Hội chứng ruột kích thích (Irritable bowel syndrome – IBS) là tình trạng rối loạn chức năng ở ruột già, khiến cho đại tràng giảm hoặc tăng co bóp nên gây ra triệu chứng đau bụng kèm theo tiêu chảy hoặc táo bón. Tuy nhiên để nắm bắt thông tin bệnh một cách đầy đủ, chi tiết hơn thì hãy tham khảo bài viết.
Hội chứng ruột kích thích là gì?
Giống như bệnh viêm đại tràng, bệnh hội chứng ruột kích thích là hiện tượng ruột già bị rối loạn chức năng, gây ra những triệu chứng đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón. Bệnh có tên gọi tiếng Việt khác là viêm đại tràng co thắt, tên tiếng Anh đầy đủ là Irritable bowel syndrome (viết tắt: IBS).
Tuy nhiên, dù người bệnh có bị tái phát đi tái phát lại thì trong mọi kết quả chẩn đoán (khám, xét nghiệm) cũng không thể tìm ra được dấu vết của sự tổn thương.
Trên thực tế thì thức ăn trong quá trình tiêu hóa sẽ từ ruột non xuống ruột già, lúc này chức năng của ruột già sẽ là hấp thụ nước. Đồng thời các nhu động ruột sẽ giúp bộ phận này đẩy phân. Nhưng, với một bệnh nhân bị hội chứng kích thích ruột thì sẽ khiến cho việc cơ co thắt thất thường, nếu quá mức thì sẽ gây ra triệu chứng bị tiêu chảy. Ngược lại, nếu cơ co thắt chậm thì lại khiến người mắc bị táo bón.
Chính vì vậy, việc nhu động ruột hoạt động thất thường chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện trạng bị đau bụng, buồn đại tiện. Thế nên, nhiều người bệnh cho rằng đây là căn bệnh lành tính, không nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nó lại có những tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Một số triệu chứng ruột kích thích hay biểu hiện ra ngoài
Như đã chia sẻ ở trên thì người bệnh sẽ có biểu hiện chủ yếu là đau bụng, táo bón hoặc tiêu chảy là chính:
- Đau bụng: Người mắc sẽ đau dọc khu vực thành đại tràng, không có vị trí đau cụ thể như các bệnh về đường tiêu hóa khá. Chỉ cần ăn thực phẩm không đảm bảo vệ sinh (ôi, thiu,…) hoặc ăn nhiều đồ cay nóng, chiên rán thì sẽ bị đau bụng luôn hoặc ngay sau ăn. Thường thì cảm giác đau bụng này sẽ kéo dài từ 1-2 ngày, triền miên hay thậm chí là 1 tháng sẽ bị đau vài lần.
- Táo bón, tiêu chảy (rối loạn đại tiện): Là hiện tượng đặc trưng ở người bệnh. Phân táo bón sẽ ra kèm theo với chất nhầy bọc bên ngoài và không kèm máu, nếu có thì có thể là nguyên do từ bệnh khác.
- Ngoài ra, người mắc bệnh có thể xuất hiện một vài triệu chứng khác như: Bụng đầy hơi, chướng bụng, mất ngủ, đau đầu, buồn đại tiện thường xuyên.
Mặc dù vậy, những triệu chứng cũng như dấu hiệu bệnh hội chứng này cũng không đặc hiệu, tùy thuộc vào từng thể trạng, chế độ sinh hoạt và thời gian. Bởi nhiều trường hợp ăn uống kiêng khem, chế độ sinh hoạt phù hợp cũng đã khiến các triệu như trên biến mất.
Chính vì vậy, nhiều khi người mắc bệnh không hiểu rõ bệnh sẽ bỏ qua những triệu chứng này, nên tình trạng bệnh sẽ ngày càng thuyên chuyển xấu, thậm chí là gặp phải những biến chứng nguy hiểm khôn lường.
Nguyên nhân hội chứng ruột kích thích và đối tượng dễ mắc bệnh
Có thể thấy bệnh này rất dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác nên để chắc chắn hơn về tình trạng bệnh hội chứng ruột kích thích của mình thì người bệnh cũng nên biết nguyên nhân, đối tượng thường mắc.
