Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Mất ngủ sau sinh là tình trạng nhiều chị em gặp phải, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe mẹ và bé. Không ít trường hợp mẹ trầm cảm mất ngủ sau sinh dẫn đến hậu quả khôn lường. Đâu là nguyên nhân và cách điều trị nào giúp mẹ ngủ ngon giấc hơn? Ở bài viết dưới, Tapchidongy sẽ thông tin chi tiết cho chị em tham khảo.

Thực trạng mất ngủ sau sinh

Ở người lớn, mỗi ngày cần ngủ đủ khoảng 7 đến 8 giờ đồng hồ. Các bà mẹ sau sinh được xác định mắc chứng mất ngủ khi ngủ dưới 6 giờ mỗi ngày.

Thực chất, mất ngủ sau sinh là tình trạng chị em sinh xong khó đi vào giấc ngủ hoặc ngủ chập chờn, không có giai đoạn ngủ sâu, thời gian ngủ trong ngày không đủ. Tình trạng này dẫn tới hiện tượng mệt mỏi, căng thẳng, hay quên, gặp khó khăn trong sinh hoạt, suy nhược tinh thần và thiếu sữa cho con bú.

Sau sinh bị mất ngủ là hiện tượng thường gặp
Sau sinh bị mất ngủ là hiện tượng thường gặp

Thống kê cho thấy, có đến ¾ phụ nữ bị mất ngủ sau sinh, bao gồm cả sinh thường và sinh mổ. Trong đó, phần đông chị em gặp phải tình trạng này trong 2 tháng đầu. Tuy nhiên, cũng không ít trường hợp mẹ bị rối loạn giấc ngủ triền miên. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày.

Nguyên nhân gây bệnh

  • Ảnh hưởng từ em bé: Khi mới chào đời, em bé chưa phát triển nhịp sinh học ngày đêm. Vì vậy, con thường tỉnh giấc nhiều lần, quấy khóc đòi bú. Đối với những chị em nuôi con trực tiếp bằng sữa mẹ thì đây là nguyên nhân căn bản gây gián đoạn giấc ngủ nhiều lần trong đêm.
  • Nội tiết tố: Ở giai đoạn mang thai, nội tiết tố của phụ nữ tăng lên đáng kể. Trong đó, Progesterone giống như một chất xúc tác, cùng với hàm lượng melatonin do tuyến tùng tiết ra vào ban đêm khi trời tối giúp bạn ngủ ngon hơn. Sau khi sinh con, nồng độ hormone này bị giảm xuống đột ngột làm bạn khó có thể ngủ ngon giấc.
  • Cảm giác đau: Chị em sinh con lần đầu hoặc sau sinh mổ bị mất ngủ còn do cảm giác đau đớn ảnh hưởng. Ở người sinh thường, khớp hông chậu mở rộng cùng với vết rạch tầng sinh môn khiến họ khó chịu. Còn với trường hợp sinh mổ, vết mổ bắt con phải mất một thời gian khá dài mới có thể lành lại.
  • Cho con bú: Những người cho con bú sữa mẹ hoàn toàn và trực tiếp giai đoạn đầu khó tránh khỏi tình trạng mất ngủ. Bởi lẽ, thường thì các em bé sẽ tỉnh giấc sau mỗi 2 giờ đồng hồ, mẹ lại phải thức dậy bế ẵm và cho bú.
  • Thay đổi tâm trạng: Căng thẳng trước và sau sinh do lần đầu làm mẹ hoặc vấn đề tài chính, gia đình… gây áp lực tinh thần không nhỏ cho chị em. Đây cũng là một nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mất ngủ sau sinh.
  • Thiếu chất: Phụ nữ sau sinh cần được bổ sung nhiều dưỡng chất, đặc biệt là sắt. Nếu chế độ dinh dưỡng không đáp ứng đủ, tình trạng mất ngủ cũng sẽ xảy ra.

