Trong hơn 600 huyệt vị quan trọng ở cơ thể con người nằm rải rác ở các bộ phận, cơ quan, đường kinh mạch lạc thì không thể không kể huyệt thần môn. Đây là huyệt đạo có nhiều cách tác động và chữa được nhiều căn bệnh, bổ trợ sức khỏe và rất được chú trọng trong Y học cổ truyền. Và để hiểu hơn về huyệt vị này mời bạn đọc những thông tin dưới đây.
Huyệt thần môn là gì? Vị trí chính xác
Huyệt thần môn còn được gọi là huyệt đoài lệ, đoài xung, trung đô hay duệ trung. Huyệt nằm trên kinh thiếu thủ âm tâm và là huyệt vị thứ 7. Cũng chính vì vị trí huyệt thần môn khá đặc biệt nên còn được xem là huyệt nguyên của kinh tâm, có những tác dụng chính là thanh hỏa, giải nhiệt và an thần.
Lý giải về tên gọi thần môn huyệt, trong Đông y, Tâm có chức năng tàng Thần, huyệt này lại nằm ở kinh Tâm và là huyệt nguyên. Khi đó nếu tác động vào huyệt sẽ ảnh hưởng đến cửa tức là môn và trực tiếp đến Tâm và Thần. Chính điều này mà người ta gọi là huyệt thần môn.
Về một số đặc tính của huyệt đạo như sau:
- Huyệt thuộc hàng Thổ.
- Huyệt tả trong đường kinh chính Tâm.
- Huyệt đạo rất quan trọng, khi châm cứu lúc nhiệt tả sẽ khiến cơ thể nóng sốt phát run và khó chịu ở tim.
Cách xác định huyệt thần môn khá đơn giản. Do huyệt nằm ở trên cổ tay ngay tại xương ngụ, gần chỗ lõm của bờ ngoài gân cơ. Hay hiểu một cách đơn giản hơn, tâm giao của hai đường cổ tay và đường huyệt từ rãnh của ngón áp út đi xuống chính là vị trí của huyệt đạo.
- Bước 1: Bạn đặt ngửa bàn tay phải lên, từ chính rãnh giữa của ngón tay áp út và của ngón út gióng lên trên một đường đến cổ tay.
- Bước 2: Co nhẹ cổ tay lại sẽ thấy một điểm chính là đường giao của đường thẳng vừa kể ở bước 1 với đường cổ tay. Đó chính là huyệt thần môn tay phải và cách xác định bên tay trái cũng thế.
Huyệt thần môn có tác dụng gì đối với sức khỏe
Tác dụng huyệt thần môn có thể thiên về Tâm và Thần nhiều hơn. Huyệt có tác dụng an thần, thanh nhiệt, điều khiển khí hỏa trong người. Chính vì thế mà người bệnh có thể bấm huyệt đạo này để chữa những bệnh lý như sau:
- Chứng động kinh: Do huyệt vị nằm ở trên đường kinh thủ thiếu âm Tâm nên bấm huyệt đạo có thể cải thiện triệu chứng của bệnh động kinh, hay quên, ngủ mơ.
- Ngủ trằn trọc, khó ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu giấc: Tác động vào huyệt thần môn một thời gian theo cách châm cứu hay bấm huyệt sẽ giúp cải thiện chứng đau đầu mất ngủ hiệu quả. Giúp người bệnh ngủ ngon hơn, ngủ sâu giấc và hạn chế tình trạng tỉnh dậy lúc nửa đêm.
- Dịu dây thần kinh: Tác động đúng cách sẽ giúp giảm thiểu tình trạng bất an, mệt mỏi, hồi hộp và tim đập nhanh, một vài vấn đề liên quan đến hệ thần kinh.
Cách tác động vào huyệt đạo chuẩn nhất
Có hai cách để tác động và huyệt vị thần môn để chăm sóc và cải thiện sức khỏe hoặc chữa các bệnh lý nhất định. Đó chính là bấm huyệt và châm cứu, người bệnh có thể tự thực hiện tại nhà nếu có kiến thức chuyên môn và năng lực nhất định, còn không hãy đến những phòng khám Đông y để thực hiện đảm bảo an toàn.
Bấm huyệt:
- Chọn một tư thế phù hợp cho người bệnh, do huyệt nằm ở vị trí cổ tay nên có thể nằm hay ngồi đều được.
- Dùng hai ngón tay xác định đúng vị trí huyệt và ấn một lực vừa phải xuống, day đều theo chiều kim đồng hồ từ 1 - 3 phút. Sau đó nghỉ khoảng 1 phút rồi lại thực hiện thêm 2 lần nữa.
- Bấm huyệt đạo thường xuyên sẽ giúp ăn ngon, giảm thiểu chứng mất ngủ, an thần và tăng cường sức khỏe hơn.
Châm cứu:
- Chuẩn bị tư thế phù hợp, dùng kim châm đâm vào huyệt đạo, cho mũi kim hơi chếch ra ngoài, đảm bảo sâu khoảng 0.3 - 0.5 thốn.
- Người thực hiện tiến hành cứu 1 - 3 tráng và ôn cứu thêm từ 3 - 5 phút.
Lưu ý khi tác động vào thần môn huyệt đảm bảo hiệu quả
Khi thực hiện các cách tác động vào huyệt vị, để đảm bảo an toàn và hiệu quả nhất, cần chú ý những vấn đề quan trọng như sau:
- Để đảm bảo hiệu quả và không gây tác dụng phụ khi thực hiện, người bệnh nên đến những cơ sở y tế để thăm khám và để bác sĩ có chuyên môn thực hiện.
- Khi bấm huyệt hay châm cứu cần giữ tâm trạng thoải mái nhất. Không thực hiện cho phụ nữ đang mang thai hoặc cần hỏi ý kiến của bác sĩ.
- Bấm huyệt không nên tác động lực quá mạnh mà cần vừa phải để tránh bầm tím, tụ máu tại đây.
- Không châm cứu hay bấm huyệt khi vị trí này đang có vết thương hở, bị bầm tím hoặc bệnh lý ngoài da.
Trên đây là những thông tin hữu ích nhất về huyệt thần môn. Hy vọng qua đây giúp bạn hiểu hơn cũng như biết cách tác động phù hợp nhất để chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!