Nguyên nhân hội chứng ruột kích thích
Tính đến thời điểm hiện nay, nhà khoa học chưa khẳng định hay đưa ra kết luận đầy đủ nhất về nguyên do gây bệnh. Tuy nhiên khi dựa trên khảo sát thực tế thì có thể kết luận được những yếu tố có thể gây bệnh, như:
- Căng thẳng, stress kéo dài, tinh thần luôn lo âu, trầm cảm.
- Ăn phải thực phẩm không an toàn vệ sinh (tùy thuộc vào từng cơ địa, thể trạng của từng người).
- Đường tiêu hóa bị nhiễm khuẩn hoặc bị tác dụng phụ sau khi sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau.
- Đối với nữ giới, khi đang trong chu kỳ kinh nghiệt mà nồng độ hormone bị thay đổi.
- Có thể do gia đình có tiền sử bị hội chứng ruột kích thích.
Đối tượng
Dựa vào đặc thù của nguyên nhân gây bệnh thì cũng có thể thấy được nhóm người có nguy cơ bị bệnh cao. Cụ thể là:
- Người từ 45 tuổi trở xuống, bởi đây là độ tuổi thường lo âu, stress, căng thẳng, trầm cảm, tinh thần không ổn định. Đặc biệt là những đối tượng học sinh chuyển cấp, nhân viên đối mặt với nhiều áp dụng trong công việc.
- Một nghiên cứu chỉ ra rằng, nữ giới có khả năng bị bệnh này cao hơn so với nam giới gấp 2 lần.
- Người trong gia đình có tiền sử mắc các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa (đường ruột).
Vậy hội chứng ruột kích thích có nguy hiểm không? Có chữa khỏi được không?
Tùy từng tình trạng bệnh mà người bệnh có mức độ nguy hiểm khác nhau, bệnh hội chứng này cũng vậy. Nếu bệnh cứ tiếp diễn, tái phát nhiều lần thì cơ thể người bệnh cũng sẽ rất mệt mỏi và tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống hằng ngày. Cụ thể một số biến chứng mà người bệnh sẽ mắc phải:
- Suy nhược cơ thể: Giảm hệ miễn dịch bởi chức năng của ruột già cũng đã bị rối loạn, ảnh hưởng nghiêm trọng nếu như tình trạng bệnh cứ kéo dài. Đồng thời việc co thắt thất thường cũng khiến cho ruột già không thể đảm bảo được khả năng hấp thu dưỡng chất, dần dần người bệnh sẽ suy kiệt.
- Suy nhược thần kinh: Tâm lý không tốt ở người bệnh, bởi trong thời gian bị bệnh thì thường xuyên mắc phải những triệu chứng kể trên, đêm ngủ không ngon giấc, luôn lo lắng, mệt mỏi, suy nghĩ nhiều và khiến.
- Xuất huyết đường tiêu hóa: Khi ruột già hoạt động co thắt quá mức cũng gây viêm nhiễm ở niêm mạc, nên hiện tượng người bệnh bị xuất huyết cũng rất dễ gặp phải. Lúc này, đại tràng sẽ có thể bị vỡ mạch, giãn hoặc chảy máu.
- Nguy cơ mắc bệnh trĩ rất cao: Việc rối loạn đại tiện diễn ra thường xuyên sẽ khiến niêm mạc trực tràng và vùng hậu môn bị tăng áp lực. Nên khả năng bị trĩ cũng có thể xảy ra với người mắc bệnh này.
- Một số biến chứng nguy hiểm khác: Thủng đại tràng (khi bị xuất huyết tiêu hóa nhiều lần); giãn đại tràng cấp tính, sa trực tràng, thậm chí là ung thư đại tràng…
Bất cứ ai cũng đừng thơ ơ với những biểu hiện mà mình gặp phải, hãy biết cách bảo vệ sức khỏe thật tốt để không gặp phải những khó khăn ở trên.
Dù đây là bệnh lành tính, không gây nguy hiểm đến tính mạng nếu có những biện pháp chữa trị đúng cách. Nhưng điều trị dứt điểm, triệt để hoàn toàn là rất khó. Bởi vì đây là bệnh chưa đưa ra được nguyên nhân chính xác, chỉ dựa vào triệu chứng để điều trị.
Vậy nên ngoài việc sử dụng thuốc thì người bệnh cũng nên kết hợp với nhiều phương pháp hỗ trợ như kiểm soát được chứng lo âu, stress; xây dựng chế độ ăn uống hợp lý thì cũng hạn chế được việc tái phát sau điều trị.
