Đột quỵ là bệnh lý nguy hiểm, thường xảy ra khá đột ngột và khiến nhiều người gặp nguy hiểm về tính mạng. Mỗi năm tại Việt Nam có đến 200.000 người mắc bệnh, trong đó hơn 50% tử vong và có 10% sống sót là bình phục hoàn toàn. Bệnh đang có dấu hiệu trẻ hóa, người từ 40 – 45 tuổi cũng có nguy cơ gặp phải, thậm chí cả những người ở tuổi 20.
Bệnh đột quỵ là gì? Có mấy loại bệnh?
Bệnh đột quỵ hay tai biến mạch máu não (tiếng Anh là Stroke – Cerebrovascular Accident CVA) là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng. Nó xảy ra khi dòng máu cung cấp cho não bị gián đoạn hoặc trong não có 1 mạch máu bị vỡ. Lúc này lượng oxy và dinh dưỡng đi nuôi tế bào bị suy giảm đáng kể. Điều này khiến các tế bào não chết dần gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.
Đột quỵ là bệnh gây tử vong hàng đầu trên thế giới, chỉ sau bệnh ung thư và tim mạch. Người bệnh có thể sẽ phải đối mặt với những di chứng sau đột quỵ rất nặng như tàn tật suốt đời, liệt giường,… Bệnh nặng hay nhẹ sẽ phụ thuộc phần lớn vào kích thước vùng não bị tổn thương.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và kết luận hiện có 3 dạng đột quỵ phổ biến nhất là:
- Đột quỵ do thiếu máu cục bộ: Đây là tình trạng phổ biến nhất và chiếm 90% số bệnh nhân mắc bệnh. Đột quỵ do thiếu máu xảy ra khi mạch não của người bệnh bị thu hẹp hoặc bị tắc nghẽn làm cho máu khó lưu thông hoặc không thể lưu thông.
- Đột quỵ xuất huyết não: Đây là dạng đột quỵ ít phổ biến nhưng khả năng gây tử vong khá cao. Tình trạng này xảy ra khi mạch máu não bị vỡ ra hoặc rò rỉ khiến máu chảy không thể ngừng lại.
- Cơn đột quỵ nhỏ: Tình trạng này chủ yếu do thiếu máu não xảy ra, lượng máu tới não bị cản trở và gây đột quỵ. Nếu lưu lượng máu bình thường trở lại, triệu chứng sẽ mất đi nhưng ng
Nguyên nhân gây ra bệnh đột quỵ phổ biến nhất
Đột quỵ có thể xảy ra ở bất kỳ ai, bất kỳ đối tượng nào và để lại nhiều hậu quả vô cùng nặng nề. Các chuyên gia cho biết nguyên nhân gây ra tình trạng này gồm yếu tố có thể kiểm soát được và yếu tố không thể kiểm soát.
Yếu tố có thể kiểm soát được
Những yếu tố có thể kiểm soát được thường liên quan đến những bệnh lý như tim mạch, huyết áp, cụ thể:
- Cao huyết áp: Nó giúp tạo điều kiện hình thành những cục máu đông và cản trở quá trình lưu thông máu lên não, gây sức ép lên thành động mạch và gây xuất huyết.
- Hút thuốc lá: Khói thuốc sẽ làm tổn thương thành mạch máu và gia tăng tình trạng xơ cứng động mạch, tất cả những điều này sẽ gây huyết áp cao.
- Béo phì, cholesterol cao: Gây ra nhiều bệnh lý như máu nhiễm mỡ, cao huyết áp, bệnh tim mạch và gây đột quỵ.
- Bệnh tim mạch: Các bệnh như suy tim, rung tâm nhĩ, rối loạn nhịp tim hay nhiễm trùng tim cũng là nguyên nhân gây tai biến mạch máu não.
- Đột quỵ tái phát: Nếu có tiền sử bị đột quỵ thì bệnh sẽ tái phát trong vài tháng đầu và nguy cơ kéo dài khoảng 5 năm.
- Bệnh đái tháo đường: Người bị đái tháo đường sẽ có nguy cơ mắc bệnh đột quỵ cao hơn những người khác.
