Suy thận là tình trạng suy giảm chức năng thận, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Vấn đề này nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, khiến người bệnh phải thực hiện lọc thận, chạy thận nhân tạo. Vậy làm thế nào để điều trị suy thận? Hiện nay có những phương pháp điều trị suy thận nào?
Việc điều trị tình trạng thận yếu ở người bệnh sẽ phụ thuộc vào từng nguyên nhân gây ra bệnh khác nhau. Chính vì vậy, trước khi chỉ định phương pháp điều trị phù hợp, bác sĩ sẽ cần thực hiện một số xét nghiệm để chẩn đoán chính xác nguyên nhân và tình trạng gây bệnh.
Hiện nay, suy thận có thể được điều trị theo các phương pháp khác nhau như Đông, Tây y hoặc áp dụng các mẹo đơn giản tại nhà.
Áp dụng các mẹo dân gian đơn giản
Đối với tình trạng suy thận đang ở giai đoạn cấp tính, các triệu chứng của bệnh còn nhẹ và chưa rõ rệt, người bệnh có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian vừa đơn giản, an toàn lại rất hiệu quả.
Một số mẹo dân gian đơn giản người bệnh có thể tham khảo và áp dụng có thể kể đến như:
Đậu đen chữa suy thận
Theo Đông y, đậu đen có vị ngọt, tính bình, được sử dụng giúp thanh nhiệt, lợi tiểu và điều trị suy thận hiệu quả. Ngoài ra, đậu đen cũng chứa lượng lớn các hoạt chất như phenylalanine, lysine, methionine, tryptophan… có tác dụng lọc máu và điều hòa cơ thể.
Người bệnh có thể uống nước đậu đen mỗi ngày thay cho nước lọc để giúp thanh lọc cơ thể và điều trị suy thận.
Râu ngô trị suy thận
Nhắc đến cây thuốc nam điều trị các bệnh lý về thận chúng ta không thể không nhắc đến râu ngô. Râu ngô có vị ngọt, tính bình và cũng có công dụng lợi tiểu tốt.
Hơn nữa, râu ngô còn được sử dụng để thanh nhiệt và giải độc cho cơ thể. Ngoài ra, người bệnh có thể kết hợp với một số nguyên liệu khác như mã đề, tía tô, rau má… để uống và điều trị bệnh suy thận.
Chữa suy thận bằng mã đề
Mã đề là thần dược có tác dụng làm mát gan và chữa suy thận rất tốt. Đây là cây thuốc nam dạng cỏ có vị ngọt và chứa nhiều hoạt chất dinh dưỡng giúp tăng cường chức năng gan và thận. Ngoài ra, mã đề còn được sử dụng để cải thiện các triệu chứng tiểu ra máu hoặc bí tiểu.
Người bệnh chỉ cần sắc nước từ cây mã đề và chia thành nhiều lần uống trong ngày, các triệu chứng của bệnh sẽ được cải thiện rõ rệt. Người bệnh nên sử dụng liên tục trong 2 tuần để mang lại hiệu quả đáng kể.
Cây cỏ mực chữa bệnh an toàn
Cỏ mực là thảo dược có vị chua ngọt, tính hàn, có tác dụng tăng cường chức năng thận, thanh nhiệt và điều trị chứng tiểu ra máu. Người bệnh cần chuẩn bị cỏ mực rồi đem giã lấy nước cốt, sau đó có thể cho thêm gừng và đường trắng vào để cô thành viên hoàn.
Mỗi ngày sử dụng 2 lần vào sáng và chiều, mỗi lần uống khoảng 16g viên hoàn. Lưu ý rằng người bị cao huyết áp không được sử dụng bài thuốc này.
Trên đây là các bài thuốc dân gian đơn giản nhất và thường được người bệnh tin tưởng áp dụng để điều trị thận yếu. Trong trường hợp sử dụng trong một thời gian nhất định vẫn không cải thiện được tình trạng bệnh, có thể bệnh nhân sẽ cần đến sự can thiệp của các phương pháp như Tây và Đông y.
