Hoa tam thất được là thảo dược quen thuộc, có nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe. Đây được xem là bài thuốc chữa bệnh với chức năng an thần, tạo giấc ngủ sâu, giải tỏa căng thẳng, giúp tiêu ứ huyết, bổ máu…. Bài viết dưới đây, chuyên trang xin gửi tới quý bạn đọc những thông tin về đặc điểm, công dụng và những bài thuốc từ dược liệu này.

Những thông tin về hoa tam thất những điều cần biết

Dược liệu này chính là loại hoa mọc từ cây tam thất. Trong Đông y, đây là bài thuốc quý, hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Tuy nhiên, không phải ai cũng có những hiểu biết về cây thuốc này.

Hình ảnh bông hoa tam thất nở rộ hàng năm
Hình ảnh bông hoa tam thất nở rộ hàng năm

Dưới đây là một số thông tin về cây tam thất:

  • Tên dược liệu: cây tam thất
  • Tên gọi khác: Kim bất hoán, điền thất nhân sâm, sâm tam thất,…
  • Tên gọi theo khoa học: Panax pseudoginseng
  • Thuộc họ: Dòng thực vật có hoa thuộc họ Cuồng Cuồng

Đặc điểm thực vật hoa tam thất

Tam thất là loại hoa khá đặc biệt và mang những đặc điểm nổi bật sau đây:

  • Hoa mọc thành từng cụm nhỏ, tựa như chiếc ô, có màu sắc rất đẹp và bắt mắt. Hoa có màu xanh lục nhạt và thường ra hoa vào tháng 7 hàng năm và tháng 8 sẽ là thời điểm hoa nở rộ hơn.
  • Khi chưa ra hoa, nụ hoa tam thất có kích thước rất nhỏ. Hoa khi nở bung sẽ có kích thước khoảng từ 6cm tới 8cm.
  • Mỗi bông hoa có nhiều đài nhỏ, mỗi đài hoa dài khoảng 3cm và phần cuống ở đài sẽ dày hơn phần cuống ở nhụy.

Hoa cây tam thất mọc ở đâu? Phân bổ như thế nào?

Đây là loại hoa phù hợp tại những nơi có khí hậu mát mẻ, ôn hòa. Tại Việt Nam, ta có thể dễ dàng tìm kiếm loại cây này ở những tỉnh thành thuộc vùng núi phía Bắc: Lạng Sơn, Lào Cao và Hà Giang….

Ngoài ra, chúng còn xuất hiện tại một số tỉnh ở Trung Quốc: Quảng Tây, Giang Tây, Hồ Bắc và Vân Nam. Đặc biệt, tỉnh Vân Nam nổi tiếng là thánh địa của cây tam thất.

Hiện nay, với những công dụng của hoa tam thất, loại cây này được nhân giống và nuôi trồng tại nhiều địa điểm, cơ sở trên nhiều tỉnh thành nước ta.

Phân loại hoa tam thất

Dược liệu này được chia thành hai loại: hoa tam thất nam và hoa tam thất bắc.

  • Nụ tam thất nam là loại dược liệu hiếm trong tự nhiên. Vậy, hoa tam thất nam có tác dụng gì? Dược liệu này chứa nhiều hoạt chất có lợi trong việc điều trị bệnh lý về xương khớp: đau vai gáy, đau thần kinh tọa, vôi hóa cột sống. Ngoài ra, chúng có khả năng cầm móng và chữa sưng viêm hiệu quả.
  • Nụ tam thất bắc còn được ví von với nhân sâm. Thảo dược này có tác dụng lớn trong việc phòng ngừa nguy cơ bị đột quỵ, giúp bồi bổ sức khỏe, chữa tim mạch và các bệnh lý về đau lưng.