- Lối sống không lành mạnh: Những người ăn uống không đủ chất, không điều độ, thường xuyên thức khuya, lười vận động cũng có nguy cơ bị tai biến.
Yếu tố không kiểm soát được
Ngoài những yếu tố kể trên thì có những yếu tố gây đột quỵ mà bạn không thể kiểm soát được như:
- Tuổi tác: Độ tuổi nào cũng có thể bị đột quỵ, nhưng những người có nguy cơ cao hơn cả là sau độ tuổi 55.
- Giới tính: Nhiều nghiên cứu cho thấy nam giới sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nữ giới.
- Chủng tộc: Người Mỹ gốc Phi có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2 lần so với những người da trắng.
- Tiền sử gia đình: Nếu có người thân từng bị đột quỵ hoặc mắc các bệnh về nhồi máu cơ tim thì những thế hệ sau đó cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường.
Làm sao để nhận biết một người bị đột quỵ?
Bệnh đột quỵ thường không có triệu chứng báo hiệu kéo dài vậy nên không ai có thể biết trước là mình có bị mắc bệnh hay không. Tuy nhiên, có 7 dấu hiệu phổ biến của bệnh đột quỵ mà các chuyên gia chỉ ra đó là:
- Người bệnh thường có biểu hiện tê, yếu cơ và nó chủ yếu xảy ra ở một bên của cơ thể.
- Người bệnh bị thay đổi thị lực ở một bên mắt hoặc cả 2 bên mắt.
- Khi ăn uống cảm thấy khó nuốt.
- Một số trường hợp sẽ bị đau nhức đầu nghiêm trọng mà không rõ nguyên nhân.
- Xuất hiện tình trạng chóng mặt, đi lại khó khăn và không thể cử động như bình thường.
- Giọng nói thay đổi, việc giao tiếp, mở lời khó khăn hơn và lưỡi bị tê cứng.
- Có thể bị rối loạn, suy giảm trí nhớ.
Các triệu chứng này thường sẽ không kéo dài vậy nên nếu phát hiện một trong những hiện tượng trên thì cần thực hiện nay việc cấp cứu cho bệnh nhân để tránh nguy hiểm đến tính mạng.
Ngoài những dấu hiệu kể trên, các chuyên gia cũng gợi ý các nhận biết tình trạng tai biến mạch máu não thông qua quy tắc “FAST”.
- Face (dấu hiệu ở mặt): Người bệnh sẽ bị mất cân đối khuôn mặt, một bên miệng bị méo. Người bệnh cũng sẽ được yêu cầu cười để giúp quan sát rõ hơn.
- Arm (dấu hiệu ở tay): Bệnh nhân được yêu cầu dơ cả hai tay lên và kiểm tra xem bên nào yếu hơn hoặc rơi xuống trước để kết luận tình trạng liệt.
- Speech (dấu hiệu về ngôn ngữ): Người bị đột quỵ sẽ có nhiều bất thường liên quan đến ngôn ngữ. Bệnh nhân sẽ được yêu cầu lặp lại câu nói đơn giản để kiểm tra tình trạng phát âm cũng như khả năng lưu loát khi nói.
- Time: Nếu bệnh nhân đột ngột xuất hiện tất cả những triệu chứng kể trên thì cần liên hệ đến cơ sở y tế để kịp thời điều trị.
Cảnh báo những di chứng của bệnh đột quỵ
Tai biến mạch máu não có gây ra những tổn thương lâu dài hay không sẽ phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh và việc việc người bệnh có được điều trị kịp thời hay không. Sau khi điều trị, người bệnh vẫn có thể gặp phải nhiều di chứng liên quan đến các cơ quan trong cơ thể như:
- Hệ hô hấp
Những tổn thương ở não bộ sẽ khiến việc ăn uống trở nên khó khăn hơn. Đây là triệu chứng phổ biến và có thể dễ dàng cải thiện khi cơn đột quỵ biến mất. Tuy nhiên những tổn thương của não xảy ra tại trung tâm điều khiển các hoạt động hệ hô hấp sẽ khiến chúng bị ảnh hưởng, gây ngừng hô hấp và gây tử vong.
