Thiếu máu trong suy thận mạn là một trong những vấn đề thường gặp ở người bệnh. Tình trạng này nếu không được xử lý kịp thời sẽ gây ra một số biến chứng vô cùng nghiêm trọng. Do đó, bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp sớm nhất có thể.
Vì sao suy thận mạn thường bị thiếu máu?
Thiếu máu là một trong những biểu hiện thường gặp ở người mắc chứng suy thận. Vậy, tại sao suy thận gây ra thiếu máu? Có rất nhiều nguyên nhân thiếu máu trong suy thận mạn ở người bệnh, cụ thể bao gồm:
- Giảm sản sinh hồng cầu: Người bị suy thận thường suy giảm chức năng thận, khiến thận không đủ khả năng sản sinh ra erythropoietin, 1 loại hormone có khả năng kích thích sản sinh hồng cầu. Từ đó, khiến quá trình hình thành và phát triển hồng cầu bị giảm mạnh, dẫn đến thiếu máu.
- Mát máu do chạy thận nhân tạo: Chạy thận nhân tạo có thể khiến người bệnh bị thất thoát máu trong quá trình luân chuyển qua ống dẫn thoát ra ngoài cơ thể. Quá trình chạy thận diễn ra trong một khoảng thời gian dài càng khiến người bệnh mất một lượng máu đáng kể.
- Tốc độ phá hủy hồng cầu tăng: Người bị viêm cầu thận mạn thường trao đổi chất thải của cơ thể ra bên ngoài ít hơn. Các chất thải này sẽ làm tăng tốc độ phá hủy hồng cầu và gây ra tình trạng thiết máu.
Do đó, người bị suy thận mạn thường thiếu máu và xuất hiện các dấu hiệu như:
- Đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, dễ choáng váng đặc biệt khi đột ngột thay đổi tư thế.
- Cơ thể yếu ớt, da xanh xao.
- Tình trạng khó tập trung.
- Tức ngực, khó thở và nhịp tim bất thường.
Khi gặp các dấu hiệu trên, bệnh nhân nên đến bệnh viện để thực hiện một số xét nghiệm như xét nghiệm hồng cầu, xét nghiệm máu, xét nghiệm nồng độ sắt trong máu… nhằm các định liệu mình có đang bị thiếu máu hay không.
Biến chứng khi thiếu máu của bệnh nhân suy thận mạn
Tình trạng thiếu máu thường khiến người mắc chứng suy thận mạn mệt mỏi, choáng váng… ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt hàng ngày và công việc của người bệnh. Nghiêm trọng hơn, nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng thiếu máu có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm về tim mạch, đột quỵ hoặc thậm chí là tử vong.
Cụ thể, người bệnh có thể phải đối mặt với biến chứng tim mạch nguy hiểm, bao gồm:
- Nhịp tim đập nhanh, chậm bất thường, đặc biệt là khi vận động mạnh như tập thể dục.
- Hiện tượng nở cơ tim.
- Tim không đủ lượng máu cung cấp để duy trì hoạt động trong một thời gian dài dẫn đến suy tim.
Điều trị thiếu máu trong suy thận mạn
Thông thường, bác sĩ sẽ dựa vào cơ chế gây thiếu máu ở người bệnh để chỉ định phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể tham khảo các bài thuốc Đông y hoặc mẹo dân gian để kết hợp điều trị, nhằm hỗ trợ cải thiện tình trạng thiếu máu hiệu quả hơn.
Điều trị theo Tây y
Phương pháp điều trị Tây y thường bổ sung sắt cho cơ thể hoặc sử dụng thuốc có tác dụng kích thích tái tạo hồng cầu. Đối với trường hợp nặng, người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định phương pháp truyền khối hồng cầu.
- Bổ sung sắt cho cơ thể ở dạng uống hoặc thông qua đường tiêm tĩnh mạch, trong đó dạng uống là phổ biến hơn cả.
- Sử dụng thuốc kích thích sản sinh hồng cầu dạng uống và dạng tiêm (dạng uống chỉ có ở thị trường nước ngoài).
- Người bệnh bị mất máu cấp tính hoặc ở mức độ nặng thường được chỉ định truyền máu.
Bài thuốc Đông y chữa thiếu máu trong suy thận mạn
Bên cạnh phương pháp điều trị suy thận theo Tây y, Đông y là phương pháp giúp chữa dứt điểm căn nguyên của bệnh và vô cùng an toàn, lành tính. Tuy nhiên, cách chữa bệnh này thường mang lại hiệu quả chậm nên không thể áp dụng với tình trạng thiếu máu cấp tính, đồng thời người bệnh cần kiên trì thực hiện để mang lại hiệu quả.