Tiêu chuẩn và cách chẩn đoán hội chứng ruột kích thích
Tiêu chuẩn ROME IV đã được công bố cũng như áp dụng toàn cầu từ năm 2016, để nhất quán về những triệu chứng của bệnh. Đó là: Người bệnh sẽ phải có biểu hiện đau bụng (ít nhất 1 lần/ ngày) trong tối thiểu 3 tháng, cùng với hai trong số triệu chứng sau (xuất hiện ít nhất 6 tháng):
- Khi đi trung tiện, đại tiện sẽ làm giảm đau bụng.
- Số lần đại tiện trong ngày liên tục thay đổi, khi thì hơn 3 lần một ngày hoặc chưa đến 3 lần một tuần.
- Hình dạng của phân thất thường (cứng, nhão, lỏng).
Tuy nhiên, để đảm bảo được việc chẩn đoán bệnh chính xác thì bác sĩ cũng sẽ tuân thủ theo nguyên tắc loại bỏ những triệu chứng tương tự của bệnh lý ở đại tràng (ung thư, polyp hoặc viêm). Bốn mô hình chẩn đoán được nhiều phòng khám, bệnh viêm áp dụng: IBS – C ( táo bón; IBS – D (tiêu chảy); IBS – M (hỗn hợp); IBS (tổng thể).
Một số phương tiện khác thường được sử dụng để chẩn đoán là:
- Nội soi đại tràng (loại bỏ các bệnh lý có triệu chứng tương tự);
- Xét nghiệm phân (xác định ký sinh trùng, vi khuẩn, virus);
- Chụp CT bụng (quan sát tổng thể, dễ dàng chẩn đoán);
- Siêu âm ổ bụng (nhìn được hình ảnh của đại tràng trên màn hình).
Bác sĩ sẽ dựa vào những triệu chứng của người bệnh để đưa ra được phương pháp khám bệnh phù hợp và hiệu quả nhất. Vậy nên người bệnh cũng cần nắm rõ được biểu hiện bệnh của mình để được chẩn đoán chính xác nhất.
Vậy người bị hội chứng ruột kích thích uống thuốc gì?
Như đã chia sẻ ở trên thì người bệnh sẽ được dựa trên triệu chứng cũng như biểu hiện của bệnh để điều trị hội chứng ruột kích thích, nên cũng có khá nhiều loại thuốc được sử dụng.
Thuốc Tây y
Cũng tương tự như nhiều chứng bệnh khác, việc sử dụng thuốc Tây y sẽ mang lại hiệu quả nhanh chóng, nhưng không mang tính lâu dài, có thể bị tái phát lại. Thậm chí là gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
Vậy nên quá trình sử dụng không nên quá lạm dụng, hãy theo đúng chỉ định của bác sĩ để không mắc phải tác dụng phụ của thuốc. Thường bác sĩ sẽ kê đơn một số loại thuốc như:
- Thuốc chống tiêu chảy: Loperamide, Lomotil…,
- Thuốc chống táo bón: Sorbitol, Magie sulfat ngậm nước, Thuốc forlax, Macrogol.
- Thuốc chống đầy hơi: Cimetidin (sử dụng cần kiêng muối), gastropulgite, metoclopramid
- Thuốc chống co thắt: Atropin, Hyoscine butylbromide, Papaverin.
Bài thuốc từ dân gian trị hội chứng ruột kích thích
Vốn là căn bệnh xuất hiện từ thời xa xưa, nên ông cha ta cũng có một số bài thuốc để chữa trị và được lưu truyền đến thời nay.
Chữa bệnh hội chứng ruột kích thích bằng lá vông và chè tâm sen:
Sử dụng hai dược thảo này để nấu canh, ăn sẽ cải thiện được hội chứng kích thích này khá tốt, đặc biệt còn giúp người bệnh có thể an thân, tâm lý thoải mái, ngủ ngon giấc. Ngoài ra, bài thuốc còn giúp cơ thể chuyển hóa được dinh dưỡng, hấp thụ dễ hơn và ngăn ngừa được chứng tiêu chảy, táo bón.
- Bước 1: Chuẩn bị lá vông 8 – 10 lá (nên chọn những lá non), tâm sen 8g.
- Bước 2: Chia lượng trên thành 2 phần tương đương 2 bữa để nấu thành canh như bình thường.