- Hệ tuần hoàn
Hệ tuần hoàn ảnh hưởng phần nhiều do thói quen không lành mạnh của người bệnh như: Hút thuốc lá, uống rượu bia,…. hoặc người bị đái tháo đường, cao huyết áp,… Vậy nên người bệnh nên có lối sống lành mạnh để cải thiện hệ tuần hoàn cũng như phòng bệnh đột quỵ.
- Di chứng ở hệ cơ
Sau đột quỵ, những di chứng để lại ở hệ cơ có thể kể đến như: Giảm vận động ở chân, tay, khó di chuyển, thậm chí là bị liệt, không thể đi lại,…
- Hệ tiêu hóa
Một số thuốc được dùng khi bị đột quỵ có thể gây táo bón, tiêu chảy. Ngoài ra, đột quỵ cũng gây tổn thương vùng não điều khiển hoạt động tiêu hóa của ruột, điều này gây hạn chế hoặc mất hẳn chức năng ruột.
- Hệ tiết niệu
Tai biến mạch máu não sẽ gây ảnh hưởng đến việc giao tiếp giữa hai bộ phận là não và hệ tiết niệu. Rất nhiều bệnh nhân sau đột quỵ không thể đi vệ sinh như bình thường, thường xuyên tiểu tiện dầm dề, không tự chủ được việc đi ngoài.
- Hệ sinh sản
Không có nghiên cứu nào chỉ ra rằng bệnh đột quỵ gây tổn thương cơ quan sinh sản. Tuy nhiên nó khiến người bệnh giảm ham muốn tình dục hoặc bị rối loạn tâm lý trong quá trình dùng thuốc.
- Hệ thần kinh
Đây là cơ quan gặp phải nhiều di chứng nhất do bệnh đột quỵ gây ra. Người bệnh sẽ không còn cảm nhận được tình trạng lạnh, nóng, đau nhức,…. có thể bị suy giảm thị lực nếu dây thần kinh vùng mắt bị tổn thương. Ngoài ra, bệnh cũng gây ra các vấn đề khác như: Mất trí nhớ, dễ nóng giận, sa sút trí tuệ, trầm cảm, tổn thương dây thần kinh vận động, liệt nửa người, liệt toàn thân,…
Hướng dẫn chẩn đoán bệnh tai biến
Để chẩn đoán bệnh đột quỵ, các chuyên gia y tế cho biết cần dựa vào yếu tố bệnh sử, cận lâm sàng và khám lâm sàng.
Yếu tố bệnh sử
Những dấu hiệu bệnh sử giúp chẩn đoán chính xác bệnh là:
- Người bệnh đột ngột yếu, mặt tê.
- Ý thức rối loạn.
- Bất thường trong lời nói, sự hiểu biết.
- Bất thường về thị giác.
- Mất thăng bằng.
- Đau đầu.
Khám lâm sàng khẩn
Bác sĩ khám lâm sàng nhận thấy những dấu hiệu như:
- Rối loạn ý thức, trí nhớ.
- Co giật cục bộ.
- Liệt mặt, liệt 1 phần cơ thể.
- Rối loạn thị giác.
- Liệt dây thần kinh sọ.
- Hội chứng màng não.
Chẩn đoán cận lâm sàng
Một số phương pháp xét nghiệm cận lâm sàng cần làm để xác định tình trạng bệnh gồm:
- Chỉ định chụp CT não không có cản quang.
- Chụp X quang tim phổi và thực hiện điện tim.
- Kiểm tra độ bão hòa oxy cài đặt monitor tim mạch liên tục.
- Xét nghiệm máu và kiểm tra công thức máu, đường huyết, chức năng đông máu, điện giải đồ, chức năng thận,…
Ngoài ra, một số chỉ định khác dành cho bệnh nhân co mạch, tắc mạch máu từ tim là:
- Kiểm tra chỉ số chức năng gan và khí máu.
- Phân tích nước tiểu.
- Nếu bệnh nhân co giật thì đo điện não.
