Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Suy giảm trí nhớ là tình trạng thường gặp ở những người trung niên và cao tuổi. Tuy nhiên, điều đáng lo là hiện nay độ tuổi mắc chứng suy giảm trí nhớ ngày càng trẻ hóa, không ít trẻ em mắc hiện tượng này. Vậy nguyên nhân gây ra hiện tượng suy giảm trí nhớ ở trẻ em là gì và làm thế nào để tăng cường trí nhớ cho trẻ?

Nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ ở trẻ em?

Suy giảm trí nhớ là bệnh lý gây ra nhiều triệu chứng ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sức khỏe của trẻ em. Theo các chuyên gia y tế, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy giảm trí nhớ ở trẻ em. Cụ thể, những nguyên nhân phổ biến thường gặp bao gồm:

Một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng suy giảm trí nhớ ở trẻ em
Một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng suy giảm trí nhớ ở trẻ em
  • Căng thẳng và trầm cảm kéo dài: Căng thẳng kéo dài khiến trẻ em dễ mất tập trung bởi điều này tác động lên trung tâm thần kinh nhận thức của não, gây ra phân tán tư tưởng và giải quyết vấn đề chậm.
  • Thiếu ngủ, mất ngủ thường xuyên: Giấc ngủ vô cùng quan trọng, giúp cơ thể được nghỉ ngơi và phục hồi chức năng. Nếu không ngủ đủ giấc, các thông tin và ký ức sẽ gặp khó khăn khi chuyển đến vỏ não trước trán, gây ra tình trạng suy giảm trí nhớ.
  • Làm nhiều việc cùng lúc: Làm quá nhiều việc cùng lúc có thể khiến não bộ bị quá tải, đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng suy giảm trí nhớ ở trẻ em.
  • Dinh dưỡng không đầy đủ: Não bộ nếu không được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thì sẽ không thể hoạt động tốt. Cơ thể thiếu máu, vitamin B1 hoặc thiếu chất sắt có thể gây ra các hiện tượng như hoa mắt, chóng mặt… dễ dẫn đến suy giảm trí nhớ.

Ngoài ra, các yếu tố khác gây ra bệnh lý suy giảm trí nhớ ở trẻ em có thể kể đến như ô nhiễm môi trường, sự tấn công của vi khuẩn, virus, lạm dụng các chất gây nghiện…

Ảnh hưởng của tình trạng suy giảm trí nhớ ở trẻ em

Suy giảm trí nhớ gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến công việc, sinh hoạt hàng ngày cũng như tâm lý và sức khỏe của trẻ em. Ngoài ra, người bệnh còn phải đối mặt với nguy cơ cao bị sa sút trí nhớ khi về già.

Nghiêm trọng hơn, suy giảm trí nhớ còn là tiền đề của một số chứng bệnh nguy hiểm ở trẻ em như thoái hóa thần kinh, giảm chất lượng cuộc sống, giảm sự nhạy bén trong tư duy hay sa sút trí tuệ. Những ảnh hưởng của tình trạng suy giảm trí nhớ ở trẻ có thể kể đến như:

  • Giảm khả năng tập trung, ghi nhớ khi học bài dẫn đến kết quả học tập giảm sút.
  • Trẻ mắc chứng suy giảm trí nhớ trở nên thụ động với môi trường xung quanh, khiến khả năng tư suy và óc sáng tạo cũng suy giảm.
  • Trẻ dễ thay đổi tính tình, dễ bị kích động và cáu gắt với mọi người xung quanh.
  • Tâm lý của trẻ cũng bị ảnh hưởng, chúng dần trở nên tự ti, mặc cảm và khép mình vì luôn nghĩ rằng mình kém cỏi.

