Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Tổ đỉa và ghẻ nước là hai bệnh da liễu hoàn toàn khác nhau, nhưng do có những điểm khá tương đồng nên nhiều người thường nhầm lẫn. Điều này khiến quá trình điều trị gặp nhiều sai sót, dẫn đến tình trạng bệnh ngày càng nghiêm trọng và tiến triển nguy hiểm. Do đó, bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết giúp bạn đọc dễ dàng phân biệt 2 bệnh lý này.

Tổ đỉa và ghẻ nước là gì?

Trong các bệnh lý da liễu, tổ đỉa và ghẻ nước là hai bệnh thường gặp nhất với đặc trưng bởi các mụn nước li ti, kèm theo triệu chứng ngứa ngáy dữ dội.

Tổ đỉa là gì?

Tổ địa còn có tên khác là chàm tổ đỉa – một thể đặc biệt của bệnh chàm. Đây là bệnh viêm da mãn tính, tái phát dai dẳng, đặc trưng với sự hình thành và phát triển của những nốt mụn nước tại lòng bàn tay, lòng bàn chân, kèm theo triệu chứng ngứa ngáy dữ dội.

Y học hiện phân chia bệnh tổ đỉa thành 4 thể dựa theo những tổn thương lâm sàng như sau:

  • Thể đơn giản: Đây là thể bệnh thường gặp với những triệu chứng phổ biến là mụn nước li ti, ngứa ngáy khó chịu.
  • Thể nhiễm khuẩn: Triệu chứng tương tự thể đơn giản nhưng vùng da tổn thương sẽ xuất hiện thêm mụn mủ do bội nhiễm.
  • Thể bọng nước: Có nốt mụn nước có kích thích to như hạt ngô, thường tập trung tại lòng bàn tay, lòng bàn chân. Bệnh khởi phát chủ yếu do phản ứng dị ứng với hóa chất.
  • Thể khô: Người bệnh tổ đỉa thể khô thường không có mụn nước, nhưng vùng da tổn thương sẽ có triệu chứng khô đỏ, tróc vảy, đau rát.

Ghẻ nước là gì?

Bệnh ghẻ nước xảy ra khi da tiếp xúc với ký sinh trùng Sarcoptes scabiei hominis. Loại ký sinh trùng này tấn công và gây hình thành các nốt mụn nước trên da kèm theo ngứa ngáy tại lòng bàn tay, lòng bàn chân, kẽ ngón tay, kẽ ngón chân, vùng kín,… Vào ban đêm các triệu chứng sẽ nghiêm trọng hơn do ghẻ cái di chuyển khỏi hang để tìm ghẻ đực giao phối.

to-dia-va-ghe-nuoc
Tổ đỉa và ghẻ nước là hai bệnh da liễu hoàn toàn khác nhau, nhưng do có những điểm khá tương đồng

Cách phân biệt chuẩn xách tổ đỉa và ghẻ nước

Tuy có nhiều điểm tương đồng, nhưng bệnh tổ đỉa và ghẻ nước dễ dàng phân biệt thông qua những đặc điểm dưới đây.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa và ghẻ nước hoàn toàn khác biệt như sau:

 
Tổ đỉa Ghẻ nước
Nguyên nhân Chưa tìm được nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa chính.

Tuy nhiên, có một số yếu tố khiến bệnh bùng phát mạnh mẽ như:

  • Dị ứng hóa chất.
  • Dị ứng thuốc.
  • Suy giảm miễn dịch.
  • Tinh thần căng thẳng.
  • Nhiễm trùng do khuẩn liên cầu, khuẩn đường ruột Proteus.
  • Do bệnh lý: Bệnh thận, bệnh gan, bệnh dị ứng, bệnh về hệ thống miễn dịch,…
Nguyên nhân gây bệnh do ký sinh trùng Sarcoptes scabiei hominis (kích thước 0,3 – 0,5mm) bám trên da, đào hang và đẻ trứng.

Ký sinh trùng di chuyển trên bề mặt da, thải độc khiến da kích ứng.