- Kiểm tra dịch não tủy, chức năng tuyến giáp.
- Tiến hành siêu âm doppler động mạch cảnh, động mạch đốt sống.
- Doppler MRI, xuyên sọ, MRA, mạch não đồ,…
Phác đồ điều trị bệnh đột quỵ chuẩn từ Bộ Y tế
Thời gian càng dài thì số lượng tế bào chết càng nhiều và sức khỏe của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Để giúp cơ thể hồi phục, hạn chế tối đa những di chứng, người bệnh đột quỵ cần được cấp cứu và điều trị ngay lập tức.
Nguyên tắc điều trị
Khi điều trị cho bệnh nhân bị đột quỵ, những nguyên tắc chung cần nhớ đó là:
- Thông thoáng đường thở: Ở giai đoạn này, việc thông thoáng đường thở là rất cần thiết cho bệnh nhân để đảm bảo hệ tuần hoàn của người bệnh ổn định. Đầu tiên, cần oxy qua sonde mũi cho những người có triệu chứng thiếu oxy và đảm bảo độ bão hòa oxy từ 95 – 100%. Ngoài ra, nhân viên y tế cần đặt nội khí quản với bệnh nhân suy hô hấp, rối loạn nhịp thở hoặc bị hôn mê.
- Truyền dịch: Mỗi ngày cần truyền dịch cho người bệnh từ 1,5 – 2 lít.
- Điều chỉnh huyết áp: Nếu huyết áp tăng cao lên 210/110mmHg thì cần điều chỉnh bằng cách tiêm thuốc hạ áp đường tĩnh mạch.
- Hạ sốt: Một số bệnh nhân bị đột quỵ cũng có thể bị sốt. Lúc này cần làm mát, lau người, dùng thuốc để hạ sốt. Nếu người bệnh bị sốt do nhiễm trùng thì cần dùng kháng sinh.
- Ổn định đường huyết: Cần duy trì mức đường huyết cho bệnh nhân dưới 150mg/dL.
Điều trị chuyên biệt
Tùy theo từng loại đột quỵ mà cách điều trị cũng khác nhau, mục đích cuối cùng là hồi phục sức khỏe và hạn chế tối đa những di chứng sau bệnh.
Với thể xuất huyết não
- Dùng thuốc cầm máu trong thời gian đầu của bệnh để giúp bảo vệ các tế bào não và ngăn ngừa tối đa những ổ tổn thương lan tỏa.
- Có thể dùng thuốc chống co mạch theo đường truyền khoảng 5 – 7 ngày kể từ khi cơn đột quỵ khởi phát, sau đó có thể chuyển sang dạng đường uống.
- Khi bệnh nhân đã ổn định trở lại thì dùng thuốc bảo vệ não và tăng cường chức năng tuần hoàn cũng như dinh dưỡng cho não.
Với thể nhồi máu não
- Tái thông mạch máu não bằng rTPA: Đây là chất hoạt hóa plasminogen mô và dùng tiêm đường tĩnh mạch hoặc động mạch. Nó được chỉ định trong trường hợp đột quỵ nhồi máu khoảng 3 – 4,5 giờ kể từ khi khởi phát. Không dùng thuốc ở những bệnh nhân có triệu chứng quá nhẹ, quá nặng hoặc bị rối loạn đông máu, xuất huyết máu.
- Tái thông mạch máu: Thường dùng dụng cụ cơ học và được chỉ định trong khoảng 3 – 9 giờ kể từ khi khởi phát.
- Dùng thuốc chống tập kết tiểu cầu: Chỉ định từ 24 – 48 giờ kể từ khi bùng phát bệnh đột quỵ.
Các thuốc dùng điều trị đột quỵ
Một số thuốc được chỉ định dùng cho bệnh nhân bị đột quỵ bao gồm:
- Thuốc chống kết dính tiểu cầu Aspirin: Chỉ định dùng liều 300mg ngoại trừ những người bị dị ứng, không dung nạp Aspirin, điều trị huyết khối. Thuốc dùng liên tục trong 14 ngày rồi đổi qua liều duy trì 75 – 150mgmg/ngày. Nếu không thể dùng thuốc đường uống thì có thể dùng qua ống thông mũi – dạ dày hoặc qua đường hậu môn.