Làm thế nào để khắc phục chứng suy giảm trí nhớ ở trẻ em

Suy giảm trí nhớ ở trẻ em là tình trạng không thể chủ quan và xem thường. Theo đó, để khắc phục tình trạng suy giảm trí nhớ ở trẻ em, các bậc phụ huynh có thể áp dụng một số biện pháp sau đây cho trẻ:

Ngủ đủ giấc

Các chuyên gia cho biết giấc ngủ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển tư duy của trẻ. Giấc ngủ chất lượng không chỉ giúp trẻ khỏe mạnh mà còn giúp cho bộ não tổng hợp và lưu trữ các ký ức xảy ra trong ngày.

Vỏ não trước trán là nơi lưu trữ các thông tin cần ghi nhớ và được chuyển dữ liệu đến khi trẻ ngủ. Khi ngủ không đủ giấc, các dữ liệu này gặp khó khăn khi chuyển đến vỏ não, gây ra tình trạng suy giảm trí nhớ.

Phụ huynh cần nhắc nhở và rèn cho con mình thói quen đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc mỗi ngày
Phụ huynh cần nhắc nhở và rèn cho con mình thói quen đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc mỗi ngày

Chính vì vậy, các bậc phụ huynh cần nhắc nhở và rèn cho con mình thói quen đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe cũng như ngăn ngừa hiện tượng suy giảm trí nhớ.

Tập thể dục

Tập thể dục thường xuyên giúp nâng cao thể lực cũng như tăng cường trí nhớ cho trẻ. Bên cạnh đó, tập thể dục giúp quá trình lưu thông máu tốt, từ đó cung cấp đủ các chất oxy và dưỡng chất nuôi dưỡng tế bào não. Ngoài ra, đây chính là biện pháp giúp trẻ thư giãn tinh thần sau một ngày dài học tập mệt mỏi.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng hàng ngày ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển trí não, giúp tăng cường trí nhớ ở trẻ. Do đó, cha mẹ nên bổ sung các thực phẩm chứa các hoạt chất và vitamin tốt cho não bộ như thịt bò, sữa, trứng, bí đỏ, trái cây… trong thực đơn hàng ngày của trẻ.

Ngoài ra, đối với trẻ kén ăn, phụ huynh cũng có thể bổ sung các dưỡng chất tốt cho trẻ thông qua đường uống như các vi khoáng chất thiết yếu tốt cho sự phát triển não bộ (Omega-3, DHA, Canxi, Vitamin nhóm B…)

Hạn chế tạo áp lực cho trẻ

Một điều nữa các bậc phụ huynh cần lưu ý đó là không nên tạo áp lực cho trẻ, không quát mắng trẻ và nên kiên trì, nhẫn nại với chúng. Ngoài ra, phụ huynh nên thường xuyên tạo hứng thú và sự gợi mở để trẻ có thể thỏa thích tư duy, rèn luyện trí óc, giúp trẻ ghi nhớ và tiếp thu được nhiều điều trong cuộc sống.

Điều trị suy giảm trí nhớ ở trẻ em

Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp giúp tăng cường suy giảm trí nhớ, tốt nhất cha mẹ vẫn nên đưa trẻ em đến các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh để từ đó chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp.

Sử dụng thuốc Tây

Một trong những phương pháp điều trị suy giảm trí nhớ ở trẻ em phổ biến là sử dụng thuốc Tây y. Tuy nhiên, đây là một trong những phương pháp điều trị không được nhiều người ưa chuộng bởi tác dụng phụ của thuốc có thể gây ra những tác động xấu đến sức khỏe người bệnh. Chính vì vậy, khi sử dụng thuốc, người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ về liều dùng, thời gian sử dụng và các lưu ý nếu có.

