Da nhiễm Corticoid là bệnh lý da liễu nghiêm trọng, cần được tiến hành điều trị sớm theo phác đồ từ bác sĩ. Trong nội dung bài viết dưới đây, Tạp Chí Đông Y sẽ cung cấp đến bạn đọc phác đồ điều trị da nhiễm Corticoid đúng chuẩn và cho hiệu quả tốt nhất.
Biểu hiện của làn da nhiễm Corticoid
Trước khi đi vào tìm hiểu phác đồ điều trị da nhiễm Corticoid, các bạn cần nắm được các biểu hiện khi da bị nhiễm hoạt chất này. Được biết, da bị nhiễm Corticoid thường do hậu quả của việc dùng các sản phẩm – các loại thuốc có chứa thành phần Corticoid nồng độ cao trong thời gian dài.
Làn da nhiễm Corticoid sẽ có những biểu hiện lâm sàng điển hình như sau:
- Hàng rào bảo vệ da suy yếu khiến da nhạy cảm và dễ bị kích ứng hơn.
- Da dễ bị dị ứng.
- Tăng sắc tố, da thâm sạm, xỉn màu.
- Nổi mụn viêm quanh miệng.
- Bề mặt da nổi mẩn đỏ, thường xuyên có cảm giác ngứa rát.
- Trường hợp nặng có thể xuất hiện tình trạng giãn mao mạch, nổi mụn nước li ti trên diện rộng, mọc lông ở vùng da thoa Corticoid.
Nguyên tắc điều trị cho làn da nhiễm Corticoid
Để phục hồi da nhiễm Corticoid đạt được hiệu quả tốt, các bạn cần nắm được các nguyên tắc sau:
Cắt giảm liều Corticoid từ từ
Nguyên tắc đầu tiên khi thực hiện phác đồ điều trị da nhiễm Corticoid là cắt giảm liều dùng một cách chậm rãi. Với những bạn có tiền sử dùng Corticoid liều cao trong thời gian dài, việc dừng thuốc đột ngột có thể dẫn tới tình trạng sốc phản vệ rất nguy hiểm.
Do đó, tùy thuộc vào thời gian – liều dùng Corticoid trước đó, bệnh nhân sẽ được chỉ định cắt giảm Corticoid một cách phù hợp. Trường hợp bạn mới dùng Corticoid liều thấp trong thời gian ngắn thì có thể ngưng dùng thuốc ngay. Với những trường hợp đã dùng lâu thì cần giãn cách liều dùng. Theo đó, bạn có thể dùng cách ngày, sau đó giảm xuống dùng 3 ngày 1 lần, 5 ngày dùng 1 lần cho tới khi có thể dừng thuốc hoàn toàn.
Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ
Tuân thủ theo sự hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ da liễu là điều bắt buộc để giúp làn da phục hồi nhanh chóng mà không làm ảnh hưởng tới sức khỏe nói chung. Điều này có nghĩa là bệnh nhân không được tự ý loại bỏ, thay/thêm các sản phẩm khác trong quá trình điều trị. Đồng thời không nên điều trị tại những cơ sở không uy tín – nơi không có bác sĩ chuyên môn hay phác đồ điều trị cụ thể.
Điều trị sớm và kiên trì
Việc điều trị da nhiễm Corticoid cần thời gian dài nên bạn không được nóng vội. Hãy chuẩn bị cho bản thân tâm lý tốt và kiên trì, nhẫn nại để tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Từ đó giúp quá trình chữa trị diễn ra suôn sẻ, mang tới hiệu quả cải thiện làn da toàn diện, hiệu quả nhất.
Ở những nền da bị nhiễm Corticoid ở mức độ nhẹ, hàng rào bảo vệ da chưa bị ảnh hưởng nhiều. Trong trường hợp thực hiện điều trị đúng cách, kiên trì, bạn sẽ mất khoảng 3 – 6 tháng để da có thể hồi phục tốt.