Thu hoạch và bào chế dược liệu

Tháng 8 là thời điểm hoa nở rộ và đây cũng là lúc thích hợp nhất để thu hái. Ngoài ra, người ta còn thu hoạch nụ hoa bao tử tam thất để chữa bệnh. Sau khi thu hái xong, việc bào chế dược liệu sẽ được thực hiện theo những cách sau đây:

  • Rửa sạch dược liệu và dùng tươi.
  • Sau khi thu hoạch hoa, làm sạch với nước rồi phơi hoặc sấy khô tùy theo mục đích. Nhiều người bệnh đã tán dược liệu thành bột để tiện lợi hơn khi sử dụng.
  • Sử dụng hoa tươi hoặc hoa khô ngâm với rượu trắng 40 độ. Hoa tam thất ngâm rượu trong khoảng 3 tháng để các dưỡng chất ngấm ra rượu và có thể sử dụng.
Có thể dùng dược liệu tươi hoặc phơi sấy khô để sử dụng
Có thể dùng dược liệu tươi hoặc phơi sấy khô để sử dụng

Với dược liệu được bào chế khô, người dùng cần phải bảo quản trong túi bóng kín, được đặt tại nơi khô thoáng, mát mẻ để tránh bị mốc hay mối mọt. Hiện nay, so với việc sử dụng hoa tam thất tươi, người tiêu dùng lựa chọn hoa tam thất khô bởi sự tiện lợi, có thể bảo quản được lâu hơn và giá nụ tam thất khô cũng khá phải chăng.

Tìm hiểu về hoa tam thất có tác dụng gì với sức khỏe?

Không hề ngẫu nhiên khi dược liệu này được nhiều người bệnh tin tưởng và sử dụng. Công dụng của hoa tam thất đã được chứng minh trong y học cổ truyền cũng như nghiên cứu khoa học hiện đại.

Tác dụng trong y học cổ truyền

Theo Đông y, nụ hoa có vị ngọt, hơi đắng, tính mát và có công dụng an thần, tốt cho hệ thần kinh và tạo giấc ngủ ngon.

Vậy, nụ hoa tam thất có tác dụng gì trong việc điều trị? Dưới đây là một số công dụng là loại dược liệu này mang lại:

  • Đối với người mắc huyết áp cao, đây là dược liệu có tác dụng hỗ trợ điều trị chứng bệnh về huyết áp.
  • Cải thiện trí nhớ ở người cao tuổi hoặc những người phải làm việc trong môi trường nhiều áp lực, đòi hỏi trí nhớ tốt.
  • Tác dụng của hoa tam thất giúp thanh nhiệt, giải độc và tăng cường chức năng thận, gan.
  • Điều trị các vết loét dạ dày tá tràng và thúc đẩy quá trình làm liền vết thương sau phẫu thuật.
  • Hỗ trợ đắc lực trong việc điều trị thiếu máu não, rối loạn tiền đình.
  • Dược liệu có tác dụng đẩy nhanh sản dịch của phụ nữ sau sinh. Đồng thời giúp chống lão hóa và làm đẹp hiệu quả cho chị em phụ nữ.
  • Ngoài ra, đây còn là loại thuốc bổ giúp sáng mắt, giảm béo, hạ mỡ máu, chống ung thư và tăng cường miễn dịch cho cơ thể…

Tác dụng trong nghiên cứu khoa học hiện đại

Công dụng của nụ hoa tam thất cũng đã được kiểm chứng qua các công trình nghiên cứu khoa học hiện đại. Các thành phần có trong thảo dược có tính dược liệu rất tốt đối với sức khỏe con người.

Dược liệu được sử dụng nhiều trong các bài thuốc y học cổ truyền
Dược liệu được sử dụng nhiều trong các bài thuốc y học cổ truyền

Cụ thể như:

  • Hoạt chất Saponin giúp hỗ trợ quá trình chống lão hóa tế bào, kháng viêm. Đồng thời dưỡng chất tác động tới hệ thần kinh, hệ tim mạch và tăng cường chức năng tim mạch, ổn định huyết áp.
  • Các dưỡng chất Sterol, Acid amin, các nguyên tố Fe, Ca,…giúp cầm máu, tiêu ứ huyết và tiêu sưng hiệu quả.

Hoa tam thất chữa bệnh gì? Các bài thuốc từ dược liệu

Theo y học cổ truyền, tác dụng hoa tam thất với sức khỏe con người rất tốt, có khả năng điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau. Hãy tham khảo những bài thuốc từ thảo dược này dưới đây.

Bài thuốc điều trị mất ngủ

Mất ngủ, rối loạn giấc ngủ là tình trạng thường gặp. Sử dụng dược liệu từ thiên nhiên điều trị chứng mất ngủ là phương án tối ưu được thời gian cũng như chi phí của người bệnh. Với cách pha hoa tam thất chữa mất ngủ, người bệnh có thể áp dụng những bài thuốc sau.