Một trong những phương pháp điều trị suy giảm trí nhớ ở trẻ em phổ biến là sử dụng thuốc Tây y
Một trong những phương pháp điều trị suy giảm trí nhớ ở trẻ em phổ biến là sử dụng thuốc Tây y

Trong trường hợp trẻ em bị suy giảm trí nhớ, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc nhằm bổ não, thần kinh và ngăn ngừa diễn biến nguy hiểm của bệnh:

  • Nhóm thuốc điều trị suy thoái thần kinh: Nhóm thuốc này giúp tăng cường dẫn truyền thần kinh, giúp tăng nồng độ acetylcholine, từ đó có tác dụng tăng cường sự trao đổi thông tin giữa các tế bào thần kinh và giảm tình trạng suy giảm trí nhớ.
  • Nhóm thuốc hoạt hóa não: Nhóm thuốc này có tác dụng tăng cường lưu thông máu và oxy lên não, từ đó cung cấp đầy đủ dưỡng chất và tạo điều kiện để não hoạt động tốt hơn.
  • Nhóm các vitamin và khoáng chất: Các vitamin và khoáng chất giúp chống oxy hóa, bảo vệ các tế bào thần kinh khỏi các gốc tự do, tác nhân gây ra tình trạng suy giảm trí nhớ.
  • Dầu cá: Dầu cá chứa một lượng lớn Omega 3, có tác dụng cải thiện chứng suy giảm trí nhớ rõ rệt và bổ trợ hệ thần kinh.

Phụ huynh nên sử dụng thuốc chữa suy giảm trí nhớ cho bé theo đơn kê của bác sĩ, không tự ý tìm hiểu và mua thuốc về nhà điều trị.

Phương pháp điều trị theo Đông y

Theo Đông y, hiện tượng suy giảm trí nhớ ở trẻ em được gọi là kiện vong với các triệu chứng đi kèm như mất tập trung, hay quên, mất ngủ, lo nghĩ. Nguyên nhân gây ra bệnh thường là do tâm tỳ hư, tâm thận bất giao.

Do đó, Đông y tập trung vào việc bồi bổ tạng thận nhằm khôi phục trí nhớ của người bệnh. Một số bài thuốc chữa suy giảm trí nhớ ở trẻ em cha mẹ có thể tham khảo:

Đông y tập trung vào việc bồi bổ tạng thận nhằm khôi phục trí nhớ của người bệnh
Đông y tập trung vào việc bồi bổ tạng thận nhằm khôi phục trí nhớ của người bệnh
  • Bài thuốc 1: Đan bì, xuyên khung, bạch thược, hồng hoa, sơn thù, xích thược, trạch tả mỗi vị 12g, thục địa và bạch phục linh mỗi thứ 15g, viễn chí và thạch xương bồ mỗi thứ 9g.
  • Bài thuốc 2: Hương phụ 12g, thanh bì, sài hồ mỗi thứ 9g, xuyên khung, đan sâm mỗi thứ 15g, xích thược, hồng hoa, đào nhân mỗi thứ 12g.
  • Bài thuốc 3: Mạch môn, toan táo, nhân sâm mỗi thứ 12g, đương quy, thục địa, sinh địa, phục linh mỗi thứ 9g, ngũ vị tử và bá tử nhân mỗi thứ 6g, cam thảo 3g.

Đem tất cả các vị thuốc này sắc thành thang, chia thành nhiều lần và dùng hết trong ngày.

Một trong những bài thuốc Đông y chữa suy giảm trí nhớ lành tính, hiệu quả mà cha mẹ không thể bỏ qua đó là bài thuốc Định tâm An thần thang của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc.

Bài thuốc nam này có tác dụng bổ tỳ, ích thận, dưỡng huyết, sơ can giải uất, giúp cải thiện tình trạng mất ngủ và tăng cường trí nhớ cho trẻ em. Có thể nói, bài thuốc là chắt lọc tinh hoa từ nhiều bài thuốc cổ dân tộc để tìm ra các vị thuốc quý và kết hợp chúng hài hòa nhất.

Bài thuốc được điều chế từ các vị thuốc thảo dược có dược tính cao nên vô cùng an toàn, lành tính, phù hợp với mọi đối tượng, bao gồm cả trẻ nhỏ. Bài thuốc tuân thủ nguyên tắc Đông y với 2 nhóm trừ tà và phục chính.

