Phồng lồi đĩa đệm là dạng bệnh thể nhẹ của thoát vị đĩa đệm. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào của cột sống, trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu về chứng lồi đĩa đệm L5 S1 và cách điều trị. Đừng chủ quan bởi nếu không chữa kịp thời bệnh sẽ gây ra một loạt biến chứng, nguy hiểm nhất là bại liệt.
Lồi đĩa đệm L5 S1 là gì?
Đĩa đệm là mô sụn có cấu trúc nhân nhầy và bao xơ nằm giữa các đốt sống, có chức năng giúp giảm ma sát, phân tán lực tác động lên cột sống, giúp cơ thể hoạt động dễ dàng và linh hoạt hơn.
Vị trí đốt sống L5 S1 nằm ở khu vực thấp nhất trên cột sống, chịu sức ép do toàn bộ trọng lượng của cơ thể. Lồi đĩa đệm L5 S1 là hiện tượng đĩa đệm nằm giữa 2 đốt sống L5 và S1 bị chèn ép, vòng xơ bị tổn thương có thể dẫn đến xơ cứng hoặc nứt ra, nhân nhầy dịch chuyển về phía khe nứt làm đĩa đệm có thể tràn ra nhiều hướng khác nhau.
Khi đĩa đệm L5 S1 bị phồng lồi lâu ngày không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới rách vòng xơ đĩa đệm, nhân nhầy chui vào ống sống hoặc đĩa đệm trượt khỏi vị trí ban đầu chèn trực tiếp lên rễ thần kinh, gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Nguyên nhân và triệu chứng lồi đĩa đệm L5 S1
Theo chuyên gia có nhiều nguyên nhân gây ra chứng phồng lồi đĩa đệm L5 S1 và triệu chứng ở giai đoạn mới khởi phát tương đối khó nhận biết. Vì vậy, người bệnh dễ chủ quan bỏ qua và dẫn đến thoát vị đĩa đệm.
Một số nguyên nhân và triệu chứng của bệnh như sau:
Nguyên nhân gây lồi đĩa đệm
- Yếu tố tuổi tác, quá trình lão hóa tác động không ít lên khả năng nâng đỡ của cột sống. Đồng thời, khiến đĩa đệm dần bị mất nước, giảm sự căng phồng và đàn hồi.
- Việc vận động sai tư thế, khuân vác đồ nặng có thể gây ảnh hưởng xấu tới đĩa đệm. Thông thường, khi mọi người giữ tư thế đúng khi hoạt động, lực tác động đều lên đĩa đệm. Trường hợp vận động không đúng tư thế ví dụ như tập luyện thể thao sai kỹ thuật, áp lực lên đĩa đệm không đều làm nhân nhầy bị đẩy về một phía, tăng nguy cơ rách nứt vòng xơ.
- Trường hợp bị chấn thương, cột sống bị va đập mạnh, đĩa đệm bị tổn thương cũng dễ dẫn đến chứng phồng lồi đĩa đệm.
- Ngoài ra, có thể còn do lối sống sinh hoạt không lành mạnh, dùng chất kích thích, cơ thể thiếu dưỡng chất để tái tạo và củng cố cấu trúc đĩa đệm…
Triệu chứng bệnh
Khi đĩa đệm bị phồng lồi, phần nhân nhầy tràn ra, có thể chèn ép lên dây thần kinh dẫn tới những cơn đau ở những khu vực liên quan như:
- Đau âm ỉ khó chịu vùng thắt lưng. Đặc biệt là khi đứng ngồi, thay đổi tư thế đột ngột, cơn đau trở dữ dội hơn.
- Một số trường hợp, cơn đau kéo dọc dây thần kinh tọa từ thắt lưng xuống vùng mông, lan xuống chân.
- Cảm giác tê ngứa râm ran ở hai chân.
Dễ nhận thấy, tình trạng lồi đĩa đệm L5 S1 thực sự nguy hiểm. Bởi rất khó nhận biết trong giai đoạn khởi phát nhưng nếu lồi đĩa đệm kéo dài rất dễ dẫn tới thoát vị đĩa đệm rách vòng xơ, gây ra những cơn đau đớn, khó chịu. Thậm chí khi không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tàn phế suốt đời.
Cách điều trị lồi đĩa đệm L5 S1
Phồng lồi đĩa đệm L5 S1 là tình trạng khởi phát của bệnh lý thoát vị đĩa đệm. Sau một thời gian dài không điều trị kịp thời, vòng xơ đĩa đệm có thể bị tăng áp lực dẫn tới rách và khiến nhân nhầy tràn ra ngoài, biến chứng nguy hiểm và điều trị khó hơn.
Cách chữa bệnh lồi đĩa đệm L5 S1 chủ trị mang tính bảo tồn, không can thiệp xâm lấn do vậy những phương pháp được biết đến chủ yếu là sử dụng thuốc và vật lý trị liệu.
