Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Ngày 27/8/2022 vừa qua, Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Tâm thần Việt Nam (Tên viết tắt là MHRC) đã tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Mối liên hệ giữa chứng Mất ngủ và Trầm cảm”. Buổi tọa đàm có sự tham dự và đóng góp ý kiến từ lương y Đỗ Minh Tuấn, thạc sĩ – BS Nguyễn Thị Tuyết Lan, TTƯT – BS Lê Thị Phương.

Trong buổi tọa đàm trực tuyến này, các chuyên gia, bác sĩ cho biết: Giấc ngủ và chứng trầm có liên hệ chặt chẽ với nhau. Khi bị thiếu ngủ thì sức khỏe tinh thần cũng bị ảnh hưởng, từ đó có thể gây ra tình trạng lo âu, mệt mỏi, stress. Cuối buổi tọa đàm, các chuyên gia cũng đưa ra lời khuyên giúp làm thế nào để cải thiện giấc ngủ, cải thiện trình trạng căng thẳng, lo âu do rối loạn tâm thần gây ra.

Tọa đàm MHRC: Mất ngủ và trầm cảm

Mối liên hệ giữa mất ngủ và sức khỏe tâm thần

Mở đầu buổi tọa đàm, thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Lê Phương (Nguyên PGĐ chuyên môn Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông) cho biết: Giấc ngủ và sức khỏe tinh thần có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Một người thường xuyên thiếu ngủ, ngủ không sâu giấc thì sức khỏe tinh thần và trạng thái tâm lý có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Người đang gặp phải các vấn đề về sức khỏe tâm thần như trầm cảm, rối loạn lo âu sẽ rất dễ mắc phải chứng mất ngủ và ngược lại.

BS Lê Phương cho biết thêm, những vấn đề về giấc ngủ thường gặp nhiều ở những người bị tăng động giảm chú ý, rối loạn lưỡng cực, trầm cảm. Mất ngủ, khó ngủ cũng được xem là triệu chứng của người mắc chứng rối loạn tâm thần. Những vấn đề về giấc ngủ có thểm làm tăng khả năng mắc phải các chứng rối loạn tâm thần. Khi tình trạng mất ngủ được cải thiện thì sức khỏe tâm thần cũng được cải thiện tốt hơn.

Bác sĩ Lê Phương
Bác sĩ Lê Phương

Nói về những nguyên nhân gây ra bệnh mất ngủ, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan chỉ rõ:

  • Theo Tây y, chứng mất ngủ thường xảy ra do người bệnh mắc phải các bệnh lý về mạch máu não, u xơ tiền liệt, hô hấp, viêm khớp, đái tháo đường… Một số bệnh lý tâm thần thần kinh như căng thẳng, trầm cảm, lo âu cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng mất ngủ. Bên cạnh đó, người đang uống các loại thuốc giảm đau chứa caffein,  thuốc lợi tiểu cũng có thể gặp tình trạng này.
  • Trong khi đó, theo Đông y, mất ngủ xảy ra do can khí uất kết, khí huyết hư nhược và không đủ để nuôi dưỡng tâm, lo nghĩ quá độ ảnh hưởng tới Tâm tỳ mà thành bệnh.

Từ đó, các bác sĩ cho biết, mất ngủ và sức khỏe tâm thần có liên hệ khá mật thiết với nhau. Khi người bệnh ngủ đủ giấc và sâu giấc, cơ thể sẽ được hồi phục, sức khỏe tinh thần, cảm xúc được cải thiện. Ngược lại, khi bị mất ngủ thường xuyên, những cảm xúc tiêu cực có thể bị trầm trọng hơn và gây ra nhiều hệ lụy khác lên sức khỏe.

Trong buổi tọa đàm, các chuyên gia đã chỉ rõ ảnh hưởng khi người bệnh trầm cảm, rối loạn lo âu bị thiếu ngủ như sau:

  • Buồn phiền: Có khoảng 90% trẻ em bị rối loạn tâm thần và 65-90% người lớn bị trầm cảm nặng gặp phải các vấn đề về giấc ngủ. Mất ngủ gây ảnh hưởng không tốt tới hiệu quả điều trị bệnh, từ đó, tình trạng này làm gia tăng cảm giác lo lắng, buồn phiền. Thậm chí, người bệnh trầm cảm bị mất ngủ nghiêm trọng có thể nghĩ tới những hành động tiêu cực như tự làm tổn thương bản thân.
  • Rối loạn lưỡng cực: Trong giai đoạn hưng cảm của rối loạn lưỡng cực, bệnh nhân thường bị mất ngủ hoặc có nhu cầu ngủ ít hơn bình thường. Tuy nhiên, cũng có một tỷ lệ nhỏ người bệnh ngủ quá nhiều. Cả hai tình trạng này đều ảnh hưởng tiêu cực đến người bệnh và làm tăng nguy cơ tái phát bệnh.
  • Rối loạn lo âu: Chất lượng giấc ngủ ảnh hưởng tới  50% người bệnh gặp phải chứng rối loạn hoảng sợ, căng thẳng sau chấn thương hoặc rối loạn lo âu toàn thể, rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Mất ngủ cũng được xem là nguyên nhân làm gia tăng các triệu chứng hay mức độ rối loạn lo âu, trầm cảm.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD): Trẻ em bị tăng động giảm chú ý thường gặp phải các vấn đề về giấc ngủ như ngủ ít, ngủ trằn trọc, ngủ không sâu giấc nhiều hơn trẻ bình thường. Các bé mắc phải chứng bệnh này cũng thường có cảm xúc không ổn định, có thể trở nên hiếu động, không chú ý.

Chuyên gia tư vấn cách cải thiện chất lượng giấc ngủ và sức khỏe tâm thần

Cuối buổi tọa đàm, lương y Đỗ Minh Tuấn, Giám đốc chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường cho biết, để cải thiện hiệu quả tình trạng mất ngủ và sức khỏe tâm thần, người bệnh cần kết hợp giữa việc thay đổi lối sống, hành vi, áp dụng liệu pháp tâm lý và kết hợp sử dụng thuốc điều trị (nếu cần).

Lương y Đỗ Minh Tuấn
Lương y Đỗ Minh Tuấn

Cụ thể, lương y Đỗ Minh Tuấn đưa ra cho người bệnh một só lời khuyên dưới đây:

  • Thay đổi lối sống: 

Người bệnh nên xây dựng lối sống lành mạnh, khoa học, hạn chế hoặc không sử dụng các chất kích thích như cà phê, rượu bia, thuốc lá. Những chất này làm suy giảm hệ thần kinh trung ương và thường khiến người bệnh khó ngủ, ngủ không sâu giấc.

  • Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên

Tập luyện thể dục, yoga hợp lý giúp người bệnh cảm thấy khỏe mạnh, thư giãn và dễ đi vào giấc ngủ hơn. Tuy nhiên, người bệnh nên tập luyện thể dục thể thao vào khung giờ hợp lý, không nên vận động mạnh trước khi đi ngủ bởi như vậy có thể gây khó ngủ hơn. Thay vào đó, bạn có thể tập thiền, hít thở hoặc một số động tác yoga nhẹ nhàng.

  • Vệ sinh giấc ngủ

Đây là thuật ngữ nói tới việc người bệnh nên duy trì lịch ngủ – thức dậy đều đặn hàng ngày, giữ không gian ngủ sạch sẽ, thoáng mát. Bạn nên sử dụng phòng ngủ cho việc ngủ, quan hệ tình dục và giữ cho không gian phòng ngủ tối. Vì vậy, các chuyên gia khuyên người bệnh không nên trang bị các thiết bị điện tử hiện đại trong phòng ngủ.

  • Thư giãn

Thường xuyên luyện tập thiền, yoga và các bài tập hít thở giúp thư giãn cơ thể được xem là biện pháp tốt giúp cải thiện chứng mất ngủ và chứng rối loạn lo âu, stress.

  • Liệu pháp nhận thức hành vi

Người mắc chứng mất ngủ thường có xu hướng bận tâm đến việc không ngủ được. Vì vậy, việc ứng dụng các kỹ thuật nhận thức hành vi sẽ giúp người bệnh thay đổi kỳ vọng tiêu cực và gia tăng niềm tin rằng họ có thể ngủ ngon.

Ngoài việc ứng dụng các biện pháp kể trên, bác sĩ Lê Phương cũng khuyên người bệnh nên quan tâm thường xuyên tới việc chăm sóc sức khỏe, sớm thăm khám khi nhận thây có các dấu hiệu bất thường về giấc ngủ hay gặp phải tình trạng căng thẳng, rối loạn lo âu. Việc thăm khám, can thiệp sớm đóng vai trò quan trọng giúp cho việc điều trị bệnh hiệu quả và dứt điểm hơn.

Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe tâm thần Việt Nam (MHRC)

Dành tặng bạn đọc:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan
tra-an-than-do-minh-duong-dieu-tri-dut-diem-benh-mat-ngu
tri-mat-ngu-kinh-nien-do-minh