Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Rối loạn tiền đình thiếu máu não đều có những triệu chứng tương đối giống nhau như chóng mặt, mất thăng bằng, đau đầu,… nên nhiều người thường lầm tưởng giữa 2 bệnh lý này. Những thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng phân biệt rõ bệnh thiếu máu não và rối loạn tiền đình. 

Rối loạn tiền đình và thiếu máu não: Dễ nhầm lẫn – Chuyên gia tư vấn

Theo bác sĩ Nguyễn Lệ Quyên – Trưởng khoa thần kinh Trung tâm Thuốc dân tộc thì phần lớn mọi người đều khó phân biệt được thiếu máu não và rối loạn tiền đình vì 2 bệnh lý này có những triệu chứng giống nhau như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn,… Tuy nhiên, 2 bệnh lý này lại có những nguyên nhân gây bệnh hoàn toàn khác nhau và cần phân biệt được để có biện pháp điều trị đúng.

Thiếu máu não

Thiếu máu não là tình trạng cơ thể không đáp ứng đủ lượng máu hay cụ thể là oxy trong máu để phục vụ quá trình hoạt động của não bộ. Từ đó dẫn đến tự suy giảm về chức năng điều khiển các cơ quan trong cơ thể của não. Do vậy, phương pháp điều trị cần theo hướng tăng tuần hoàn máu não, phòng chống tắc nghẽn và tăng cường lưu lượng máu trong mạch bên cạnh việc hồi phục và bồi bồ các tế bào não bị tổn thương.

Thiếu máu não là do cơ thể không đáp ứng đủ lượng máu cho quá trình não bộ hoạt động
Thiếu máu não là do cơ thể không đáp ứng đủ lượng máu cho quá trình não bộ hoạt động

Một số triệu chứng đặc trưng của bệnh thiếu máu não bao gồm:

  • Chóng mặt, nhức đầu, mất thăng bằng
  • Ói mửa, buồn nôn và nôn
  • Rối loạn cảm giác/vận động: tê liệt mặt, tê yếu nửa người,…
  • Rối loạn thị giác: nhìn mờ, ảo thị, song thị, có ám điểm, rung giật nhãn cầu
  • Rối loạn thính giác: Giảm thính lực và ù tai
  • Rối loạn đại tiểu tiện, rối loạn nuốt….

Rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình là tập hợp các triệu chứng bao gồm rối loạn chức năng thăng bằng và chuyển động mắt của hệ thống tiền đình ngoại vi và trung ương. Khi hệ thống tiền đình hoạt động không hiệu quả, người bệnh sẽ gặp phải những triệu chứng sau đây:

  • Thay đổi tư thế sẽ mất thăng bằng, chao đảo, khó đứng dậy
  • Thường xuyên đau đầu
  • Ù tai
  • Chóng mặt, hoa mắt
  • Ở trường hợp nặng có thể ngất hoặc mất ý thức
Thiếu máu não là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn tiền đình
Thiếu máu não là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn tiền đình

Đặc biệt, khi bị tiền đình rối loạn có thể do bệnh đau nửa đầu, viêm dây thần kinh tiền đình hoặc do chính thiếu máu não. Thiếu máu não là một trong những nguyên nhân chính gây rối loạn tiền đình trung ương, chúng ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Mối liên hệ giữa thiếu máu não và rối loạn tiền đình

Thiếu máu não và rối loạn tiền đình thường có những dấu hiệu khá tương đồng như chóng mặt, buồn nôn, và hoa mắt, điều này khiến nhiều người dễ nhầm lẫn giữa hai bệnh lý. Thiếu máu não được coi là một trong những nguyên nhân có thể dẫn tới rối loạn tiền đình. Khi bệnh nhân bị thiếu máu não không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, nguy cơ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí tử vong là rất cao.

Để ngăn chặn tình trạng này, người bệnh cần phân biệt rõ ràng hai căn bệnh và không nên tự ý dùng thuốc mà chưa có chỉ định của bác sĩ. Thăm khám và xác định nguyên nhân gốc rễ gây ra các triệu chứng như đau đầu và chóng mặt là bước cần thiết để điều trị hiệu quả và tránh tái phát trong tương lai.