Trong Đông y, thiếu máu thuộc phạm vi huyết hư, do tạng thận suy tổn hoặc do ăn uống thiếu dinh dưỡng gây nên. Do đó, Đông y tập trung vào việc bổ huyết, đồng thời nâng cao thể trạng và tăng cường sức khỏe tổng thể cho bệnh nhân. Người bệnh có thể tham khảo và áp dụng một số bài thuốc Đông y điều trị thiếu máu sau đây:
Bài thuốc 1:
- Nguyên liệu: Hà thủ ô 100g, Thục địa 100g, Đinh lăng 100g, Hoàng tinh 100g, Tam thất 20g.
- Cách thực hiện: Tất cả các vị thuốc trên đem tán mịn rồi bỏ vào lọ bảo quản. Mỗi ngày lấy 100g pha cùng với nước rồi uống.
Bài thuốc 2:
- Nguyên liệu: Thục địa 16g, Bạch thược 12g, Cao ban long 12g, A giao 8g, Đương quy 12g, Xuyên khung 8g, Kỷ tử 12g.
- Cách thực hiện: Sắc tất cả các vị thuốc trên với nước, lọc lấy nước cốt rồi chia thành nhiều lần uống trong ngày.
Bài thuốc 3:
- Nguyên liệu: Đẳng sâm 16g, Hoàng kỳ 12g, Bạch truật 16g, Đương quy 6g, Viễn chí 8g, Mộc hương 6g, Táo nhân 8g, Phục linh 8g, Long nhãn 12g, Thục địa 12g, Kỷ tử 12g, Bạch thược 12g, Đại táo 12g.
- Cách thực hiện: Đem tất cả các nguyên liệu này rửa sạch, sắc thành thang rồi chia thành nhiều lần uống hết trong ngày.
Áp dụng mẹo dân gian
Trong dân gian, một số dược liệu quý vô cùng gần gũi và thân thuộc với chúng ta như đậu đen, rau dền có tác dụng bổ máu rất tốt. Chính vì vậy, bệnh nhân có thể kết hợp một số mẹo dân gian đơn giản tại nhà để điều trị tình trạng thiếu máu do suy thận nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Dưới đây là cách thực hiện bài thuốc bổ máu từ rau dền và đậu đen cụ thể người bệnh có thể tham khảo:
Đậu đen chữa thiếu máu trong suy thận mạn
Theo Y học hiện đại, đỗ đen có khả năng hoạt huyết, thanh lọc cơ thể và lợi tiểu nên thường được sử dụng trong điều trị các bệnh lý về thận. Đặc biệt, dược liệu này chứa lượng lớn các chất xơ cũng như các hoạt chất tốt cho máu như methionine, phenylalanine, tryptophan… Chính vì vậy, đậu đen là bài thuốc giúp điều trị thiếu máu ở người bị suy thận mạn hiệu quả.
- Nguyên liệu: 100g đậu đen 100g, rễ cỏ tranh 15g.
- Cách thực hiện: Người bệnh chỉ cần đem hai nguyên liệu này rửa sạch rồi đun sôi với khoảng 1 lít nước, sau đó chắt lấy nước uống nhiều lần trong ngày.
Rau dền
Rau dền đỏ là thực phẩm quen thuộc trong mỗi bữa ăn hàng ngày mang lại nhiều tác dụng quý cho sức khỏe. Rau dền chứa nhiều chất dinh dưỡng cùng hàm lượng vitamin các loại như A, B1, B6, B12 khá cao. Hơn nữa, hàm lượng chất sắt có trong rau dền khá cao, giúp bổ sung chất sắt dồi dào cho cơ thể, cải thiện vấn đề thiếu máu ở người bị suy thận mạn.
- Nguyên liệu: 1 nắm rau dền.
- Cách thực hiện: Đun rau dền với nước rồi lấy nước rau dền uống thay nước lọc hàng ngày để cải thiện tình trạng thiếu máu.
Lưu ý khi điều trị thiếu máu trong suy thận mạn
Khi điều trị tình trạng suy thận dẫn đến thiếu máu, người bệnh cần lưu ý một số điều sau để đạt được hiệu quả tốt nhất:
- Người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để điều trị bệnh, sử dụng thuốc đúng liều, đủ lượng để phòng ngừa tác dụng phụ.
- Chú ý xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, đặc biệt bổ sung các loại thực phẩm có khả năng kích thích tái tạo máu và bổ máu.
- Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi đầy đủ, ngủ đúng giờ và đủ ít nhất 8 tiếng mỗi ngày, hạn chế vận động mạnh.
- Đi khám sức khỏe thường xuyên để theo dõi tình trạng bệnh và được can thiệp phương pháp điều trị phù hợp.
Tình trạng thiếu máu trong suy thận mạn không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh mà còn tăng nguy cơ gây ra một số biến chứng vô cùng nguy hiểm. Do đó, người bệnh cần đi khám và tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ, kết hợp với chế độ ăn uống và nghỉ ngơi phù hợp để cải thiện vấn đề này hiệu quả.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!