- Thuốc dùng khi bị đột quỵ do thuyên tắc từ tim: Bệnh nhân có huyết động học ổn định dùng thuốc ức chế beta, ức chế calci hoặc dùng thuốc nhóm Verapamil, Diltiazem,… Nếu bệnh nhân bị rung nhĩ trên 48 giờ nên dùng thuốc kháng đông và các chiến lược để hồi phục, duy trì nhịp xoang.
- Thuốc dùng khi bị chảy máu não cao huyết áp: Điều chỉnh huyết áp sau đột quỵ bằng thuốc Captopril 12,5mg, Imidapril hoặc Perindopril,… liều nhỏ trong 24 giờ.
- Thuốc dùng điều trị xuất huyết dưới nhện: Dùng dung dịch NaCl 0,9% truyền tĩnh mạch, Nimodipine mỗi 4 giờ, có thể kết hợp Doppler xuyên sọ mỗi ngày.
Hướng dẫn sơ cứu tại nhà cho người bị đột quỵ
Trong một số trường hợp, bạn có thể sơ cứu cho bệnh nhân đột quỵ trước khi đưa họ đến cơ sở y tế theo những cách sau đây:
- Không để bệnh nhân bị ngã và gọi ngay cho xe cấp cứu.
- Trong thời gian chờ đợi, đặt bệnh nhân ở tư thế nằm nghiêng để bảo vệ đường thở an toàn cho người bệnh.
- Theo dõi chặt các triệu chứng, phản ứng của bệnh nhân như giảm ý thức, nôn mửa.
- Không tự ý bấm huyệt, châm cứu hay bấm gió cho người bệnh.
- Không cho bệnh nhân ăn uống vì có thể gây nôn, tắc thở.
- Không tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào khi chưa có sự chỉ định từ bác sĩ.
Hướng dẫn theo dõi và điều trị các biến chứng cấp
Người bị đột quỵ có thể bị nhiễm trùng, huyết khối tĩnh mạch sâu, phù não, tăng áp lực nội sọ,… Những tình trạng này sẽ được xử lý theo hướng dẫn sau đây.
- Nhiễm trùng: Nếu bị nhiễm trùng hô hấp thì xoay trở cho người bệnh, hướng dẫn tập thở, rời giường sớm, bệnh nhân bị viêm phổi thì nên dùng kháng sinh. Còn nếu người bệnh bị nhiễm trùng đường tiểu thì nên đặt sonde tiểu và theo dõi thường xuyên.
- Huyết khối tĩnh mạch sâu: Cho người bệnh vận động nhẹ nhàng bằng cách rời giường sớm, tiêm thuốc chống đông cho những người có nguy cơ cao và luôn chú ý theo dõi thường xuyên.
- Phù não và tăng áp lực ở nội sọ: Nên đặt bệnh nhân nằm ở tư thế đầu cao 30 độ để giữ đường thở thông thoáng. Sau đó dùng dịch thẩm thấu và tăng thông khí cho những trường hợp lâm sàng xấu đi. Một số trường hợp cần dẫn lưu não thật nếu bị tăng áp lực nội sọ do úng thủy. Ngoài ra, bệnh nhân cũng sẽ được phẫu thuật giải ép và lấy mô não cho nhồi máu tiểu não lớn, nhồi máu ác tính bán cầu não,…
- Co giật: Bệnh nhân bị co giật trong 1 – 2 tuần đầu thường không cần điều trị lâu dài, thông thường sẽ là 3 tháng. Bệnh nhân đột quỵ không co giật sẽ không cần điều trị dự phòng.
Cách hồi phục sau khi điều trị đột quỵ
Bệnh nhân sống sót sau cơn đột quỵ đôi khi sẽ gặp 1 hoặc nhiều vấn đề về sức khỏe. Những vấn đề này có thể đi theo họ trong suốt cuộc đời nhưng một số ít trường hợp vẫn có thể phục hồi. Thông thường, chức năng nói, chức năng vận động và cảm giác sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất nên cần có liệu trình phù hợp để phục hồi.
