Cách trị mề đay bằng gừng được nhiều người đánh giá là hiệu quả cao, an toàn, dễ thực hiện và không tốn nhiều chi phí. Vậy phương pháp chữa bệnh này có thực sự sở hữu những ưu điểm này không? Bài viết dưới đây chuyên gia Tạp Chí Đông Y sẽ giải đáp cụ thể.
Trị mề đay bằng gừng hiệu quả không?
Phương pháp trị mề đay bằng gừng đã được lưu truyền từ xa xưa và đến nay vẫn được áp dụng phổ biến. Nhiều người vẫn băn khoăn dùng gừng chữa mề đay có hiệu quả không? Chuyên gia Tạp Chí Đông Y khẳng định CÓ, hiệu quả này đã được chứng minh theo cả khía cạnh Y học cổ truyền và Y học hiện đại.
Theo Y học cổ truyền
Theo ghi chép từ các y thư cổ, củ gừng còn được gọi là sinh khương, sở hữu vị cay, tính ấm, được quy vào kinh Phế, Tỳ và Vị. Dược liệu có tác dụng giải biểu, kháng viêm, sát khuẩn, tăng tiết mồ hôi, được dùng trong điều trị nhiều bệnh da liễu, bệnh dạ dày, xương khớp,…
Đặc biệt, khi kết hợp cùng các nguyên liệu khác như rượu trắng, đường phèn, mật ong,… sẽ tạo ra các bài thuốc uống hoặc thuốc bôi mang hiệu quả giảm ngứa ngáy, đau rát mẩn đỏ tốt hơn.
Theo Y học hiện đại
Trong Y học hiện địa, gừng có tên khoa học là Zingiber officinale (Willd.) Roscoe và tên dược là Rhizoma zingiberis Recens. Các chuyên gia đã nghiên cứu, phân tích thành phần và phát hiện trong củ gừng có chứa lượng lớn gingerol, xeton, zingiberene, capsaicin, citral – Các hợp chất mang tác dụng kháng viêm, chống oxy hóa, giảm triệu chứng sưng đỏ, ngứa ngáy hiệu quả.
Chính vì những lý do này, phương pháp trị mề đay bằng gừng được nhiều người áp dụng hiện nay. Tuy nhiên, chuyên gia cho biết phương pháp này chỉ phù hợp cho những trường hợp bệnh nhẹ, triệu chứng mề đay mới khởi phát. Với trường hợp mề đay mãn tính, tái phát dai dẳng sẽ cần áp dụng phương pháp chuyên sâu hơn.
Hướng dẫn 10 cách trị mề đay bằng gừng đơn giản tại nhà
Dưới đây là hướng dẫn chi tiết 10 cách trị mề đay bằng gừng đơn giản tại nhà người bệnh có thể tham khảo và thực hiện:
Đắp trực tiếp gừng lên da
Đây là cách trị mề đay bằng gừng đơn giản và cho kết quả rõ rệt mà vẫn đảm bảo an toàn. Bởi cách thành sẽ giúp cơ thể hấp thu trọn vẹn lượng hoạt chất tiết ra từ gừng.
Chuẩn bị: 2 củ gừng tươi.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch củ gừng và gọt vỏ.
- Cắt gừng thành các lát mỏng hoặc giã nhuyễn.
- Vệ sinh sạch vùng da đang bị mề đay, sau đó đắp gừng lên, giữ nguyên 20 phút thì rửa lại với nước.
Trà gừng mật ong
Mật ong sở hữu thành phần hoạt chất kháng khuẩn, chống viêm lớn, đồng thời cũng giúp thanh lọc cơ thể, thúc đẩy đào thải độc tố khỏi cơ thể. Nhờ đó, triệu chứng bệnh mề đay thuyên giảm hiệu quả. Ngoài ra, khi kết hợp cùng gừng tươi, vị ngọt của mật ong sẽ làm dịu vị cay của nguyên liệu này, tạo cảm giác dễ uống hơn.
Chuẩn bị nguyên liệu: 30g gừng tươi và 1 thìa mật ong.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch gừng tươi, ngâm nước muối pha loãng trong 10 phút để diệt khuẩn hoàn toàn.
- Để gừng ráo nước, sau đó thái thành các lát mỏng với độ dày từ 0.5 – 1mm.
- Chuẩn bị 1 cốc nước ấm, cho gừng vào khuấy đều, đợi khi nước nguội bớt thì thêm 1 thìa mật ong vào, tiếp tục khuấy và uống.
Thoa rượu gừng
Thoa rượu gừng lên vị trí bị mề đay sẽ giúp các hoạt chất thấm trực tiếp xuống thượng bì và tiến đến hạ bì, từ đó tiêu diệt vi khuẩn, virus hoặc các tác nhân gây mẩn ngứa, sần đỏ trên da.
