Vietfarm là thương hiệu phân phối dược liệu uy tín nhất hiện nay trên toàn quốc.
Diệp hạ châu được nuôi trồng trực tiếp tại vùng dược liệu sạch Thái Bình, cam kết không chịu tác động của các loại thuốc hóa học hay ô nhiễm môi trường. Dược liệu sạch sau khi thu hoạch được chuyển về nhà máy sản xuất khép kín, hiện đại.
Tại Vietfarm, dược liệu diệp hạ châu bao nhiêu tiền? Sản phẩm được đóng gói trong túi 1kg và túi 0.5kg với giá thành tương ứng là 180.000 VNĐ và 90.000 VNĐ.
Đặc biệt, khách hàng có hoá đơn mua hàng trên 500.000 sẽ được Vietfarm miễn cước vận chuyển trên toàn quốc.
Diệp hạ châu là một dược liệu quý nhưng không hiếm hay quá đắt đỏ, đây là niềm hy vọng mới cho nhiều bệnh nhân. Khi sử dụng, bạn cần chú ý và tham khảo ý kiến của người có chuyên môn để đảm bảo hiệu quả và an toàn nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!