- Phục hồi chức năng nói
Phục hồi chức năng nói là chìa khóa cho quá trình hồi phục sau đột quỵ bởi nó sẽ giúp mọi người lấy lại kỹ năng đã mất và dễ dàng thích nghi với những tổn thương đó. Các chuyên gia trị liệu sẽ cố gắng giúp người bệnh khô phục càng nhiều càng tốt, giúp người bệnh dễ dàng nói chuyện rõ ràng, mạch lạc hơn.
- Chức năng vận động
Sau khi bị đột quỵ, những vấn đề liên quan đến vận động, sự thăng bằng thường rất dễ xảy ra. Điều này gây ra nhiều ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày của người bệnh. Vật lý trị liệu lúc này là phương pháp hiệu quả để lấy lại sức mạnh cơ bắp cũng như giữ cơ thể thăng bằng.
- Phục hồi chức năng cảm giác
Sau khi mắc bệnh, những suy nghĩ và cảm nhận của người bệnh cũng sẽ thay đổi, chủ yếu là theo hướng tiêu cực. Họ dễ sợ hãi và tức giận, lo lắng, thậm chí trầm cảm. Người bệnh nên nói chuyện nhiều với các nhà tư vấn tâm lý để điều chỉnh lại cảm giác của bản thân.
Biện pháp giúp phòng ngừa bệnh đột quỵ ai cũng nên biết
Bệnh đột quỵ xảy ra khá đột ngột và không có sự chuẩn bị trước, tuy nhiên bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng việc cải thiện lối sống, chế độ ăn uống hàng ngày. Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn phòng ngừa bệnh đột quỵ hay tai biến mạch máu não mà nhiều người thường không chú ý.
- Những thực phẩm nên ăn: Bổ sung nhiều thực phẩm giàu omega-3, ăn các loại rau như măng tây, bông cải, củ cải, bổ sung chuối, bơ, các loại đậu, ngũ cốc, ăn nhiều trái cây.
- Thực phẩm nên hạn chế: Đồ ăn đóng hộp, cà muối, dưa chua, bơ thực vật, khoai tây chiên, gan động vật, rượu bia, thuốc lá,…. Những thực phẩm này sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh về tim mạch, bệnh về não, gây tai biến.
- Thay đổi lối sống: Cân bằng công việc, hạn chế stress, nóng giận và nghỉ ngơi hợp lý, không nên thức khuya, tắm khuya, chú ý giữ ẩm cơ thể vào mùa lạnh.
- Tập thể dục mỗi ngày: Mỗi ngày bạn hãy dành 30 phút để tập thể dục, nó không chỉ giúp bạn khỏe mạnh hơn mà còn giảm huyết áp và phòng bệnh đột quỵ. Các bài tập nên áp dụng là đi bộ, yoga, cầu lông nhẹ nhàng,….
- Chú ý đến sức khỏe: Nếu bạn bị đái tháo đường, huyết áp cao, hãy tuân thủ theo những chỉ dẫn của bác sĩ để giúp bệnh giảm dần, tránh để bệnh nặng và gây tai biến.
- Khám sức khỏe định kỳ: Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần sẽ giúp phát hiện sớm những bất thường của cơ thể và ngăn chặn sớm bệnh đột quỵ. Bác sĩ cũng dễ dàng can thiệp và chủ động đưa ra hướng dẫn điều trị phù hợp nhất.
Phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp là cách tốt nhất để hạn chế những di chứng của bệnh đột quỵ. Vậy nên ngay khi nhận thấy cơ thể có những triệu chứng bất thường thì cần liên hệ đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra. Ngoài ra, người bệnh cũng nên có lối sống khoa học, lành mạnh để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, hạn chế nguy cơ mắc bệnh.
Thiếu hụt một số dưỡng chất sẽ khiến da khô sạm, kém sức sống và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh da liễu. Vậy da khô thiếu chất gì? Chuyên gia cho biết, da khô là biểu hiện cơ thể đang thiếu một số chất như vitamin A, vitamin B, vitamin C, vitamin E, vitamin D, Omega 3, kẽm, Lutein và Zeaxanthin.