Yếu tố làm tăng nguy cơ bị ghẻ nước gồm:

  • Vệ sinh cá nhân kém.
  • Sống trong không gian ẩm thấp, ô nhiễm.
  • Thời tiết lạnh, mưa bão, ngập lụt khiến ký sinh trùng phát triển nhanh.

Triệu chứng tổ đỉa và ghẻ nước

Bệnh tổ đỉa và ghẻ nước đều có những triệu chứng chung là nổi mụn nước, ngứa ngáy dữ dội. Tuy nhiên, các triệu chứng này sẽ có sự khác biệt riêng. Chuyên gia phân tích như sau:

 
Tổ đỉa Ghẻ nước
Mụn nước Mụn nước li ti, có kích thước nhỏ khoảng 1 – 2mm. Mụn nước kích thước to hơn, kích thước từ 2 – 4mm.
Mụn nước màu đục, sưng đỏ, khi vỡ hoặc xẹp sẽ đóng vảy dày, vàng đục như vết chai sạn. Khi bong sẽ để lại nền da hồng và bóng nhẵn. Mụn nước có chất dịch trong, bên ngoài đỏ nhạt, xung quanh mụn có quầng màu tối kèm rãnh nhỏ.
Mụn nước tổ đỉa thường mọc tập trung thành từng cụm lớn, các cụm này rải rác khắp cơ thể. Mụn nước mọc mọc rải rác, không tập trung thành cụm.
Mụn nước do bệnh tổ đỉa mọc sâu trong cấu trúc da, được bao phủ bởi một lớp da dày cứng nên khó vỡ. Mụn ghẻ nước mọc nông trên bề mặt da, rất dễ vỡ nếu tác động cào mạnh hoặc ma sát.
Mụn nước có thể tự tiêu sau một thời gian nhưng dễ tái phát lại. Mụn nước vỡ, chảy dịch và khiến vùng bệnh lan rộng.
Ngứa ngáy Các vùng da bị tổ đỉa kèm triệu chứng ngứa ngáy dữ dội, các cơn ngứa không phân biệt ngày đêm. Bệnh nhân bị ghẻ nước cũng ngứa ngáy dữ dội, nhưng cơn ngứa nghiêm trọng hơn về đêm.
Gãi nhiều sẽ hình thành các tổn thương thứ phát, dẫn đến mưng mủ, sưng hạch, thâm viêm vùng da. Cào gãi khiến mụn nước vỡ, chảy dịch khiến bệnh lan rộng sang các vùng da khác.
Triệu chứng khác Tổ đỉa thường tập trung ở khu vực gần móng tay, móng chân khiến móng bị ăn mòn và biến dạng. Xuất hiện các rãnh ghẻ trên bề mặt da do con cái đẻ trứng và đào hang hình thành.

Phạm vị mắc bệnh và thời gian khởi phát

Ngoài nguyên nhân và triệu chứng, tổ đỉa và ghẻ nước có thể phân biệt thông qua phạm vi, vị trí của các triệu chứng cùng  thời gian khởi phát.

 
Tổ đỉa Ghẻ nước
Phạm vi Tổ đỉa thường tập trung ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu ngón tay, đầu ngón chân, mu bàn bàn chân. Ghẻ nước xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, nhưng thường tập trung nhiều ở đùi trong, kẽ ngón chân, kẽ ngón tay, thắt lưng, bộ phận sinh dục.
Thời gian khởi phát Biểu hiện bệnh tổ đỉa thường tiến triển theo từng đợt, nhưng có xu hướng nặng hơn vào mùa xuân hè và thuyên giảm vào mùa đông. Bệnh bùng phát khi thời tiết chuyển lạnh, có mưa bão hoặc ngập lũ. Ngoài ra, bệnh tiến triển nghiêm trọng phụ thuộc vào thói quen sinh hoạt, môi trường sống không đảm bảo vệ sinh.

So sánh mức nguy hiểm và khả năng lây truyền

Cả tổ đỉa và bệnh ghẻ nước đều không nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng, tuy nhiên đây đều là những bệnh da liễu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt, tinh thần và thẩm mỹ của người bệnh. Bên cạnh đó, nếu không được điều trị sớm sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng.

