Tam thất là một vị dược liệu quý, có giá trị không kém gì nhân sâm trong các bài thuốc Đông y nhờ tác dụng tán ứ huyết và an thần, cải thiện giấc ngủ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sử dụng hoa tam thất chữa bệnh mất ngủ và những lưu ý khi dùng tam thất. Sau đây, chuyên trang sức khỏe xin giới thiệu tới độc giả một số bài thuốc dân gian chữa bệnh mất ngủ bằng hoa tam thất lành tính, dễ áp dụng.
Công dụng của hoa tam thất trong điều trị mất ngủ
Cây tam thất (Panax pseudoginseng) là một loại thực vật sinh trưởng tại miền núi cao, được biết đến với nhiều tên gọi như: kim bất hoán, sâm tam thất, điền thất nhân sâm… Tam thất dùng trong đông y chủ yếu là tam thất bắc, vun trồng khoảng 3 năm mới ra hoa và 7 năm mới ra củ. Hoa tam thất bắc tính ôn, vị ngọt đắng, chứa nhiều dưỡng chất bình thần, tán ứ huyết, giảm đau và tốt cho tim mạch, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ.
Còn theo y học hiện đại, hoa tam thất có chứa hoạt chất saponin – một loại chất quý có tác dụng ức chế trung khu thần kinh trung ương, an thần, giảm stress và cải thiện giấc ngủ. Ngoài ra, nhờ các thành phần hợp chất acid amin, sterol, canxi, sắt… hoa tam thất còn được sử dụng trong điều trị kháng viêm, cầm máu, tăng cường chức năng tim mạch, ổn định huyết áp và bồi bổ cơ thể.
Chữa mất ngủ bằng hoa tam thất như thế nào?
Hoa tam thất không chỉ có công dụng tăng cường hệ miễn dịch mà còn hỗ trợ giảm căng thẳng, lo âu, khắc phục chứng khó ngủ, hay thức giấc giữa đêm một cách hiệu quả. Vì vậy, Đông y sử dụng hoa tam thất chữa bệnh mất ngủ dưới nhiều hình thức như: nụ hoa tam thất tươi, hoa tam thất phơi khô, hoặc kết hợp với một số loại thảo dược khác…
Nụ hoa tam thất chữa mất ngủ
Nụ hoa tam thất có chứa nhiều hợp chất tốt cho tuần hoàn máu não, giúp giảm căng thẳng, stress, cải thiện trí nhớ và giấc ngủ. Nhờ đó, những người bị khó ngủ, trằn trọc khi vào giấc, hay tỉnh nhiều lần vào ban đêm… có thể sử dụng nụ tam thất chữa mất ngủ.
Chuẩn bị:
- Nụ tam thất (3 -5 nụ)
- Nước ấm
Cách làm
- Nụ hoa tam thất rửa sạch, loại bỏ bụi bẩn
- Cho khoảng 3 – 5 nụ hoa tam thất vào bình trà, đổ nước nóng sôi vào hãm như hãm trà thông thường (chắt nước đầu và hãm khoảng 15 – 20 phút)
- Sử dụng nước nụ hoa tam thất khi còn ấm, trước giờ đi ngủ khoảng 2 tiếng để giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Trà hoa tam thất chữa mất ngủ
Được ví như nhân sâm của dân gian, hoa tam thất có nhiều công dụng quý cho sức khỏe. Những người suy nhược cơ thể, người cao tuổi có thể sử dụng hoa tam thất chữa mất ngủ, an thần, tăng cường sức đề kháng và ngăn ngừa các triệu chứng lão hóa sớm của tuổi già. Bài thuốc trị mất ngủ thường dùng hoa tam thất đã phơi khô ở dạng bột, tán mịn, dễ sử dụng và bảo quản.
Chuẩn bị:
- Bột hoa tam thất (3 – 5gr/ ngày)
- Nước ấm
Cách làm
- Lấy bột hoa tam thất (3 – 5gr) cho vào ấm trà, thêm nước nóng để hãm
- Chắt bỏ lượt nước đầu tiên (tráng trà) sau khoảng vài phút
- Đổ thêm nước nóng vừa đủ uống vào hãm trong 15 – 20 phút như các loại trà thông thường khác
- Sử dụng trà hoa tam thất chữa mất ngủ thay nước uống hàng ngày, tốt nhất là dùng vào buổi tối, trước giờ đi ngủ khoảng 1 tiếng
- Để tăng hiệu quả, bạn có thể sử dụng hoa tam thất để hãm nước lần 2 cho đến khi hết vị ngọt đắng đặc trưng, và kiên trì dùng hàng ngày trong khoảng 1 tháng.
Bài thuốc an thần, chữa mất ngủ bằng hoa tam thất
Để điều trị mất ngủ, Đông y thường tập trung vào giải quyết các nguyên nhân gây bệnh, mang lại giấc ngủ tự nhiên, thoải mái. Vì vậy, người bị mất ngủ kinh niên thay vì tìm đến các loại thuốc Tây y nhiều tác dụng phụ có thể áp dụng bài thuốc dân gian từ các loại thảo dược thiên nhiên như hoa tam thất, lá dâu tằm, lạc tiên…
Chuẩn bị:
- Hoa tam thất (10gr)
- Lá dâu tằm (10gr)
- Ngọn lạc tiên (10gr)
- Nước sạch
Cách làm
- Lá dâu tằm, ngọn lạc tiên, hoa tam thất đã chuẩn bị theo tỷ lệ bằng nhau được rửa sạch nhằm tránh bụi bẩn
- Cho tất cả các vị thuốc đã rửa sạch vào nồi cùng nước lọc với lượng vừa đủ, sắc thuốc ở lửa nhỏ khoảng 30 phút
- Lọc bỏ phần bã thuốc, chắt lấy nước và uống khi còn ấm
- Sử dụng hàng ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ khoảng 1 giờ, kiên trì trong 1 tuần để cải thiện tình trạng khó ngủ.
Bài thuốc bồi bổ cơ thể, cải thiện giấc ngủ từ tam thất
Bên cạnh việc an thần, xoa dịu các căng thẳng, stress, Đông y còn chú trọng tới vấn đề bồi bổ cơ thể, kích thích tuần hoàn máu nhằm khắc phục tình trạng ngủ không sâu giấc, hay tỉnh dậy giữa đêm. Những người bị suy nhược cơ thể, phụ nữ tiền mãn kinh thường xuyên chóng mặt, đau đầu mất ngủ có thể tham khảo bài thuốc dưới đây.
Chuẩn bị:
- Tam thất (12gr)
- Ích mẫu (40gr)
- Sâm bổ chinh (40gr)
- Kê huyết đằng (20gr)
- Hương phụ (12gr)
- Hũ kín bảo quản thuốc
Cách làm
- Các nguyên liệu đã chuẩn bị cho vào một hũ thủy tinh, đậy kín để bảo quàn, dùng hàng ngày
- Mỗi ngày lấy khoảng 30gr hỗn hợp các vị thuốc trên (có thể tùy chỉnh tỷ lệ và liều lượng theo tình trạng bệnh của bản thân)
- Sắc thuốc ở lửa nhỏ, sau đó loại bỏ phần bã và lọc lấy nước uống vào buổi tối, trước khi đi ngủ khoảng 1 giờ.
Những ai không nên dùng hoa tam thất trị mất ngủ?
Bởi tính ôn và công dụng phá huyết tán ứ nhanh chóng nên không phải ai cũng được khuyên dùng hoa tam thất chữa mất ngủ. Những đối tượng sau đây nên cân nhắc khi sử dụng loại thảo dược này.
- Người có thể trạng cơ thể mang tính hàn, với các biểu hiện dễ nhận thấy là bàn tay, bàn chân lạnh, dễ cảm lạnh vào mùa đông, đại tiện lỏng…
- Phụ nữ đang trong những ngày hành kinh (dùng hoa tam thất chữa mất ngủ có thể khiến kinh nguyệt bị ra nhiều). Tuy nhiên, một số trường hợp kinh nguyệt không đều do huyết ứ có thể sử dụng tam thất để điều trị bệnh này theo đơn kê của thầy thuốc.
- Những người đang bị cảm lạnh, nhiễm phong hàn
- Phụ nữ đang trong giai đoạn thai kỳ (có thể gây dọa thai, sảy thai hoặc sinh non)
- Những người đang trong quá trình điều trị y tế hoặc vừa trải qua phẫu thuật, khó cầm máu.
Liều dùng và lưu ý khi chọn tam thất
Nhìn chung, các bài thuốc chữa mất ngủ bằng hoa tam thất đều lành tính và có hiệu quả lâu dài nhờ công dụng an thần, điều hòa cơ thể, tăng cường sức đề kháng. Tuy nhiên, để hạn chế các tác dụng phụ không mong muốn, người dùng cũng nên lưu ý những điểm dưới đây.
- Sử dụng hoa tam thất đúng liều lượng, không nên dùng trong thời gian dài để tránh ảnh hưởng tới tiêu hóa (đầy bụng, chán ăn, chậm tiêu, tiêu chảy…)
- Có thể dùng tam thất kết hợp với các loại thực phẩm khác, bổ sung vào thực đơn hàng ngày như tam thất hầm gà, tam thất hầm chim… để tăng hiệu quả cải thiện giấc ngủ.
- Lựa chọn đúng loại hoa tam thất bắc (bởi các loại tam thất rừng, tam thất nam, địa tam thất… không có tác dụng tốt bằng tam thất bắc). Củ tam thất bắc thường có hình thoi với đường kính trung bình 1.5 cm và dài khoảng 3 cm. Phần đầu thường có nhiều mấu, tạo cảm giác sần sùi; vỏ ngoài ở dạng sáng màu xám đen; đặc ruột; mùi thơm nhẹ. Ngoài ra, nếu muốn phân biệt, người dùng có thể cắt ngang củ tam thất để nếm vị và kiểm tra phần thịt bên trong (màu xám xanh).
- Nhằm đảm bảo hiệu quả trị bệnh mất ngủ, hạn chế dùng các loại trà có hương mạnh khi đang sử dụng tam thất
- Kiêng các loại thức uống có cồn, có gas hay caffein và chất kích thích trong quá trình chữa bệnh mất ngủ bằng hoa tam thất
- Tránh sử dụng các thực phẩm có tình hàn trong quá trình dùng hoa tam thất, cân bằng dinh dưỡng bằng các tăng cường các loại thực phẩm giàu vitamin, hỗ trợ điều trị mất ngủ.
Với những thông tin hữu ích từ bài viết, chuyên trang sức khỏe hy vọng người bệnh mất ngủ, khó ngủ, ngủ hay thức giấc… sẽ tìm được bài thuốc phù hợp cho mình. Tuy nhiên, hoa tam thất chỉ đặc biệt hiệu quả với các trường hợp khó ngủ thể nhẹ do suy nhược cơ thể hay lo lắng, bất an.
Những người bị mất ngủ kinh niên cần áp dụng các thuốc đặc trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, và có thể kết hợp dùng hoa tam thất chữa bệnh mất ngủ nhằm tăng hiệu quả, nhanh chóng cải thiện chất lượng giấc ngủ. Ngoài ra, người bệnh cũng cần thay đổi thói quen sinh hoạt lành mạnh, tăng cường tập thể dục và rèn luyện cơ thể.
Xem thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!