Ngược lại, với nền da bị nhiễm Corticoid thể nặng, da có biến chứng, quá trình điều trị sẽ kéo dài khoảng 2 – 3 năm. Vì thế, việc điều trị sớm, chữa trị theo phác đồ phù hợp sẽ giúp bệnh nhân rút ngắn được thời gian. Đồng thời đẩy nhanh tốc độ phục hồi các tổn thương trên da nhanh và hiệu quả hơn.
Phác đồ điều trị da nhiễm Corticoid hiệu quả
Trên thực tế, tùy theo tình trạng da, phác đồ điều trị của từng bệnh nhân sẽ có sự thay đổi để tối ưu hiệu quả phục hồi. Tuy nhiên, phần lớn các phác đồ điều trị da nhiễm Corticoid đều cần dùng thuốc uống, thuốc bôi và thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt. Điều này sẽ giúp nuôi dưỡng da từ bên trong và cải thiện các biểu hiện bên ngoài da hiệu quả hơn.
Dùng thuốc điều trị
Dựa theo mức độ da bị nhiễm Corticoid nặng hay nhẹ, các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân dùng các loại thuốc sau đây:
- Thuốc kháng sinh phổ rộng: Thường được dùng khi da bị nhiễm Corticoid ở mức độ nặng hoặc có hiện tượng viêm nhiễm nghiêm trọng. Lúc này, thuốc kháng sinh sẽ giúp ngăn ngừa vi khuẩn có hại, hạn chế viêm nhiễm lan rộng qua các vùng da khác cũng như hỗ trợ giảm sưng, đau nhức hiệu quả.
- Viên uống bổ sung vitamin C, B2, kẽm: Là những sản phẩm làm giảm cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Đồng thời hỗ trợ làm giảm tình trạng giãn mao mạch, kiểm soát lượng dầu nhờn, làm lành các tổn thương nhanh chóng.
- Thuốc điều trị mụn: Làn da bị nhiễm Corticoid thường mọc mụn nhiều nên để làm giảm tình trạng viêm, đau nhức do mụn gây ra, các bạn sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc trị mụn. Triacneal (Avena), Duo Effaclar (Laroche), Keracnyl (Ducray),… là những loại thuốc bôi được kê đơn để giúp trị mụn tại chỗ và khiến vùng da có mụn sau điều trị nhanh lành hơn.
- Thuốc Metronidazol: Nếu bị nhiễm độc da do Demodex, bệnh nhân sẽ cần dùng loại thuốc này thay cho kháng sinh để mang lại hiệu quả điều trị tối ưu hơn.
- Thuốc bôi: Là những loại thuốc có tác dụng tại chỗ, thường được kê đơn cùng thuốc uống để nâng cao hiệu quả trị bệnh. Các loại thuốc bôi được dùng trong trường hợp này gồm có Aderma de soins cream, Toleriane Ultra, Skin Recovery cream, Tolerance cream,…
Thay đổi chế độ sinh hoạt
Bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh cũng cần thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt. Cụ thể như sau:
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày và có thể bổ sung thêm nước ép hoa quả, nước dừa, nước canh để đào thải độc tố trong cơ thể.
- Bổ sung thực phẩm có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, nhất là các loại hoa quả, rau xanh,…
- Hạn chế ăn tinh bột, đồ ăn nhanh, đồ uống có gas, chất kích thích, thực phẩm cay nóng, dầu mỡ, nhiều đường, sữa và các chế phẩm từ sữa.
- Chăm sóc da đúng cách bằng những sản phẩm phù hợp, lành tính.
- Không sờ tay lên mặt, nặn mụn, gãi và che chắn da cẩn thận mỗi khi đi ra ngoài.
- Dùng kem chống nắng phù hợp, có độ SPF cao để bảo vệ da tốt hơn.
- Ngủ đúng giờ, đủ giấc (7-8 tiếng mỗi ngày), không thức khuya, hạn chế để bản thân rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi.
Trên đây là phác đồ điều trị da nhiễm Corticoid tổng quát nhất. Để biết quá trình điều trị cụ thể ra sao, các bạn cần tới bệnh viện thăm khám, kiểm tra để được tư vấn chi tiết hơn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!