Da khô nên ưu tiên tẩy tế bào chết hóa học vì sản phẩm làm sạch da dịu nhẹ, không gây kích ứng và không hề gây khô da sau khi sử dụng. Hơn nữa, tẩy da chết hóa học còn hỗ trợ giữ ẩm cho da khô, làm se khít lỗ chân lông và làn da được săn chắc, mịn màng.
Rối loạn nội tiết ở nữ giới thường gây nên một số vấn đề như mụn, nám da, tàn nhang, đồi mồi hay các rát thâm tăng sắc tố.... Những người bị rối loạn nội tiết thường có xu hướng tiêu cực hơn, dễ cáu gắt, hay nổi nóng, tâm lý thất thường. Để cải thiện tình trạng rối loạn nội tiết tố da, chuyên gia đưa ra những hướng dẫn cụ thể như: Kiểm soát căng thẳng, tập thể dục thể thao, bổ sung đủ nước cho cơ thể,...
Dưới đây là những bí quyết giúp cải thiện da khô hiệu quả:
- Dưỡng ẩm sau khi tắm rửa để khóa ẩm và làm mềm da.
- Thoa kem chống nắng đều đặn để bảo vệ da khỏi tác động của tia UV.
- Lựa chọn sữa rửa mặt phù hợp cho da khô, chứa các thành phần dưỡng ẩm.
- Tẩy tế bào chết định kỳ để loại bỏ tế bào da chết, giúp da sáng mịn.
- Sử dụng máy phun sương để tạo độ ẩm trong không khí.
- Sử dụng xịt khoáng để cung cấp độ ẩm cho da.
- Bổ sung thực phẩm giàu chất chống oxy hóa vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
- Uống đủ nước để duy trì độ ẩm cho da.
- Hạn chế thức khuya và đảm bảo giấc ngủ đủ.
- Sử dụng các loại mặt nạ dưỡng ẩm tự nhiên từ các nguyên liệu như dầu dừa, mật ong, sữa chua, hoặc yến mạch.
- Uống sữa tươi hàng ngày để cung cấp độ ẩm cho da.
Sốt xuất huyết là bệnh lý xuất phát do nhiễm virus Dengue lây nhiễm nhiễm do muỗi đốt. Bệnh không chỉ gây sốt cao, đau đầu, phát ban, buồn nôn, chóng mặt mà còn gây ngứa da dữ dội. Tình trạng sốt xuất huyết bị ngứa không gây nguy hiểm cho người bệnh. Thông thường, triệu chứng này sẽ kéo dài từ 2 - 3 ngày và tối đa 1 tuần rồi tự hồi phục.
Vào mùa hè nóng nổi mẩn đỏ kèm ngứa ngáy là tình trạng rất nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, các triệu chứng khó chịu này có thể cải thiện và phòng ngừa nếu được áp dụng phương pháp phù hợp như: Chườm lạnh cho da, dùng dân gian khi mùa hè nóng nổi mẩn đỏ, dùng thuốc Tây y,...
Hiện nay, tại Hà Nội và Hồ Chí Minh đều có nhiều bệnh viện, phòng khám, spa thăm khám và điều trị da nhiễm corticoid. Vậy nên điều trị da nhiễm corticoid ở đâu? Người bệnh có thể tham khảo một số đơn vị như Bệnh viện Da liễu Trung Ương, khoa Da liễu – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam,...
Da dễ bắt nắng là hiện tượng da dễ bị tổn thương do tác tại từ tia UV có trong ánh nắng mặt trời. Tình trạng này thường diễn vào mùa hè - thời điểm nền nhiệt cao, nắng nóng liên tục và tia UV hoạt động mạnh. Do đó, để bảo vệ làn da, bạn cần thực hiện một số biện pháp như thoa kem chống nắng, che chắn da khi ra đường, bổ sung dưỡng chất chăm sóc da từ bên trong và trang bị các kiến thức sơ cứu da khi bị bỏng nắng.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!