 
Tổ đỉa Ghẻ nước
Mức độ nguy hiểm Đây là bệnh viêm da mãn tính, dễ tái phát khi tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh.

Những tổn thương do bệnh gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, hoạt động sinh hoạt hằng ngày và ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc.

Bệnh có thể chữa dứt điểm, nhưng nếu không được điều trị kịp thời, cọ xát, gãi mạnh nhiều khiến mụn nước vỡ, tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn xâm nhập gây bệnh nhiễm trùng da, hoại tử, lở loét nghiêm trọng và để lại sẹo vĩnh viễn.
Trong trường hợp gãi nhiều và không chăm sóc đúng cách sẽ gây nhiễm trùng da, hoại tử da, biến dạng móng, gây sẹo thâm kém thẩm mỹ. Nếu ghẻ nước tái phát nhiều lần sẽ gây chàm hóa da, khiến da ngứa mãn tính.

Nguy hiểm hơn, bệnh ghẻ nước làm tăng nguy cơ viêm cầu thận cấp.

Khả năng lây lan Bệnh tổ đỉa không gây lây nhiễm. Tuy nhiên có một số ít trường hợp mắc bệnh tổ đỉa do nhiễm khuẩn, dẫn đến nhiễm trùng thì có thể lây sang cho người khác qua các tiếp xúc vật lý. Ghẻ nước là bệnh truyền nhiễm, bệnh lan rộng từ vùng da này sang các vùng da khác trên chính cơ thể người bệnh.

Bệnh ghẻ nước cũng gây lây lan từ người này sang người khác qua 2 con đường:

  • Lây trực tiếp: Do các hành động như ôm hôn, nắm tay hoặc quan hệ tình dục khiến ký sinh trùng di chuyển sang người khác.
  • Lây gián tiếp: Ký sinh trùng trên cơ thể người bệnh rơi ra giường, rơi trên quần áo, khăn tắm,… nếu dùng chung những đồ vật này sẽ có nguy cơ bị bệnh.

Thông qua những phân tích trên, có thể thấy bệnh ghẻ nước có mức độ nguy hiểm hơn so với bệnh tổ đỉa. Tuy nhiên, dù bị tổ đỉa hay ghẻ nước, người bệnh cũng cần nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám và điều trị sớm để tránh các biến chứng nguy hiểm.

Phương pháp điều trị hiệu quả bệnh tổ đỉa và ghẻ nước

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách điều trị bệnh tổ đỉa và bệnh ghẻ nước, phụ thuộc vào từng mức độ bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ phù hợp nhất.

Điều trị bệnh tổ đỉa

Tổ đỉa ở mức độ nhẹ có thể cải thiện sau khi áp dụng một số mẹo dân gian dưới đây:

  • Rửa nước muối ấm: Dùng nước muối ấm để vệ sinh vùng da bị tổ đỉa là phương pháp giúp cải thiện hiệu quả tình trạng ngứa ngáy. Bên cạnh đó, dùng nước muối sẽ giúp chống viêm, kháng khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng da hiệu quả.
  • Tỏi: Hoạt chất allicin có trong tỏi mang tác dụng kháng khuẩn, sát trùng, giảm ngứa ngáy. Người bệnh bóc vỏ tỏi, sau đó nghiền nát, ép lấy nước cốt. Lấy nước cốt pha với 100ml nước lọc, thoa lên vùng da bị bệnh và rửa lại với nước mát sau 10 phút.
  • Lá trầu không: Dùng lá trầu hằng ngày giúp giảm ngứa, sát trùng và phòng ngừa viêm nhiễm. Rửa sạch 1 nắm lá trầu, đem vò nhẹ và đun với 1 lít nước. Sau khi sôi, đợi nước nguội bớt và dùng nước này ngâm rửa vùng da đang bị bệnh.
to-dia-va-ghe-nuoc
Hoạt chất allicin có trong tỏi mang tác dụng kháng khuẩn, sát trùng, giảm ngứa ngáy

Trị tổ đỉa bằng thuốc Tây

Trường hợp bệnh tổ đỉa không thuyên giảm sau khi áp dụng các mẹo điều trị tại nhà, người bệnh bắt buộc cần thay đổi phương pháp điều trị sang dùng thuốc Tây y.

  • Thuốc bôi ngoài: Dung dịch tím methyl 1%, thuốc mỡ corticoid, Milian, dung dịch bạc nitrat 0.5%, thuốc bôi chống nấm, thuốc ức chế miễn dịch Tacrolimus, thuốc corticoid kết hợp thuốc kháng sinh.
  • Thuốc uống: Thuốc kháng histamine, thuốc uống chứa corticoid, thuốc chống nấm (Griseofulvin) và một số loại kháng sinh khác.

Điều trị bằng Đông y

Một số bài thuốc Đông y dạng uống dưới đây có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bồi bổ gan thận, giúp trị bệnh tổ đỉa từ căn nguyên trong cơ thể.

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị đương quy, hoàng bá, bạch thược, thương truật, liên kiều, xuyên khung, kinh giới và sinh địa. Cho các dược liệu trên vào nồi, thêm nước và đun uống hằng ngày.
  • Bài thuốc 2: Bao gồm các dược liệu như liên kiều, tỳ giải, huyết dụ, xuyên khung, xương truật, hoàng bá, đương quy, thương nhĩ tử, sinh địa, bạch thược, kinh giới, ích mẫu, nhọ nồi, ý dĩ. Người bệnh sắc thuốc uống mỗi ngày 1 thang để cải thiện bệnh.
  • Bài thuốc 3: Chuẩn bị ích mẫu, kinh giới, sinh địa, ý dĩ, cỏ nhọ nồi, hoàng bá,  ké đầu ngựa, tỳ giải. Sắc các dược liệu này với nước, sau đó chắt ra cốc uống mỗi ngày 1 thang.

Điều trị bệnh ghẻ nước

Tương tự như bệnh tổ đỉa, điều trị ghẻ nước có thể áp dụng phương pháp tại nhà, dùng thuốc Tây y hoặc dùng thuốc Đông y như sau.

Điều trị bệnh tại nhà

Những trường hợp ghẻ nước mức độ nhẹ, người bệnh tham khảo áp dụng những cách chữa trị tại nhà dưới đây.

  • Dùng nha đam: Nha đam có tác dụng làm mát vùng da bị bệnh, dịu cơn ngứa, đồng thời thúc đẩy làm lành thương tổn và ngăn ngừa nhiễm trùng da. Người bệnh rửa sạch 1 nhánh nha đam, lột bỏ vỏ xanh, cạo lấy phần gel trắng đắp lên vùng da đang bị ghẻ nước tấn công. Sau khoảng 10 phút thì rửa lại với nước mát.
  • Lá cúc tần: Bác sĩ cho biết lá khúc tần chứa hoạt chất tanin có tác dụng se niêm mạc, làm lành tổn thương, kháng khuẩn và chống viêm hiệu quả. Người bệnh lấy 1 nắm lá, đem rửa sạch và đun lấy nước tắm hằng ngày.
  • Lá đào: Sử dụng lá đào cũng có tác dụng kiểm soát các triệu chứng do bệnh ghẻ nước gây ra như ngứa ngáy, nổi mụn nước. Người bệnh rửa sạch 1 nắm lá đào, vò nát sau đó đun với 1 lít nước. Dùng nước đun lá đào tắm hằng ngày để cải thiện bệnh.
to-dia-va-ghe-nuoc
Nha đam có tác dụng làm mát vùng da bị bệnh, dịu cơn ngứa, đồng thời thúc đẩy làm lành thương tổn

Dùng thuốc Tây y

Những trường hợp ghẻ nước mức độ nặng, vùng da bị tổn thương có diện tích rộng, bác sĩ sẽ chỉ định dùng một số loại thuốc Tây như: Kem Permethrin 5%, Thuốc D.E.P, Benzyl Benzoate 33%, Lindane 1%, Kem Eurax, Ivermectin, thuốc kháng histamine, viên uống bổ sung vitamin B1, vitamin C.

Điều trị bằng Đông y

Đông y có nhiều bài thuốc chữa bệnh ghẻ nước như:

  • Bài thuốc 1: 20g rễ cây muồng trâu, 20g cây kiến cò, 100ml rượu 45 độ. Nấu các nguyên liệu trên để tạo thành cao, sau đó bôi 2 lần/ngày vào vùng da bị ghẻ nước.
  • Bài thuốc 2: 50g vỏ trắng cây xoan, 50g bồ kết, 100ml dầu vừng. Nghiên mịn các nguyên liệu trên rồi nấu thành cao. Đem bôi lên vùng da đang bị bệnh 2 lần/ngày.
  • Bài thuốc 3: 50g hạt máu chó, 100ml dầu vừng hoặc dầu lạc. Đem trộn các nguyên liệu trên, sau đó thoa lên vùng da bị ghẻ 2 lần/ngày.

Hướng dẫn chăm sóc – phòng ngừa ghẻ nước và tổ đỉa

Bệnh ghẻ nước và tổ đỉa đều có thể tái phát nếu không có biện pháp chăm sóc, phòng ngừa phù hợp. Do đó, sau khi điều trị khỏi, người bệnh vẫn cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:

  • Sử dụng hết liệu trình thuốc: Dù các triệu chứng bệnh đã hết, nhưng người bệnh không tự ý dừng thuốc đột ngột. Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn đúng cách, việc dừng thuốc đột ngột có thể khiến bệnh bùng phát trở lại, thậm chí nghiêm trọng hơn.
  • Vệ sinh cơ thể: Cần đảm bảo vệ sinh cơ thể hằng ngày, đặc biệt các khu vực như kẽ chân, kẽ tay, nách, mặt đùi trong, bộ phận sinh dục,… nhằm loại bỏ hoàn toàn các tác nhân gây bệnh.
  • Vệ sinh nơi ở: Để đảm bảo không gian sống sạch sẽ, nên vệ sinh, lau dọn nhà cửa thường xuyên. Bác sĩ khuyến khích lắp đặt máy lọc không khí để giữ môi trường sống sạch khuẩn, giảm tối đa nguy cơ mắc bệnh.
  • Tránh xa tác nhân dị ứng: Cần hạn chế tối đa tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như bụi bẩn, nước hoa, phấn hoa, lông thú, hóa chất độc hại. Trong trường hợp bắt buộc tiếp xúc, cần có các biện pháp bảo vệ như mặc đồ bảo hộ, đeo găng tay,… đồng thời vệ sinh cơ thể ngay khi kết thúc công việc.
  • Lựa chọn sản phẩm chăm sóc da: Người bệnh nên lựa chọn các loại sản phẩm chăm sóc da như kem dưỡng ẩm, kem dưỡng trắng,… có chiết xuất từ thiên nhiên để đảm bảo lành tính, không gây kích ứng cho da.
  • Thăm khám da liễu định kỳ: Bác sĩ khuyến nghị ngay cả khi đã khỏi bệnh, bạn vẫn nên khám da liễu định kỳ, đặc biệt là người bệnh tổ đỉa. Bởi đây là bệnh mãn tính có thể tái phát bất cứ lúc nào. Chủ động thăm khám sẽ giúp bác sĩ xác định được tình trạng hiện tại, nguy cơ tái phát, từ đó có phương pháp xử lý sớm.

Trên đây là thông tin chi tiết về bệnh tổ đỉa và ghẻ nước. Thông qua đó, người bệnh dễ dàng phân biệt được hai bệnh da liễu này, từ đó áp dụng phương pháp điều trị chuẩn xác, hiệu quả và an toàn. Tuy nhiên, chuyên gia Da liễu khuyến nghị, dù bị tổ đỉa hay ghẻ nước, người bệnh cũng nên đến bệnh viện thăm khám ngay khi có những dấu hiệu bất thường để bác sĩ xây dựng phác đồ chữa trị kịp thời, ngăn chặn biến chứng nguy hiểm.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan
cach-phuc-hoi-da-sau-khi-dung-kem-tron
bi-ngua-da-vao-ban-dem