Điều trị suy thận theo phương pháp Tây y
Điều trị suy thận theo Tây y có ưu điểm lớn nhất là mang lại hiệu quả điều trị nhanh chóng, giúp người bệnh giảm nhanh các triệu chứng của bệnh và trở lại cuộc sống bình thường. Một số loại thuốc Tây chữa suy thận thường được chỉ định bao gồm:
Thuốc hỗ trợ lợi tiểu Hydrochlorothiazide
Loại thuốc này thuộc nhóm Thiazid, có công dụng chính là lợi tiểu và tăng cường chức năng thận, giúp đào thải các độc tố ra bên ngoài cơ thể. Người bệnh sử dụng với liều lượng ban đầu trong 24h là 12,5mg, mỗi ngày 1 lần hoặc chia thành nhiều lần uống. Nên uống vào buổi sáng để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất.
Một số tác dụng phụ mà thuốc có thể gây ra là đau đầu, buồn ngủ… Chính vì vậy, người bệnh sau khi sử dụng thuốc không nên lái xe hoặc sử dụng các thiết bị phức tạp.
Thuốc cân bằng axit uric Colchicin
Thông thường, nồng độ axit uric trong máu sẽ được thận bài trừ ra khỏi cơ thể trong quá trình lọc máu. Tuy nhiên, thận suy giảm chức năng khiến nồng độ axit uric tăng cao, khiến người bệnh gặp phải tình trạng gout. Chính vì thế, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc cân bằng axit uric Colchicin để cân bằng loại axit này.
Người bệnh nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Thông thường, ở ngày thứ nhất, người bệnh sẽ sử dụng 3 viên chia thành 3 buổi sáng, trưa, tối trong ngày.
Ngày thứ 2 liều lượng sẽ giảm xuống còn 2 viên và chia thành 2 lần uống trong ngày, vào buổi sáng và tối. Các ngày sau đó thì chỉ sử dụng mỗi ngày 1 viên và uống vào buổi tối.
Thuốc điều hòa huyết áp Amlodipin
Chức năng thận bị suy giảm sẽ ảnh hưởng đến huyết áp của người bệnh, khiến bệnh nhân bị tăng hoặc giảm huyết áp một cách thất thường. Do đó, trong quá trình điều trị suy thận, người bệnh sẽ được chỉ định thuốc cân bằng huyết áp Amlodipin.
Người bệnh nên uống thuốc trong cùng một thời điểm mỗi ngày và tuân theo chỉ định về liều lượng sử dụng thuốc của bác sĩ.
Lưu ý rằng những đối tượng như người dưới 18 tuổi, phụ nữ đang mang bầu hoặc cho con bú cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
Bên cạnh ưu điểm về hiệu quả nhanh chóng mà các loại thuốc trên đem lại, người bệnh cũng phải đối mặt với các rủi ro tiềm ẩn về tác dụng phụ khi sử dụng thuốc. Chính vì vậy, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo mọi chỉ định của bác sĩ khi sử dụng thuốc để tránh một số vấn đề xấu có thể xảy đến.
Điều trị suy thận theo phương pháp Đông y
Theo y học cổ truyền, suy thận là bệnh lý do nguyên khí giảm, khiến công năng của thận bị suy giảm. Bệnh suy thận được phân thành nhiều thể khác nhau dựa vào triệu chứng của bệnh.
Đông y điều trị bệnh theo từng thể của bệnh và tác động sâu vào căn nguyên, giúp điều trị dứt điểm. Một số bài thuốc Đông y chữa suy thận hiệu quả người bệnh có thể tham khảo:
Bài thuốc 1: Công dụng của bài thuốc này là hỗ trợ điều trị đau lưng do thận yếu gây ra và tăng cường chức năng thận.
Nguyên liệu: Câu kỷ tử, Sơn dược, Thỏ ty tử, Sơn thù, Cao lộc hươu và Cao quy bản mỗi vị 400g, Hoài ngưu tất 300g, Thục địa 800g. Người bệnh đem tất cả các nguyên liệu trên tán thành bột, sau đó ngào với mật ong để luyện hoàn. Người bệnh nên sử dụng mỗi ngày 2 lần, mỗi lần lấy 4-8g thuốc hòa với nước muối pha loãng rồi uống.