Bài thuốc 1: Trà hoa tam thất

Chuẩn bị nguyên liệu: 5gr nụ tam thất

Các bước thực hiện:

  • Cho 5gr dược liệu vào cùng 100ml nước. Chờ khoảng 10 phút để dưỡng chất từ hoa ngấm ra trà thì chắt ra chén và sử dụng.
  • Uống trà khi còn nóng sẽ cảm nhận được vị ngọt từ trà. Kiên trì sử dụng sẽ giúp người bệnh cải thiện được giấc ngủ.

Bài thuốc 2: Kết hợp với các loại dược liệu khác

Chuẩn bị nguyên liệu:

Các bước thực hiện:

  • Rửa sạch các loại dược liệu trên.
  • Đun nguyên liệu cùng 1.5 lít nước. Đun sôi và để nhỏ vừa trong 15 – 20 phút để các dưỡng chất ngấm vào thuốc.
  • Sử dụng thuốc trong ngày. Kiên trì dùng 1 tháng giúp điều trị chứng rối loạn giấc ngủ.

Bài thuốc chữa suy nhược cơ thể

Nhiều người bệnh bị suy nhược cơ thể thường thắc mắc “Uống hoa tam thất có tốt không”. Với công dụng của dược liệu này thì chắc chắn chúng hoàn toàn tốt với người bệnh. Bệnh nhân có thể áp dụng bài thuốc dưới đây để cải thiện tình trạng cơ thể bị suy yếu.

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 12gr nụ hoa
  • 40gr sâm bổ trinh
  • 40gr ích mẫu
  • 20gr kê huyết đằng
  • 12gr hương phụ

Các bước thực hiện:

  • Tán các dược liệu trên thành bột và sử dụng hàng ngày.
  • Mỗi ngày chỉ dùng khoảng 30g hỗn hợp, sắc thành thuốc và uống trong ngày.
  • Sử dụng một thời gian sẽ thấy sức khỏe được cải thiện, cơ thể khỏe hơn.

Bài thuốc hỗ trợ giảm cân, giảm mỡ thừa

Bên cạnh sử dụng dược liệu này điều trị nhiều bệnh lý, đây còn là loại cây thuốc hỗ trợ đắc lực trong việc làm đẹp của phái nữ. Dưới đây là bài thuốc giảm mỡ bụng được không ít chị em áp dụng.

Uống hoa tam thất có tác dụng gì trong việc giảm cân, giảm mỡ thừa?
Uống hoa tam thất có tác dụng gì trong việc giảm cân, giảm mỡ thừa?

Chuẩn bị nguyên liệu: 15 – 20 bông hoa tam thất khô

Các bước thực hiện:

  • Cho hoa vào ấm cùng 100ml nước để tráng qua lần nước.
  • Bỏ nước tráng và thêm 200ml nước sôi vào ấm, đậy kín nắp để hãm nước. Su 15 phút có thể sử dụng được.

Ăn hoa tam thất lúc nào thì tốt? Thời điểm thích hợp nhất để người dùng sử dụng phần trà này là trước khi đi ngủ 1 tiếng. Nếu kết hợp cùng chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ, bài thuốc này sẽ giúp các chị em lấy lại vóc dáng lý tưởng.

Ngoài ra, dược liệu này còn được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý khác như: chữa lành vết thương, cải thiện trí nhớ, thanh nhiệt, giải độc, làm mát cơ thể hiệu quả….

Lưu ý khi sử dụng dược liệu

Uống nhiều hoa tam thất có hại không? Tác hại của hoa tam thất là gì với sức khỏe con người? Tam thất nóng hay mát? Tam thất có nóng không? Phụ nữ khi có bầu uống hoa tam thất được không? Hoa tam thất có tác dụng phụ không khi điều trị bệnh và sử dụng? Đàn ông có nên uống hoa tam thất để tăng cường sức khỏe không?

Đây là thắc mắc của nhiều người bệnh khi sử dụng loại dược liệu này. Là cây thuốc có tác dụng điều trị nhiều bệnh lý khác nhau, tuy nhiên người bệnh cũng cần phải lưu ý khi sử dụng những bài thuốc từ loài hoa này.