Dấu hiệu mất ngủ sau sinh

  • Khó bắt đầu giấc ngủ đêm.
  • Bị tỉnh giấc nhiều lần trong đêm, sau đó khó ngủ lại.
  • Cảm giác trằn trọc, khó ngủ, mệt mỏi và buồn ngủ nhưng không ngủ được.
  • Thường tỉnh giấc từ sáng sớm.
  • Sau khi thức dậy, cơ thể mệt mỏi, kém tỉnh táo.
  • Buồn ngủ vào ban ngày nhưng không ngủ được.
  • Thường lo lắng quá mức, dễ cáu gắt và khó chịu với mọi vấn đề xung quanh.
  • Khi làm việc không tập trung hoàn toàn, dễ bị sai sót dẫn đến sự cố.
  • Cảm giác lo lắng nhiều về sức khỏe giấc ngủ, hay bị ác mộng khi ngủ được.
  • Ở mẹ nuôi con bú mất ngủ lâu ngày có thể còn kéo theo những dấu hiệu trầm cảm sau sinh.

Khó ngủ sau sinh dễ gây trầm cảm
Khó ngủ sau sinh dễ gây trầm cảm

Mất ngủ sau sinh có nguy hiểm không?

Mẹ bầu sau sinh bị mất ngủ để lại hàng hoạt vấn đề hệ lụy đối với sức khỏe, thể chất và cả tinh thần của mẹ, bé và người thân trong gia đình. Đây có thể là một nguyên nhân dẫn đến trầm cảm, rất nguy hiểm. Nếu không được cải thiện kịp thời, mẹ khó có đủ sức khỏe để chăm sóc con an toàn, đúng cách.

Đối với chị em nuôi con bằng sữa mẹ, việc mất ngủ ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa, làm giảm lượng sữa trong cơ thể. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu ngủ thường xuyên còn làm cơ thể mẹ suy nhược, đề kháng yếu. Do đó, mẹ dễ bị vi khuẩn, virus gây bệnh tấn công.

Mất ngủ sau sinh khiến nhiều chị em lo lắng quá mức. Họ thường hay buồn bã, chán nản, hay cáu gắt, stress. Đây là nguyên nhân sâu xa gây mất sữa và xáo trộn đời sống của nhiều chị em.

Khi nào cần khám bác sĩ

Phụ nữ mất ngủ sau sinh ảnh hưởng đến rất nhiều người, đặc biệt là chính bản thân họ và em bé. Vì vậy, ngay khi mới sinh có biểu hiện khó ngủ, chị em nên đi khám bác sĩ. Cần kiểm tra chính xác nguyên nhân nếu:

  • Bị mất ngủ kéo dài đến 1 tháng sau khi sinh con
  • Có biểu hiện thiếu ngủ nhiều vào ban ngày mà không ngủ được.
  • Mất ngủ kèm theo stress thường xuyên.
  • Mất ngủ kèm theo dấu hiệu trầm cảm.
  • Cơ thể suy nhược, mệt mỏi.
  • Có triệu chứng giảm tiết sữa hoặc tắc sữa…

Chẩn đoán bệnh

Chị em bị mất ngủ do sinh con cần được chẩn đoán chính xác nguyên nhân. Đồng thời xem xét kỹ tình trạng bệnh lý đang ở mức độ nào.

Để làm rõ vấn đề này, bác sĩ có thể đưa ra nhiều câu hỏi liên quan như: Tiền sử mất ngủ, thời gian bắt đầu bị mất ngủ, số giờ ngủ mỗi ngày hiện tại, số lần tỉnh giấc ban đêm, các triệu chứng bệnh và bệnh lý liên quan đến mất ngủ…

Trong trường hợp chị em bị mất ngủ sau sinh liên quan đến bệnh lý như viêm khớp, dị ứng, bệnh tim… cần được kết hợp thăm khám và chẩn đoán bệnh liên quan.

Bước chẩn đoán bệnh là tiền đề quan trọng để bác sĩ lên phác đồ điều trị phù hợp nhất cho chị em.

Cách điều trị mất ngủ sau sinh

Để tránh những hệ lụy nghiêm trọng do mất ngủ sau sinh gây nên, bạn nên khắc phục kịp thời bằng đơn thuốc an toàn cho mẹ và bé.

Chữa bằng Tây y

Phụ nữ cho con bú cần hạn chế các loại dược hóa chất vì nó có thể ảnh hưởng đến sữa và sức khỏe của mẹ. Lúc này, đừng quên thăm khám bác sĩ và sử dụng thuốc có kê đơn để đảm bảo an toàn. Trong những trường hợp mẹ có nguy cơ mất ngủ mãn tính hoặc trầm cảm, nên cân nhắc sử dụng thuốc.