Điều trị hội chứng ruột kích thích bằng gừng tươi:
Nhờ vào thành phần có chứa chất antagonist serotonin, nên gừng rất tốt với sự vận động của dạ dày, chống co thắt trên ruột mang lại cảm giác thư giãn đối với hệ tiêu hóa. Từ đó chứng kích thích cũng sẽ cải thiện khá nhiều.
- Bước 1: Cắt nhỏ 4g theo đúng với khuyến cáo của các chuyên gia với một cốc nước.
- Bước 2: Đun hỗn hợp khoảng 10 phút, có thể uống khi còn ấm.
Chữa hội chứng ruột kích thích bằng hoắc hương chính khí tán:
- Bước 1: Chuẩn bị: Đại phúc bì – phục linh – trần bì – hoắc hương – bạch truật – tô diệp khoảng 12g; cát cánh – bạch chỉ – thần khúc khoảng 8g; còn lại chích thảo 4g và hậu phác 10g tán thành hỗn hợp bột.
- Bước 2: Sau đó pha với nước uống 6 – 12g/ mỗi lần, bài thuốc sẽ hiệu quả hơn khi kết hợp thêm với nước gừng.
Thuốc Đông y chữa hội chứng ruột kích thích
Bên cạnh các cách điều trị bệnh ở trên thì cách chữa trị bệnh hội chứng ruột kích thích bằng Đông y cũng đang chiếm nhiều lợi thế hơn nhờ vào ưu điểm lành tính, không gây tác dụng phụ, có thể điều trị tận gốc và mang lại hiệu quả lâu dài cho người bệnh. Đặc biệt là các bài thuốc được nghiên cứu và ứng dụng dựa trên nền Y học cổ truyền lâu đời.
Một số lời khuyên từ chuyên gia để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả
Ngoài việc áp dụng những bài thuốc kể trên thì bệnh nhân cũng có thể tham khảo thêm những phương pháp như:
- Châm cứu: Cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa, đại tràng nhờ vào việc tác động lên các huyệt đạo.
- Xoa bóp: Thời điểm thích hợp nhất để xoa bóp chính là buổi sáng thức dậy, người bệnh tự tay xoa nhẹ 200 – 300 vòng trên ổ bụng dọc khung thành đại tràng, theo chiều đồng hồ quay. Khi đó, đường ruột cũng sẽ hoạt động trơn tru, thuận lợi hơn và kích thích được hệ tiêu hóa.
- Tâm lý trị liệu: Giúp người bệnh giải tỏa được những căng thẳng, suy nghĩ lạc quan và tích cực hơn.
- Tăng cường vận động (tập luyện thể dục thể thao, yoga…): Như vậy sẽ nâng cao được hệ miễn dịch, cải thiện sức khỏe của cơ thể.
Trên đây là tổng hợp các thông tin liên quan đến bệnh hội chứng ruột kích thích, hy vọng đã mang nhiều hữu ích đến bạn! Chúc bạn sớm tìm được phương pháp điều trị phù hợp để nhanh khỏi.
Mình bị hội chứng kích thích ruột liệu uống tiêu thực phục tràng hoàn có khỏi hẳn không và mình còn bị bệnh dạ dày nữa không biết bài thuốc kia có uống cùng thuốc khác được không vậy mọi người.
Tôi nghĩ bạn nên đến khám bác si đi, nghe họ tư vấn xem có thể kết hợp cả hai để chữa 2 bệnh cùng lúc hay phải dùng riêng rẽ để chữa từng bệnh.
Cho em hỏi ở chi nhánh hồ chí minh của phòng khám có bác sĩ nào chữa hội chứng bị kích thích tốt ạ.
Trước mình từng chữa hội chứng ruột bị kích thích chỗ bác sĩ Tùng từng là bác sĩ ở bệnh viện quân y 121 đấy. Bác sĩ chữa bệnh mát tay và nhiệt tình lắm bạn. Mình có số điện thoại của bác sĩ cho bạn nào cần này: 0932064179
Bạn vừa bị hội chứng ruột vừa bị dạ dày thì phải chú ý ăn uống bạn nhé. Nên ăn uống đúng giờ, ăn chín uống sôi, ăn thức ăn hợp vệ sinh. Hạn chế những thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ uống có chất kích thích như rượu bia, cà phê…Nên tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ đạp xe giúp tinh thần thoải mái tránh căng thẳng lo âu khiến bệnh trở nên nặng hơn bạn nhé