Nhóm trừ tà có tác dụng an thần, ổn định huyết áp, tim mạch, giúp người bệnh không bị kích thích thần kinh, từ đó giảm căng thẳng và lo âu. Tiếp đó, nhóm phục chính lại có công dụng dưỡng tâm, hỗ trợ hiệu quả việc bồi bổ, phục hồi chức năng các tạng phế, tỳ, thận, đồng thời dưỡng huyết và đả thông kinh mạch. Nhờ đó, cơ thể trẻ em được bồi bổ, khỏe mạnh và chống lại các tác nhân gây suy nhược thần kinh, cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ ở trẻ em.

Áp dụng các mẹo dân gian

Đối với những trường hợp suy giảm trí nhớ ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể chữa bằng cách áp dụng các mẹo dân gian đơn giản tại nhà. Bạn có thể tham khảo một số mẹo đơn giản chữa suy giảm trí nhớ tại nhà sau đây:

Dâu tằm là một trong những bài thuốc dân gian giúp tăng cường trí nhớ hiệu quả
Dâu tằm là một trong những bài thuốc dân gian giúp tăng cường trí nhớ hiệu quả
  • Lá dâu tằm: Dâu tằm là một trong những vị thuốc rất tốt cho sức khỏe. Bài thuốc lá dâu tằm kết hợp với cây thông đất chữa suy giảm trí nhớ đã được nhiều người áp dụng và mang lại hiệu quả điều trị rõ rệt. Cha mẹ có thể sắc lá dâu tằm với cây thông đất và cây thành ngạnh, sau đó lọc bỏ bã và lấy nước uống mỗi ngày.
  • Long nhãn: Long nhãn chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe và có tác dụng tăng cường trí nhớ, chữa suy giảm trí nhớ, hay quên hiệu quả. Phụ huynh có thể nấu cháo long nhãn với hồng đỏ rồi cho thêm 1 ít đường vào, tùy khẩu vị rồi ăn trong ngày để điều trị tình trạng mất ngủ, hay quên ở trẻ.

Phụ huynh nên kiên trì thực hiện các bài thuốc dân gian này để mang lại kết quả điều trị rõ rệt cũng như cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ một cách hữu hiệu cho trẻ nhỏ.

Phòng ngừa chứng suy giảm trí nhớ ở trẻ em

Để mang lại hiệu quả điều trị cũng như ngăn ngừa tình trạng suy giảm trí nhớ ở trẻ nhỏ, cha mẹ cần lưu ý con em mình những điều sau đây:

  • Thực hiện theo đúng chỉ định và đơn thuốc mà bác sĩ đưa ra. Mọi vấn đề hoặc thay đổi cần hỏi ý kiến của bác sĩ.
  • Nhắc nhở trẻ học tập, nghỉ ngơi hợp lý, sắp xếp các vật dụng sinh hoạt ngăn nắp.
  • Khuyến khích trẻ đọc sách và luyện tập các bài tập rèn luyện não bộ.
  • Cho trẻ tích cực tham gia các hoạt động xã hội để phục hồi tinh thần, lưu thông khí huyết và giảm tình trạng suy giảm trí nhớ.
  • Tăng cường bổ sung các dưỡng chất tốt cho trí não của trẻ vào thực đơn hàng ngày.

Suy giảm trí nhớ ở trẻ em ảnh hưởng rất nhiều đến học tập, hoạt động hàng ngày cũng như làm suy giảm chất lượng cuộc sống của trẻ. Chính vì vậy, việc điều trị kịp thời và đúng cách để ngăn chặn sự tiến triển của bệnh là vô cùng cần thiết.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan
chua-roi-loan-tien-dinh-bang-dong-y-
meo-chua-roi-loan-tien-dinh
chua-suy-nhuoc-than-kinh-bang-dong-y
thuoc-chua-benh-mat-tri-nho-o-nguoi-gia
dau-dau-phia-truoc
hanh-trinh-tim-lai-giac-ngu-sau-7-nam-mat-ngu-trien-mien-cua-nsut-huong-dung
dau-dau-migraine-nen-an-gi