Chăm sóc, phòng ngừa bệnh tiền đình và tăng cường máu lên não

Thiết lập một chế độ dinh dưỡng hợp lý, sinh hoạt lành mạnh được đánh giá là phương pháp hỗ trợ phòng ngừa bệnh nhân mắc bệnh thiếu máu não và bệnh tiền đình. Dưới đây là một vài gợi ý như sau:

Thiết lập một chế độ dinh dưỡng hợp lý

Người bị thiếu máu não và người bệnh tiền đình cần ghi nhớ những nguyên tắc dinh dưỡng cơ bản như sau:

  • Ăn uống đầy đủ mỗi ngày, không bỏ bữa, đặc biệt là ăn sáng để tránh hạ đường huyết, tụt đường huyết dẫn tới hoa mắt, ù tai, buồn nôn,…
  • Bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày các loại thực phẩm giàu axit folic, chất xơ và nhóm thực phẩm giàu vitamin C, D và B6 như đậu tương, súp lơ, bông cải xanh, ngũ cốc,…
Thiết lập một chế độ dinh dưỡng hợp lý là rất cần thiết cho bệnh nhân rối loạn tiền đình và thiếu máu não
Thiết lập một chế độ dinh dưỡng hợp lý là rất cần thiết cho bệnh nhân rối loạn tiền đình và thiếu máu não
  • Tăng cường các món ăn được chế biến từ thảo dược như ngải cứu, mộc nhĩ, đinh lăng,… vì có tác dụng hoạt huyết, an thần hiệu quả.
  • Cung cấp đầy đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày để các cơ quan trong cơ thể hoạt động tốt.
  • Hạn chế tối thiểu sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn và chất kích thích
  • Kiêng các thực phẩm nhiều dầu mỡ như đồ chiên rán
  • Không lạm dụng đồ ăn nhanh và hạn chế các món ăn quá ngọt, quá mặn.

Có chế độ sinh hoạt khoa học

Ngoài việc có thói quen ăn uống lành mạnh, người bệnh cần duy trì chế độ sinh hoạt hàng ngày khoa học, cụ thể như sau:

  • Không thức quá khuya, ngủ đủ giấc để đảm bảo cơ thể luôn tràn đầy năng lượng, thoải mái. Người bị rối loạn tuần hoàn máu não và rối loạn tiền đình nên dùng gối cao để quá trình lưu thông máu tốt hơn.
  • Duy trì tập thể dục hàng ngày vào buổi sáng để nâng cao thể lực. Một số bài tập phù hợp với người bị rối loạn tiền đình như yoga, thiền, dưỡng sinh,…
Chế độ sinh hoạt khoa học giúp cải thiện chứng thiếu máu não và rối loạn tiền đình
Chế độ sinh hoạt khoa học giúp cải thiện chứng thiếu máu não và rối loạn tiền đình
  • Hạn chế việc làm việc quá lâu với một tư thế ngồi vì khi thay đổi sẽ dễ bị choáng. Đối với người làm việc văn phòng, giữ nguyên tư thế ngồi và nhìn máy tính quá lâu sẽ ảnh hưởng không tốt cho mắt, vai gáy và hệ thống dây thần kinh.
  • Không làm việc quá căng thẳng, stress nhiều, nên cân bằng giữa công việc và thư giãn, nghỉ ngơi.
  • Nên duy trì ngâm chân bằng nước gừng ấm mỗi tối, giúp quá trình lưu thông máu tốt hơn và có giấc ngủ ngon, sâu giấc.

Trên đây là sự khác nhau của rối loạn tiền đình thiếu máu não và một số lưu ý trong quá trình chăm sóc, bảo vệ sức khỏe. Nếu thấy triệu chứng nặng, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và nhận phác đồ điều trị của bác sĩ, tránh bệnh chuyển sang thể mãn tính.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan
dau-dau-mat-ngu
mat-ngu-tuoi-trung-nien
la-dau-tam-chua-mat-ngu
bi-roi-loan-tien-dinh-nen-an-gi
benh-nhan-mat-ngu-tren-vi-suc-khoe-nguoi-viet-vtvt2
hinh-anh-dieu-tri-mat-ngu-tu-nhien-dinh-tam-an-than-khang-1
thuoc-chua-lanh-cam-o-phu-nu
chua-suy-nhuoc-than-kinh-bang-dong-y