Sử dụng thuốc
Thuốc Tây Y
Một số loại thuốc Tây Y thường được bác sĩ kê đơn như sau:
- Thuốc giảm đau: Các loại thuốc giảm đau, kháng viêm không chứa steroid giúp ức chế những cơn đau nhức, hỗ trợ người bệnh vận động linh hoạt trong sinh hoạt hàng ngày.
- Thuốc chống co giật: Trường hợp đĩa đệm phồng lồi nhiều và kéo dài có thể khiến chèn ép lên rễ thần kinh, dẫn tới hiện tượng co giật. Việc sử dụng thuốc chống co giật giúp kiểm soát triệu chứng này.
- Thuốc giãn cơ: Việc căng cơ, gân khớp có thể xảy ra khi phồng lồi đĩa đệm nên loại thuốc này giúp cơ khớp được thư giãn, đĩa đệm cũng có thể đàn hồi và căng phồng trở lại.
Mặc dù thuốc Tây Y có thể khắc phục được triệu chứng nhanh chóng nhưng thường kèm theo một số tác dụng phụ. Vì thế người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc cũng như tăng giảm liều lượng mà cần đặc biệt tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ, sử dụng thuốc theo đúng liều lượng kê đơn.
Thuốc Đông Y
Trong Đông Y, chứng lồi đĩa đệm được coi thuộc dạng bệnh lý xương khớp, chứng Tý. Do kinh lạc bế tắc, phủ tạng kém nên dẫn tới xương khớp suy yếu và gây ra tình trạng đĩa đệm lồi.
Phương pháp này được đánh giá rất an toàn do sử dụng dược liệu thiên nhiên điều trị tận gốc của bệnh, nâng cao sức khỏe toàn diện và ngăn ngừa tái phát. Các bài thuốc Đông Y giúp bồi bổ khí huyết, tiêu giảm viêm sưng, ức chế cơn đau, hồi phục sức khỏe xương khớp giảm áp lực lên đĩa đệm.
Nhưng vì sử dụng các dược liệu tự nhiên nên khi điều trị cần thời gian dài để thuốc thật sự có hiệu quả.
Một số bài thuốc dân gian
Với trường hợp bệnh nhẹ, đĩa đệm mới phình lồi, người bệnh có thể sử dụng một số phương pháp dân gian để giảm đau, thư giãn gân cơ.
Một số bài thuốc dân gian biết đến như: ngải cứu sao khô với muối, hơ nóng nhánh xương rồng… để chườm lên chỗ đau.
Vật lý trị liệu
Bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị, người bệnh có thể sử dụng phương pháp vật lý trị liệu – bài tập điều trị thoát vị đĩa đệm không cần dùng thuốc. Hoặc hoàn toàn có thể sử dụng song song thuốc và vật lý trị liệu để giảm đau, hồi phục khả năng vận động của cơ xương khớp.
Những biến pháp trị liệu khá phổ biến hiện nay như:
- Châm cứu, bấm huyệt: Bác sĩ tác động trực tiếp lên huyệt đạo để khai thông kinh lạc, thư giãn cơ bắp, thu nhỏ phần thừa của nhân nhầy để đưa đĩa đệm về vị trí.
- Massage xoa bóp: Với những kỹ thuật phù hợp, xoa bóp có thể làm giảm đau, tăng cường sức mạnh cho xương khớp, kích thích sản sinh chất nhầy hỗ trợ cử động linh hoạt.
- Tập luyện trị liệu: Ngoài châm cứu, bấm huyệt, massage bác sĩ có thể tư vấn thêm một số bài tập phù hợp với người bệnh để giảm đau, củng cố chức năng vận động của cơ khớp, cột sống. Một số bài tập chữa lồi đĩa đệm L5 S1 có thể biết đến như: tập đu xà đơn, tư thế cây cầu, tư thế con mèo…
Một số lưu ý để phòng ngừa lồi đĩa đệm L5 S1
Chứng lồi đĩa đệm L5 S1 nếu được phát hiện kịp thời cùng phác đồ điều trị phù hợp không chỉ giúp người bệnh hồi phục mà còn ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm khác.
Theo ý kiến bác sĩ, một số lưu ý mọi người nên quan tâm:
- Thay đổi chế độ ăn uống đảm bảo dinh dưỡng, bổ sung chất vitamin D, canxi, collagen, glucosamine,…
- Ngồi đúng tư thế và tránh ngồi lâu một vị trí trong thời gian dài.
- Hạn chế mang vác nặng gây áp lực lên cột sống lưng, có nguy cơ bị tổn thương
- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao tăng độ dẻo dai của xương khớp.
- Thăm khám bác sĩ định kỳ 6 tháng – 1 năm để sớm phát hiện bệnh.
- Hạn chế chất kích thích, đồ có cồn
Trên đây là một số thông tin chia sẻ về chứng bệnh lồi đĩa đệm L5 S1, hy vọng thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn nắm rõ hơn về tình trạng bệnh để từ đó chủ động hơn trong quá trình khám chữa. Hãy liên hệ bác sĩ để được tư vấn phác đồ điều trị phù hợp. Chúc bạn luôn khỏe mạnh.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!