  • Người bệnh chỉ nên sử dụng một lượng tam thất vừa đủ trong ngày. Theo khuyến cáo của chuyên gia, mỗi ngày chỉ nên dùng 9gr dược liệu.
  • Tam thất có tính mát. Vậy nên không nên sử dụng khi cơ thể bị lạnh. Điều này sẽ khiến tình trạng trầm trọng hơn.
  • Phụ nữ khi mang thai không nên sử dụng cây thuốc này bởi chúng có thể ảnh hưởng tới thai nhi.
  • Không nên sử dụng thảo dược này chung với các loại trà khác, điều này sẽ làm giảm tác dụng của dược liệu.
  • Phụ nữ bị rong kinh không nên sử dụng bởi thảo dược có thể khiến kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn.
  • Với dược liệu bị hỏng, không có cách xử lý hoa tam thất bị mốc, lúc này không nên sử dụng để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ. Để tránh trường hợp này xảy ra, người tiêu dùng phải thường xuyên kiểm tra thuốc và bảo quản bằng túi bóng kín tại nơi khô thoáng.

Mua hoa tam thất ở đâu? Giá bao nhiêu?

So với nhiều loại thảo dược khác, cây tam thất cũng như loại hoa từ cây này không phổ biến rộng rãi. Vậy nên ở nhiều tỉnh thành, rất khó để tìm kiếm cây thuốc này. Thêm vào đó, nhiều người không nắm được kiến thức về loài hoa này sẽ không tránh được sự nhầm lẫn.

Hoa tam thất Vietfarm cao cấp đạt chuẩn GACP
Hoa tam thất Vietfarm cao cấp đạt chuẩn GACP

Vậy nên, sử dụng dược liệu khô, đã được bào chế sẵn là biện pháp an toàn và tối ưu nhất cho người bệnh. Với thị trường ngày càng phát triển như hiện nay, không khó để tìm kiếm các nhà phân phối dược liệu có bán thảo dược này. Thông thường, giá của chúng giao động trong khoảng từ 950.000 VNĐ – 1.200.000 VNĐ / kg sấy khô.

Vậy, hoa tam thất bán ở đâu Hà Nội và các tỉnh thành khác, trà hoa tam thất bán ở đâu? Chúng tôi khuyên người dùng nên tìm kiếm và lựa chọn những địa điểm, cơ sở kinh doanh có uy tín và thương hiệu để mua sản phẩm. Trong đó, trung tâm nghiên cứu và nuôi trồng Vietfarm là địa chỉ được nhiều người tiêu dùng tin tưởng.

Chắc chắn, không hề ngẫu nhiên khi Vietfarm lại trở thành địa chỉ tin cậy cho người dùng. Đây được biết tới là cơ sở nuôi trồng nhiều dược liệu quý, trong đó có cây tam thất nói chung và loại hoa này nói riêng. Các quy trình, từ khi nhân giống, nuôi trồng, bào chế cho tới khi đóng gói sản phẩm, tất cả đều được đảm bảo đạt chuẩn GACP – WHO. Vậy nên, sản phẩm khi tới tay người tiêu dùng luôn đạt chất lượng tốt nhất.

Hoa tam thất được nuôi trồng tại vùng dược liệu chuyên canh tại Lào Cai, đảm bảo đầu vào dược liệu sạch, không dùng phân bón, thuốc bảo vệ thực phẩm. Sau khi thu hoạch, dược liệu được bào chế bằng công nghệ sấy khô hiện đại nhất.

Sản phẩm nụ tam thất đang được đóng gói 0.5 kg và 1kg, với giá niêm yết là 475.000 VNĐ / 0.5 kg. Điều này giúp sản phẩm tránh được tình trạng mối mọt, bị mốc và được bảo quản kỹ lưỡng hơn. Khi mua hàng tại Vietfarm, khách hàng sẽ được miễn phí vận chuyển với những hóa đơn từ 500.000 VNĐ.

Trên đây là những thông tin chi tiết về hoa tam thất – loại dược liệu có công dụng vàng trong việc điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Với những chia sẻ của chúng tôi, hy vọng rằng, đây sẽ là kiến thức, là nguồn thông tin bổ ích gửi tới bạn đọc, giúp bạn có thêm hiểu biết về cây thuốc quý này.


Nhóm bệnh

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

hoa-du-du-duc
dang-sam
tinh-bot-nghe
hinh-anh-hau-vi-toc-1