Bài thuốc 2: Bài thuốc có tác dụng ích khí bổ huyết, điều trị tình trạng mệt mỏi, suy nhược cơ thể do thận gây ra.
Nguyên liệu: Đỗ trọng, Mạch môn, Hoàng bá, Quy bản, Thiên môn mỗi vị 48g, Thục địa 100g, Ngưu tất 60g, Tử hà sa 1 bộ. Đem tất cả nguyên liệu trên tán mịn rồi luyện thành viên hoàn, mỗi viên nặng 5g. Mỗi ngày sử dụng 3 lần, mỗi lần 2 viên và uống cùng với nước ấm.
Bài thuốc số 3: Bài thuốc được sử dụng để kích thích quá trình lưu thông máu, giúp ổn định đường huyết, từ đó cải thiện tình trạng suy thận.
Nguyên liệu: Bá tử nhân, Bổ cốt chỉ, Phục thần mỗi loại 12g, Lộc giác giao, Thục địa, Thỏ ty tử mỗi loại 16g. Đem tất cả nguyên liệu sắc thành thang, sử dụng mỗi ngày 1 thang, chia thành 3 lần uống trong ngày.
Chính vì các bài thuốc Đông y chữa suy thận đều được bào chế từ thiên nhiên nên hiệu quả mang lại cũng khá lâu. Chính vì vậy, người bệnh cần kiên trì áp dụng để mang lại hiệu quả điều trị rõ rệt và chữa dứt điểm bệnh.
Lưu ý bỏ túi khi bị bệnh để phòng ngừa hiệu quả
Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp chữa bệnh, điều chỉnh thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống cũng quan trọng không hề kém, giúp bạn nhanh chóng cải thiện triệu chứng của bệnh. Cụ thể, trong quá trình điều trị suy thận, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Người bệnh cần cung cấp đầy đủ lượng nước cho cơ thể để nâng cao chức năng đào thải độc tố ra ngoài cơ thể.
- Bỏ thói quen nhịn tiểu vì điều này có thể ảnh hưởng đến chức năng của thận và các cơ quan khác.
- Bệnh nhân nên sắp xếp công việc hợp lý, tránh để cơ thể rơi vào tình trạng thức khuya làm việc, căng thẳng và áp lực.
- Về chế độ dinh dưỡng, người bệnh nên tăng cường bổ sung các thực phẩm tốt cho thận như rau xanh, trái cây, các loại đậu… Đồng thời kiêng cữ các loại thực phẩm gây ra gánh nặng cho thận như thức ăn mặn, nhiều muối, đồ uống có chứa cafein…
- Luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe, duy trì cân nặng ổn định cho cơ thể vì thừa cân là một trong những nguyên nhân có thể gây suy thận.
- Bệnh nhân không nên lạm dụng các loại thuốc Tây để điều trị bệnh vì có thể sẽ ảnh hưởng không tốt đến các bộ phận trong cơ thể.
- Các mẹo dân gian chữa suy thận chỉ phù hợp trong giai đoạn điều trị suy thận cấp hoặc khi bệnh đã ổn định.
- Tốt nhất người mắc chứng suy thận nên đi khám để được bác sĩ đưa ra lời khuyên về phương pháp điều trị bệnh phù hợp.
- Mọi dấu hiệu bất thường khi áp dụng các phương pháp điều trị bệnh suy thận, bệnh nhân cần thông báo ngay cho bác sĩ để có phương án khắc phục kịp thời.
- Đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm tình trạng bệnh và điều trị kịp thời, tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Điều trị suy thận cần kết hợp giữa các phương pháp trị bệnh và xây dựng thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng khoa học để mang lại hiệu quả nhanh chóng. Bài viết này đã giới thiệu đến bạn các phương pháp chữa suy thận phổ biến, hiệu quả và những vấn đề người bệnh cần lưu ý trong quá trình điều trị bệnh.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!