Các nhóm thuốc tân dược có thể dùng cho phụ nữ sau sinh bị mất ngủ thuộc loại:

  • Thuốc an thần dành cho phụ nữ sau sinh
  • Thuốc tăng cường hormone.
  • Thuốc chống trầm cảm…

Khi sử dụng, mẹ nên chú ý kiểm tra kỹ thông tin trên hướng dẫn sử dụng. Không dùng thuốc chống chỉ định cho phụ nữ nuôi con bú.

Sản phụ nên thận trọng khi sử dụng thuốc Tây
Sản phụ nên thận trọng khi sử dụng thuốc Tây

Điều trị tại nhà

Để cải thiện giấc ngủ tại nhà không dùng thuốc, mẹ sau sinh có thể sử dụng một số loại thức uống tự nhiên giúp an thần. Có thể kể đến như:

  • Trà hoa cúc, trà gừng mật ong, trà hoa nhài…: Mẹ chỉ cần làm sạch nguyên liệu, pha với nước sôi và dùng hơi ấm trong ngày.
  • Uống sữa ấm: Sữa ấm cũng giúp bạn dễ ngủ và còn hỗ trợ mẹ cải thiện lượng sữa trong cơ thể. Mẹ chỉ cần uống 1 ly sữa ấm trước khi ngủ buổi tối. Có thể dùng sữa dành cho mẹ sau sinh hoặc sữa hạnh nhân…

Phụ nữ nuôi con bú cần chú ý tới một số loại thảo dược hỗ trợ điều trị mất ngủ sau sinh nhưng có thể làm mất sữa hoặc giảm tiết sữa mẹ. Đó là tâm sen, lá sen…

Chữa mất ngủ sau sinh theo Đông y

Y học cổ truyền cũng có một số bài thuốc hỗ trợ chữa mất ngủ sau sinh cho chị em. Điển hình như:

  • Bài thuốc 1: Trị chứng mất ngủ sau sinh bằng củ bình vôi đỏ, cây xuyên tim, viễn chí, dạ giao đằng... Đem sao khô, cân theo định lượng và sắc kỹ lấy nước đặc uống hàng ngày. Thuốc này có tác dụng định tâm, an thần, khắc phục tình trạng lo âu, điều hòa khí huyết cho người bệnh.
  • Bài thuốc 2: Dùng kết hợp các vị đại táo, bạch truật, phục thần, toan táo nhân... đem sắc đặc uống hàng ngày nhằm dưỡng tâm, an thần, bồi bổ khí huyết đồng thời cải thiện chức năng ngũ tạng.

Nhìn chung các bài thuốc Đông y đem lại tác dụng hồi phục sức khỏe toàn diện sau sinh cho phụ nữ. Trong đó chú trọng đến việc điều hòa khí huyết và an thần, cải thiện chức năng ngũ tạng. Nhờ vậy, chị em vừa cải thiện được sức khỏe sau sinh, vừa tăng đề kháng và cải thiện giấc ngủ.

Dược liệu chữa mất ngủ sau sinh

Để cải thiện chứng mất ngủ, Đông y có rất nhiều loại dược liệu tự nhiên. Những cây thảo dược có tác dụng cải thiện chứng mất ngủ phổ biến là dạ giao đằng, lạc tiên, táo nhân, một số bộ phận của cây sen...

Tuy nhiên không phải loại thảo dược nào cũng dùng được cho phụ nữ sau sinh. Đặc biệt, đối với chị em nuôi con bằng sữa mẹ, cần chú ý đến những cây cỏ có chứa dược tính làm ảnh hưởng đến sữa mẹ như là lá lốt, cải bắp…

Nên tham khảo các bài thuốc Đông y để biết có thể uống thuốc chữa mất ngủ sau sinh gồm những loại gì, công dụng ra sao. Tốt nhất, nếu điều trị mất ngủ bằng Đông y, hãy cắt thuốc theo liệu trình tại nhà thuốc uy tín. Không mua các sản phẩm trôi nổi, chưa rõ nguồn gốc, thành phần dược phẩm.

