Hội chứng HELLP là một trong những tình trạng bệnh lý khá nguy hiểm thường gặp ở giai đoạn cuối thai kỳ hoặc đôi khi xảy ra sau sinh. Đây được xem là biến thể của tình trạng tiền sản giật ở bà bầu và có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là các thông tin cụ thể về hội chứng cũng như cách xử lý hiệu quả nếu không may mắc phải.
Hội chứng HELLP là gì? Dấu hiệu nhận biết hội chứng
Hội chứng HELLP có tên đầy đủ là Hemolytic anemia, đây là tập hợp của 3 triệu chứng cụ thể là tăng men gan – Elevated Liver Enzyme, tán huyết – Hemolysis và giảm tiểu cầu – Low Platelets count. Hội chứng thường xuất hiện trong tình trạng tiền sản giật.
Hội chứng này phần lớn xảy ra ở giai đoạn cuối thai kỳ hoặc xảy ra sau khi sản phụ sinh. Đây được xem là một biến thể của tình trạng tiền sản giật ở bà bầu và có thể đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Có tới 3 – 12% bệnh nhân bị tiền sản giật mắc phải hội chứng này và nếu không may mắc phải nó sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Trong nhóm bị mắc, có khoảng 20% trường hợp người bị HELLP không bị tăng huyết áp hoặc mức tăng không đánh kể. 5% trường hợp bị HELLP không kèm theo protein niệu.
Người mắc hội chứng tiền sản giật HELLP thường xuất hiện những triệu chứng như sau:
- Mờ mắt, khó chịu.
- Nhức đầu nhiều và mức độ tăng dần theo thời gian.
- Buồn nôn, nôn.
- Dị cảm, tê bì chân tay và có hiện tượng bị phù.
- Đau ngang tại vùng thượng vị.
- Tăng huyết áp.
- Vàng da, tiểu ra máu.
- Khi xét nghiệm sẽ phát hiện vỡ bao gan kèm máu tụ, đông máu nội mạch lan tỏa.
Bệnh nhân mắc HELLP thường là con rạ (tức con đầu lòng), đau thượng vị và đau hạ sương là triệu chứng thường thấy nhất khi mắc hội chứng này (chiếm 90%). Buồn nôn, nôn sẽ xuất hiện ở khoảng 50% bệnh nhân, tuy nhiên chúng lại thường bị nhầm lẫn với bệnh đường tiêu hóa. Sự nhầm lẫn này khiến cho việc chẩn đoán và điều trị trở nên khó khăn và gia tăng biến chứng của HELLP.
Vàng da, tiểu ra máu thì ít gặp hơn, chỉ chiếm khoảng 5 – 10%. Những triệu chứng đầu tiên thường là lơ mơ, nôn, buồn nôn và kèm theo một vài triệu chứng không đặc hiệu như nhiễm siêu vi.
Hội chứng HELLP có nguy hiểm không?
Từ xa xưa các cụ đã có câu “cửa sinh là cửa tử”, vậy nên quá trình sinh nở của chị em cần phải thật cẩn thận. Theo đó, ở thai phụ bị mắc hội chứng này, các biến chứng và ảnh hưởng xấu được ghi nhận trong khoảng 40% trường hợp. Cụ thể là tử vong mẹ từ 1 – 24%, nhau thai non 10%, tụ máu dưới bao gan 1,6%, phù phổi cấp 10%, sản giật 6% và tổn thương thận cấp 5%.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể gặp các biến chứng khác như rối loạn đông máu, đột quỵ, suy hô hấp, nhiễm trùng huyết. Vì thế để đảm bảo cho quá trình sinh nở diễn ra an toàn, các bạn cần phải thăm khám thường xuyên cũng như có biện pháp xử lý kịp thời khi có nguy cơ xuất hiện các tình huống xấu.
Cách điều trị hội chứng HELLP
Như đã đề cập ở trên, HELLP là hội chứng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như tổn thương gan, thận dẫn tới suy đa cơ quan khiến bệnh nhân dễ bị xuất huyết não, rối loạn đông máu hay men gan tăng.
HELLP ở bà bầu có biểu hiện tiền sản giật nếu không được xử lý nhanh chóng, kịp thời có thể dẫn tới nguy cơ tử vong cho cả mẹ và thai nhi. Cách điều trị bắt buộc và duy nhất lúc này là chấm dứt thai kỳ, tức là phải tiến hành lấy thai nhi ra khỏi người mẹ. Sau khi thai nhi được lấy ra, sức khỏe bà mẹ sẽ được cải thiện một cách đáng kể.
Bên cạnh đó, có một vài loại thuốc được nghiên cứu để chống lại hội chứng này nhưng việc ứng dụng vào thực tế vẫn gây nhiều tranh cãi. Với những trường bị nhẹ, có thể chỉ cần sử dụng thuốc hạ huyết áp hoặc corticoid là được.
Các dấu hiệu của hội chứng rất dễ nhầm lẫn với những biểu hiện thông thường của cơ thể trong quá trình mang thai. Vì thế, thai phụ đã từng có dấu hiệu sản giật thì không nên chủ quan với bất kỳ thay đổi nào của cơ thể.
Để đảm bảo an toàn, các bạn cần tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, tư vấn cũng như đánh giá về thể trạng sức khỏe. Nếu phát hiện ra hội chứng hay các bệnh lý khác, bạn sẽ được can thiệp kịp thời để đảm bảo sức khỏe và tính mạng cho cả mẹ lẫn bé.
Trên đây là những thông tin cơ bản về hội chứng HELLP cũng như nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý tốt nhất. Mong rằng với những chia sẻ này, các bạn sẽ có thêm kiến thức hữu ích trong việc chăm sóc sức khỏe trong giai đoạn mang thai và sau khi sinh. Đừng quên thăm khám thường xuyên để sớm phát hiện ra dấu hiệu bất thường (nếu có) nhằm có hướng điều trị phù hợp và đảm bảo an toàn, “mẹ tròn con vuông”.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!