Chuẩn bị nguyên liệu: 30g củ gừng tươi, 100ml rượu trắng.
Cách thực hiện:
- Đem gừng tươi đi rửa sạch, nên tách nhỏ các nhánh để rửa trôi bùn cát.
- Gọt bỏ vỏ gừng, sau đó thái thành lát mỏng từ 0.5 – 1ml.
- Cho toàn bộ lượng gừng đã thái vào bình thủy tinh, sau đó rót rượu trắng vào, đậy nắp rồi ngâm trong 24 tiếng.
- Sau thời gian quy định, có thể lấy rượu gừng ra dùng. Mỗi lần nên lấy một lượng vừa đủ để thoa lên vùng da đang bị mề đay, đồng thời massage nhẹ nhàng trong 5 phút để hoạt chất thấm sâu.
- Khoảng 15 phút sau rửa sạch lại da với nước lọc, dùng khăn bông thấm khô.
Tắm nước gừng
Trường hợp mề đay với diện tích rộng hoặc bị ở những vùng khó xử lý như lưng, gáy, mông,.. người bệnh có thể áp dụng phương pháp tắm nước gừng. Không chỉ giảm ngứa, tắm nước gừng ấm sẽ giúp thư giãn thần kinh, giải tỏa căng thẳng hiệu quả.
Chuẩn bị nguyên liệu: 3 – 5 củ gừng tươi.
Cách thực hiện:
- Gọt vỏ, rửa sạch gừng, trong trường hợp để cả vỏ nên ngâm nước muối để loại bỏ tạp chất tốt nhất.
- Cắt gừng thành các lát mỏng hoặc đem đập dập rồi cho vào nồi đun sôi với 3 lít nước.
- Sau khi sôi, tắt bếp và đổ nước ra chậu, pha thêm nước lạnh để điều chỉnh cho nhiệt độ vừa tắm là được.
- Chuyên gia khuyến nghị nên tắm với nước gừng từ 1 – 2 lần/tuần cho đến khi mề đay thuyên giảm.
Gừng cùng muối
Muối có tác dụng sát trùng, kháng viêm hiệu quả, khi kết hợp cùng gừng sẽ giúp nhanh chóng giảm cơn ngứa ngáy, viêm đỏ trên da sau khoảng 3 – 5 ngày áp dụng.
Chuẩn bị nguyên liệu: 1 củ gừng tươi, 3 thìa muối.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch củ gừng, sau đó đem đập dập hoặc giã nát để toàn bộ hoạt chất được tiết ra.
- Bắc một nồi nước 1.5 lít nấu sôi, sau đó cho gừng vào, đun thêm 10 phút cho sôi rồi tắt bếp.
- Đợi khi nước gừng nguội bớt thì dùng nước này ngâm rửa những vùng da đang bị nổi mề đay.
Hỗn hợp gừng, đường phèn, giấm
Y học cổ truyền ghi chép đường phèn có vị ngọt, tính bình, giải nhiệt tốt nên khi kết hợp cùng gừng sẽ giảm bớt tính nóng của nguyên liệu này, tránh gây kích ứng cho những làn da nhạy cảm. Trong khi đó, giấm có tác dụng khử trùng, chống nhiễm khuẩn, giảm sưng viêm ngứa ngáy. Do đó, hỗn hợp 3 nguyên liệu này giúp trị mề đay hiệu quả và đảm bảo an toàn.
Nguyên liệu: 1 củ gừng tươi, ½ thìa đường phèn, 1 thìa giấm táo.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch gừng, đem thái sợi hoặc giã nhỏ.
- Cho gừng, đường phèn và giấm vào nồi, thêm 1 bát nước và đun trên lửa nhỏ.
- Sau khi hỗn hợp sôi, đợi cạn đến khi còn ½ bát thì tắt bếp và chắt ra bát uống khi còn ấm.
- Mỗi ngày nên uống hỗn hợp trên 1 lần, thực hiện liên tục 5 – 7 ngày sẽ thấy mề đay mẩn đỏ giảm bớt.
Trị mề đay bằng gừng tươi kết hợp lá trầu
Nghiên cứu y học chứng minh trong lá trầu không chứa lượng lớn chất giúp sát khuẩn, kháng viêm, giảm mẩn ngứa. Do đó, khi kết hợp cùng gừng tươi sẽ giúp tăng cao hiệu quả điều trị mề đay cho người bệnh.
Chuẩn bị nguyên liệu: 1 củ gừng và 1 nắm lá trầu không.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch các nguyên liệu và ngâm với nước muối pha loãng để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn.
- Đun sôi 2 lít nước, sau đó cho toàn bộ gừng và lá trầu vào, đun thêm 10 phút cho hỗn hợp sôi lại 1 lần nữa thì tắt bếp.
- Dùng nước này để tắm hoặc ngâm rửa vùng da đang bị mề đay, phần bã chà nhẹ nhàng lên da để nâng cao hiệu quả điều trị.
Gừng tươi và lá trà xanh
Lá trà xanh có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, chống viêm và kháng khuẩn, được sử dụng nhiều trong hỗ trợ điều trị mề đay, dị ứng, viêm da. Nghiên cứu đã chỉ ra khi kết hợp cùng gừng sẽ tăng hiệu quả giảm mẩn ngứa, đồng thời tăng cường hàng rào bảo vệ làn da trước các tác nhân gây hại.
Chuẩn bị nguyên liệu: 1 nắm lá trà xanh, gừng 1 củ.
Cách thực hiện:
- Gừng đem cạo vỏ, sau đó rửa sạch các nguyên liệu trên với nước.
- Đun sôi 2 lít nước, sau đó cho nguyên liệu trên ào, đun thêm 10 phút nữa thì cho thêm 1 thìa muối trắng vào, khuấy đều và tắt bếp.
- Dùng nước này rửa vùng da bị mề đay, trường hợp vùng da bị bệnh rải rác khắp người thì dùng nước này tắm.
Trị mề đay bằng gừng tươi kết hợp lá khế
Kết hợp gừng tươi với lá khế trị mề đay là phương pháp được nhiều người áp dụng nhờ hiệu quả tốt, an toàn cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Ngoài ra, đây cũng là cách giúp điều trị nhiều bệnh da liễu khác như viêm da cơ địa, á sừng, vảy nến.
Chuẩn bị nguyên liệu: 1 củ gừng cạo sạch vỏ và 1 nắm lá khế tươi.
Cách thực hiện:
- Đem các nguyên liệu rửa sạch và ngâm nước muối pha loãng trong 5 phút.
- Cho nguyên liệu vào nồi và đun sôi với 2 lít nước. Sau đó tắt bếp, đợi nước giảm nhiệt và sử dụng tắm hoặc vệ sinh vùng da bị bệnh.
Món ăn từ gừng hỗ trợ trị mề đay bằng gừng
Người bệnh có thể bổ sung vào thực đơn các món ăn từ gừng như mứt gừng, canh gừng chay, yến chưng gừng, thịt kho gừng,…
Các chuyên gia cho biết, việc thường xuyên ăn các món từ gừng cũng giúp cơ thể hấp thu hoạt chất tốt từ nguyên liệu này. Ngoài ra, các món ăn dinh dưỡng sẽ giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường đề kháng, nhờ đó ngăn ngừa sự tấn công của tác nhân gây mề đay mẩn ngứa.
Lưu ý an toàn khi dùng gừng trị mề đay
Tuy gừng là dược liệu tự nhiên, có độ lành tính cao nhưng trong quá trình điều trị mề đay bằng gừng, chuyên gia đưa ra những lưu ý quan trọng dưới đây:
- Tuân thủ theo đúng hướng dẫn về liều lượng, cách dùng để hiệu quả phát huy cao nhất và tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
- Cách trị mề đay bằng gừng chỉ phù hợp cho người bệnh mức độ nhẹ, các triệu chứng khởi phát, chưa bị lở loét rỉ dịch. Trong trường hợp bệnh nặng, bác sĩ khuyến cáo cần đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị chuyên sâu.
- Nếu trong quá trình điều trị mề đay bằng gừng, cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường như mẩn đỏ nặng hơn, bị rối loạn tiêu hóa, da ngày càng khô ráp,… cần ngưng sử dụng và báo với bác sĩ để có hướng dẫn xử lý đảm bảo an toàn.
- Trước khi sử dụng gừng và các nguyên liệu hỗ trợ, cần rửa sạch và nên ngâm nước muối loãng để đảm bảo loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn.
- Một số đối tượng không nên áp dụng phương pháp uống trà gừng hoặc ăn gừng như: Người cao huyết áp, người bị bệnh gan, người bị bệnh sỏi thận, người bị viêm dạ dày tá tràng,…
Trên đây là hướng dẫn 10 cách trị mề đay bằng gừng hiệu quả tại nhà rất đơn giản. Tuy nhiên, người bệnh cần áp dụng đúng theo hướng dẫn để đảm bảo an toàn. Bên cạnh đó, nên thăm khám bác sĩ để được kiểm tra, tiến hành các xét nghiệm chuyên sâu để xây dựng phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!