Cách chăm sóc phụ nữ sau sinh tránh mất ngủ kéo dài

  • Điều chỉnh thói quen ngủ: Bạn nên lên giường đi ngủ sớm và đúng khung giờ nhất định, tốt nhất là khoảng 9 giờ tối. Điều này sẽ giúp bạn tái tạo đồng hồ sinh học nhanh hơn. Đồng thời, đây cũng cách để bạn tạo thói quen sinh hoạt, ngủ đúng giờ cho con.
  • Điều chỉnh ăn uống: Trà mạn, cà phê, rượu bia và các loại thức uống có cồn, caffein, đều khiến tình trạng mất ngủ trầm trọng hơn. Vì vậy, bạn không được sử dụng chúng, thay vào đó, nên uống nước lọc hàng ngày và sử dụng một cốc sữa ấm trước giờ đi ngủ.
  • Ngủ đúng tư thế: Mẹ nên nằm ngửa hoặc nghiêng 45 độ để dễ ngủ hơn.
  • Bổ sung khoáng chất: Sắt và magie rất cần cho chị em giai đoạn sau sinh. Nó vừa giúp bổ sung lượng máu bị mất do sinh nở, vừa hỗ trợ ngừa trầm cảm, lo âu.
  • Chia sẻ việc chăm con: Thiên chức làm mẹ rất thiêng liêng, tuy nhiên, bạn đừng cố gắng thực hiện một mình. Nó sẽ khiến bạn kiệt sức và mất ngủ triền miên. Hãy chia sẻ công việc chăm sóc con với người thân, đặc biệt là chồng của bạn.
  • Giải trí đúng cách: Bạn nên nghe nhạc hoặc đọc sách, nấu ăn đơn giản để giảm căng thẳng, lo âu và tránh cảm giác chán nản.
  • Điều chỉnh phòng ngủ: Giữ phòng ngủ ở nhiệt độ phù hợp, yên tĩnh, thoáng, sạch, sử dụng chăn gối, đệm, êm để nâng cao chất lượng giấc ngủ của bạn.
  • Massage: Sau khi sinh, xương khớp của phụ nữ, đặc biệt là xương sống và xương chậu bị ảnh hưởng nhiều gây tắc nghẽn mạch máu. Chị em nên được massage lưng, tay, chân để hỗ trợ lưu thông khí huyết, tăng cường máu lên não, giúp giấc ngủ ngon hơn.
  • Tập thể dục: Nếu vết thương sau sinh đã tương đối ổn định, mẹ nên vận động nhẹ nhàng với các bài tập thể dục phù hợp để lấy lại vóc dáng và tăng tuần hoàn máu.
  • Luyện kỹ thuật hít thở: Hít vào thật sâu và thở ra từ từ chậm dãi giống như cách ngồi thiền sẽ giúp bạn được thư giãn và dễ đi vào giấc ngủ hơn, hạn chế thức dậy giữa đêm.
  • Tránh thiết bị chứa ánh sáng xanh: Để tăng chất lượng giấc ngủ cũng như đảm bảo thời gian ngủ, mẹ nên ngủ khi trẻ ngủ và tránh sử dụng điện thoại, máy tính vào ban đêm. Đây là những thiết bị có ánh sáng xanh gây hại cho mắt và làm khó ngủ.
  • Ăn đủ chất: Nên bổ sung chế độ ăn giàu dinh dưỡng, chú trọng đến các loại hạt, cá chứa omega 3 tốt cho trí não của mẹ và bé, hạn chế thực phẩm chứa đường.

Thường xuyên tập thể dục giúp mẹ bỉm thư giãn và cải thiện giấc ngủ
Thường xuyên tập thể dục giúp mẹ bỉm thư giãn và cải thiện giấc ngủ

Kết luận

Mất ngủ sau sinh là tình trạng ngày càng nhiều chị em gặp phải. Nó có thể để lại những hệ lụy nghiêm trọng về sau cho nhiều người. Vì vậy, gia đình nên hỗ trợ mẹ sau sinh cải thiện giấc ngủ, đồng thời đưa chị em đi khám, chữa tại cơ sở y tế từ sớm điều trị đúng cách.


Top địa chỉ phòng khám Mất Ngủ Sau Sinh


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan