Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Loãng xương là chứng bệnh thường gặp nhất ở người cao tuổi và phụ nữ thời kỳ sau mãn kinh. Các thống kê ước tính cho thấy hiện nay có khoảng hơn 3 triệu người tại Việt Nam mắc chứng loãng xương. Bệnh làm xương dễ giòn gãy và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe. Phát hiện bệnh sớm sẽ giúp người bệnh phòng ngừa các rủi ro và bảo vệ xương khớp một cách tốt nhất.

Tổng quan về bệnh loãng xương
Tổng quan về bệnh loãng xương

Bệnh loãng xương là gì? Có nguy hiểm không?

Loãng xương là chứng bệnh chuyển hóa xương bị rối loạn, làm xương trở nên yếu ớt, dễ bị gãy. Khi mật độ và chất lượng của xương giảm nhiều, sức mạnh của xương cũng giảm theo. Xương dần trở nên giòn và yếu hơn, người bệnh dễ bị gãy xương dù chỉ ngã hoặc bị va chạm nhẹ. 

Vậy tình trạng xương bị loãng có nguy hiểm không? Theo các chuyên gia, bệnh loãng xương không giống nhiều chứng bệnh khác, bệnh tiến triển một cách âm thầm và chỉ biểu hiện rõ rệt sau một thời gian dài.

Khi loãng xương đã chuyển sang giai đoạn nặng, người bệnh sẽ gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể như:

  • Giảm khả năng vận động của người bệnh: Khi các đoạn xương trong cơ thể bị loãng, khả năng vận động cơ thể của bệnh nhân bị giảm không ít. Thậm chí có trường hợp bệnh nhân mất vận động hoàn toàn, rơi vào tình trạng tàn phế.
  • Cột sống bị biến dạng, lún xẹp: Đây là biến chứng thường gặp ở người có xương bị loãng. Cột sống người bệnh chịu ảnh hưởng dẫn tới còng cột sống, vẹo cột sống. Nếu phần xương loãng ở ngực, bạn có thể bị biến dạng lồng ngực và dẫn tới chứng khó thở. 

Ngoài ra, bệnh nhân có thể bị biến chứng lún xương sống. Tình trạng này khiến người bệnh giảm chiều cao và tàn tật. Theo các thống kê trên thế giới, có đến gần ⅓ số người bị loãng xương mắc chứng lún đốt sống hiện nay.

Loãng xương gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
Loãng xương gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
  • Biến chứng gãy xương: Có thể nhận định rằng, gãy xương là biến chứng nặng nề nhất, nguy hiểm nhất mà người bệnh gặp phải. Phần lớn người bệnh bị gãy xương ở phần cổ tay, thân đốt sống, xương đùi,… Hậu quả do gãy xương để lại có thể là tàn tật vĩnh viễn hoặc thậm chí tử vong. 

Loãng xương có mấy cấp độ? Cách chẩn đoán

Khi nhắc về các cấp độ loãng xương, nhiều người vẫn cho rằng bệnh được phân chia thành các cấp độ gồm: Loãng xương độ 1, loãng xương độ 2, loãng xương độ 3, loãng xương độ 4. Tuy nhiên, đây không phải cấp độ thực tế của chứng bệnh này.

Hiện nay, y học đang phân chia cấp độ bệnh nhân bị loãng xương theo 2 loại: Loãng xương nguyên phát và thứ phát.

Chứng loãng xương nguyên phát

Đây là trường hợp người bệnh bị loãng các đoạn xương nhưng không tìm được nguyên do gây bệnh khác ngoài vấn đề tiền mãn kinh ở nữ giới và tuổi tác tác động. Cơ chế loãng xương nguyên phát là do sự lão hóa từ các tạo cốt bào làm mất cân bằng tạo xương và hủy xương. 

Trong đó, xương bị loãng thể nguyên phát phân chia thành 2 loại nhỏ:

Phụ nữ sau mãn kinh loãng xương: Khi cơ thể nữ giới bước qua thời kỳ mãn kinh, nội tiết tố estrogen trong cơ thể suy giảm mạnh, các hormon tuyến cận giáp giảm hụt. Từ đó gây ra các tổn thương ở xương, làm xương bị sụt lún, giảm mật độ đáng kể. Thông thường, phụ nữ ở giai đoạn ngoài 50 tuổi trở ra sẽ bắt đầu bị suy giảm chất lượng xương. 

Loãng xương ở tuổi già: Bệnh có mối liên hệ với tuổi tác của người bệnh. Tình trạng xương bị bào mòn xảy ra ở cả nam giới và nữ giới. Độ tuổi của người bệnh phổ biến ở khoảng ngoài 70 tuổi. Xương của người bệnh bị mất chất khoáng ở cả phần xương vỏ và xương bó. 

Phân loại bệnh loãng xương
Phân loại bệnh loãng xương

Chứng loãng xương thứ phát

Đây là chứng bệnh được phân loại dựa trên các nguyên nhân liên quan đến một số căn bệnh khác mà bệnh nhân mắc phải. Hoặc bệnh nhân bị giảm chất lượng xương do sử dụng một số loại thuốc điều trị.

Những nhóm bệnh có thể tác động tới xương gây tổn thương gồm: Nhóm bệnh tuyến giáp, cường giáp, nhóm bệnh về khớp, bệnh về tiêu hóa, bệnh ung thư hoặc nhóm bệnh di truyền. 

Phương pháp chẩn đoán loãng xương

Hiện nay, y học xác định chất lượng, mật độ xương thông qua số đo mật độ. Dựa vào chỉ số T-Score loãng xương (chỉ số mật độ xương) khi chụp X-quang để phân biệt trạng thái xương ở người bệnh.

  • Xương ở người bình thường: T-Score ≥ -1 so với chỉ số trung bình của người độ tuổi trưởng thành từ 20 – 35 tuổi.
  • Chỉ số ở người bị thiếu xương: -1 > T-Score > -2,5 so với chỉ số trung bình của người độ tuổi trưởng thành từ 20 – 35 tuổi.
  • Chỉ số ở người có xương bị loãng: T-Score ≤ -2,5 so với chỉ số trung bình của người độ tuổi trưởng thành từ 20 – 35 tuổi.
  • Chỉ số ở người bị loãng xương mức nặng: T-Score  ≤ -2,5 và bệnh nhân đang có 1 hay nhiều vị trí gãy xương hoặc từng có tiền sử gãy xương.

Nguyên nhân dẫn tới loãng xương

Trong cơ thể con người, xương là phần luôn có sự thay đổi liên tục. Các tế bào xương cũ được thay thế bằng những tế bào xương mới chắc khỏe hơn. 

Khi các bạn còn trẻ, xương được tái tạo rất nhanh và khối lượng xương đạt mức cao nhất vào khoảng 20 tuổi. Tuổi càng cao, tỉ lệ mật độ xương mới càng chênh lệch so với xương bị mất do nhiều yếu tố tác động, xương bị mất tăng nhiều hơn xương mới. 

Để có thể điều trị bệnh một cách hiệu quả, người bệnh cần nắm rõ nguyên do xương bị loãng là do đâu. Có rất nhiều yếu tố tác động tới chất lượng xương, vì vậy, người bệnh cần tìm hiểu kỹ để xác định chuẩn căn nguyên gây bệnh. 

Các nguyên nhân làm xương bị loãng gồm:

Cơ thể thiếu hormone

Như những chia sẻ ở bên trên, bệnh loãng xương có thể xảy ra khi cơ thể giảm hormone. Ở phụ nữ độ tuổi mãn tinh hoặc phụ nữ đã cắt bỏ buồng trứng, phụ nữ kinh nguyệt không đều, estrogen thường ở mức rất thấp. 

Bởi vậy, chứng loãng xương phổ biến ở nữ giới hơn so với nam giới. Bên cạnh đó, một số bệnh nhân nam giới có hormone testosterone thấp cũng có khả năng bị loãng xương.

Nguyên nhân xương bị loãng, giảm mật độ là gì
Nguyên nhân xương bị loãng, giảm mật độ là gì

Bệnh lý nền làm giảm chất lượng xương

Yếu tố thứ hai phải kể đến là do sự tác động từ các chứng bệnh khác mà người bệnh mắc phải. Các chứng bệnh về tiêu hóa hay thận, tuyến giáp làm gián đoạn quá trình cơ thể hấp thụ canxi và vitamin D.

Quá trình tái tạo xương mới và hủy xương cũ bị đảo lộn, xương không kịp tạo mới và phục hồi gây ra loãng, giòn xương.

Chế độ dinh dưỡng thiếu cân bằng

Việc ăn uống hàng ngày ảnh hưởng rất nhiều tới xương khớp. Khi chúng ta không được bổ sung đầy đủ các khoáng chất magie, vitamin D, vitamin B, cùng canxi. Hoặc cơ thể bị dư thừa một chất nào đó, lúc này xương bị loãng là vấn đề không thể tránh khỏi.

Kích thước khung xương nhỏ

Ở những trường hợp người bệnh có cân nặng nhẹ, gầy nhỏ, khung xương bé thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Bởi khối lượng xương của người bệnh khá ít, vì vậy xương dễ gặp phải các vấn đề.

Có rất nhiều yếu tố tác động đến sức khỏe của xương
Có rất nhiều yếu tố tác động đến sức khỏe của xương

Một số loại thuốc có khả năng làm xương bị loãng

Có thể bạn chưa biết, hiện nay có khá nhiều loại thuốc điều trị bệnh trực tiếp ảnh hưởng đến xương. Nổi bật là thuốc Corticosteroid có khả năng làm loãng các đoạn xương, làm gián đoạn tái tạo xương.

Ngoài ra, còn có một số loại thuốc trị bệnh khác như: Thuốc chữa trào ngược dạ dày, động kinh, hỗ trợ sau ca mổ hoặc thuốc ung thư. 

Thói quen sống không lành mạnh

Các thói quen trong đời sống hàng ngày cũng ảnh hưởng không ít tới sức khỏe của  xương. Những người ít khi vận động, thường xuyên sử dụng rượu bia và thuốc lá dễ làm xương bị tổn thương. Xương lâu ngày bị yếu và bào mòn gây ra loãng xương.

Các biểu hiện của bệnh loãng xương

Bệnh loãng xương khi mới khởi phát sẽ không có nhiều biểu hiện, người bệnh rất khó để phát hiện xương của mình đã bị tổn thương. Có khá nhiều trường hợp bệnh nhân chỉ đến khi bị gãy xương dù gặp phải sang chấn nhỏ mới phát hiện xương đã bị loãng.

Các biểu hiện cơ bản ở người bị giảm chất lượng xương:

  • Người bệnh bị giảm chiều cao, thường xuyên đau lưng, dáng đi thay đổi, lưng bị khòm và gù do mật độ xương cột sống giảm dẫn tới bị lún xẹp.
  • Các đầu xương của bệnh nhân bị đau nhức. Đây là triệu chứng rất thường gặp ở người bệnh. Các đoạn xương dài trên cơ thể thường bị đau, mỏi và thi thoảng người bệnh có cảm giác châm chích khắp toàn thân.
Biểu hiện của người bệnh bị loãng xương
Biểu hiện của người bệnh bị loãng xương
  • Các vùng xương chịu nhiều sức nặng của cơ thể bị đau nhức. Cụ thể gồm các bộ phận: Xương hông, cột sống, đầu gối, xương chậu, thắt lưng. Các cơn đau đến thường xuyên và đau kéo dài không có dấu hiệu suy giảm. Người bệnh khi vận động hoặc ngồi lâu càng làm cơn đau tăng mạnh.
  • Ngoài ra, người bệnh bị loãng xương còn xuất hiện cơn đau liên sườn do các dây thần kinh tọa, dây thần kinh liên sườn bị ảnh hưởng. Các cơn đau sẽ nặng hơn khi các bạn thay đổi tư thế hoặc thực hiện vận động mạnh. Người bệnh gặp khó khăn trong việc xoay người hoặc cúi gập.
  • Với các bệnh nhân độ tuổi trung niên, bệnh sẽ đi kèm với các triệu chứng thoái hóa khớp, giãn tĩnh mạch hoặc cao huyết áp.

Các triệu chứng này làm ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người bệnh, giảm khả năng lao động và vận động. Vì vậy, ngay khi phát hiện các triệu chứng cho thấy xương đang bị suy thoái, bệnh nhân cần sớm lựa chọn phương pháp chữa bệnh thích hợp nhất.

Bị loãng xương phải làm sao? Cách chữa trị

Cách điều trị bệnh loãng xương như thế nào để có hiệu quả tốt được rất nhiều bệnh nhân quan tâm. Hiện nay, có 2 hướng điều trị phổ biến nhất cho người bệnh gồm: Điều trị theo Đông y và điều trị theo Tây y.

Chữa trị bệnh loãng xương trong Tây y

Khi lựa chọn phương pháp chữa bệnh bằng Tây y, bệnh nhân sẽ được kê các đơn thuốc sử dụng theo liệu trình phù hợp. Đặc biệt bổ sung canxi và vitamin D nếu trong chế độ ăn của người bệnh đang thiếu 2 thành phần này.

  • Lượng canxi cần bổ sung hàng ngày: 500 – 1500mg
  • Lượng vitamin D cần bổ sung hàng ngày: 800 – 1000UI

Ngoài ra, sẽ có một số nhóm thuốc quan trọng khác mà bệnh nhân cần sử dụng như:

  • Nhóm thuốc Bisphosphonate: Là nhóm thuốc phổ biến trong các đơn thuốc trị bệnh khi xương bị loãng giòn. Loại thuốc này không sử dụng cho phụ nữ đang có thai hoặc cho con bú, không dùng cho người dưới 18 tuổi và người bị suy thận.
  • Nhóm thuốc Cholecalciferol 2800UI: Thuốc được chỉ định sử dụng vào sáng sớm khi bụng còn đói. Bệnh nhân uống thuốc 1 lần mỗi tuần, sau khi uống bệnh nhân không nằm ít nhất 30 phút và nên thực hiện các vận động nhẹ nhàng.
Các loại thuốc được sử dụng trong Tây y
Các loại thuốc được sử dụng trong Tây y
  • Nhóm thuốc Calcitonin 100UI: Đây là thuốc có chiết xuất nguồn gốc cá hồi được sử dụng bằng cách xịt qua niêm mạc mũi. Thuốc sử dụng trong liệu trình từ 2 – 4 tuần với các bệnh nhân mới gãy xương và đau nhức nhiều. Bệnh nhân khi đã giảm cơn đau sẽ chuyển qua sử dụng Bisphosphonate.
  • Liệu pháp ERT: Là liệu pháp thay thế hormone estrogen ở bệnh nhân nữ. Bác sĩ sẽ cân nhắc kiểm tra tình trạng bệnh nhân có khả năng loãng xương cao khi vào giai đoạn mãn kinh. Tuy nhiên, phương pháp này có thể làm bệnh nhân tăng nguy cơ mắc ung thư vú.
  • Nhóm thuốc Strontium ranelate: Loại thuốc này giúp bệnh nhân tăng khả năng tạo xương mới, đồng thời ức chế hủy xương cũ. Bệnh nhân chỉ sử dụng 2g mỗi ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ. 

Người bệnh trước khi sử dụng các nhóm thuốc này cần đến bệnh viện để kiểm tra, xét nghiệm. Dựa vào tình trạng bệnh thực tế, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc sao cho phù hợp. Bệnh nhân không tự ý dùng thuốc chữa bệnh tại nhà hay chỉnh sửa đơn thuốc điều trị. 

Ngoài ra, có một số trường hợp bệnh nhân có thể gặp các tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Tây. Vì vậy, người bệnh cần thật cẩn trọng trong quá trình điều trị. Nếu cơ thể xảy ra các kích ứng với thuốc, bệnh nhân nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để xử lý kịp thời.

Khắc phục loãng xương bằng Đông y

Trong Đông y cũng có rất nhiều bài thuốc giúp người bệnh điều trị chứng loãng xương, tăng khả năng hấp thụ các vitamin cùng khoáng chất thiết yếu cho xương. Nguyên liệu được sử dụng đều là các vị thuốc quý từ thiên nhiên, phù hợp với nhiều đối tượng bệnh nhân. 

Người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc trị bệnh sau:

Bài thuốc 1

Các vị thuốc được sử dụng: Nhân sâm, hoài sơn, trích thảo, kỷ tử, đỗ trọng, bạch truật, thục địa, phụ tử, cốt toái bổ, nhục quế, sơn thù.

Cách sử dụng:

  • Bệnh nhân mang tất cả các vị thuốc sắc cùng 1,5 lít nước. Phần thuốc thu về còn khoảng 3 chén nhỏ. 
  • Mỗi ngày, người bệnh uống 3 bữa thuốc, thuốc nên sử dụng trước bữa ăn tối thiểu 30 phút để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Bài thuốc 2

Các vị thuốc được sử dụng: Hắc táo nhân, hoài sơn, quy bản, khởi tử, bạch linh, viễn chí, trạch tả, cam thảo, sơn thù, đại táo, đan bì, đương quy.

Cách sử dụng:

  • Các bạn sắc thuốc cùng 1200 – 1500ml nước, khi thuốc cạn còn khoảng 300ml, người bệnh có thể chắt ra để sử dụng.
  • Mỗi ngày, bệnh nhân bị loãng xương chia thuốc thành 3 phần để uống trước các bữa ăn. Thuốc sử dụng kiên trì sẽ đem đến hiệu quả cải thiện bệnh rõ rệt.
Đông y điều trị loãng xương như thế nào
Đông y điều trị loãng xương như thế nào

Bài thuốc 3

Các vị thuốc được sử dụng: Ngũ linh chi, quy bản, hương phụ, quy đầu, mộc dược, khương hoạt, ngưu tất, tục đoạn, xuyên khung, cốt toái bổ.

Cách sử dụng:

  • Chúng ta sắc thuốc với 6 – 7 bát nước. Thuốc sắc trên bếp với lửa nhỏ cho đến khi cạn còn ½ lượng nước ban đầu.
  • Người bệnh chắt thuốc và chia thành 3 – 4 bữa nhỏ để sử dụng trong ngày. Bệnh nhân uống thuốc trước mỗi bữa ăn khoảng 30 phút và không để thuốc sang ngày hôm sau sử dụng tiếp.

Bài thuốc 4

Các vị thuốc được sử dụng: Tiểu hồi, nhân sâm, sinh địa, đỗ trọng, ngưu tất, trích thảo, phục linh, trần bì, quy đầu, thục địa, hoàng bá.

Cách sử dụng;

  • Người bệnh cho thuốc vào ấm hoặc nồi sắc thuốc với 1000ml nước. Thuốc sắc cho đến khi chuyển màu đậm và lượng nước còn khoảng 2 bát nhỏ.
  • Hàng ngày, bệnh nhân chia thuốc làm 3 phần bằng nhau để uống. Sau một thời gian kiên trì sử dụng, bệnh sẽ được cải thiện khá nhiều.

Người bệnh nên tìm hiểu kỹ các trung tâm Đông y uy tín để đến thăm khám và được kê đơn thuốc. Do thuốc được sử dụng hoàn toàn thảo dược tự nhiên nên cần có thời gian để phát huy hết công dụng. Người bệnh khi uống thuốc Đông y cần kiên trì để đạt được hiệu quả như mong đợi.  

Người bệnh nên ăn gì, kiêng gì khi bị loãng xương?

Ngoài việc sử dụng thuốc điều trị để cải thiện bệnh, người bệnh cũng cần quan tâm đến các thực phẩm bạn sử dụng hàng ngày. Chế độ ăn uống có mối liên hệ mật thiết với chứng loãng xương và nhiều bệnh lý khác. Vì vậy, người bệnh cần chú trọng hơn trong việc chọn lựa thực phẩm.

Những thực phẩm người bị loãng xương nên sử dụng:

  • Sữa, chế phẩm của sữa: Sữa là thức uống đem lại nhiều dinh dưỡng, sữa có hàm lượng canxi cao, rất cần thiết cho người bị loãng xương. Người bệnh uống sữa mỗi ngày đồng nghĩa cung cấp cho cơ thể đến 60% lượng canxi cần bổ sung. Bạn có thể sử dụng xen kẽ thêm phô mai, bánh sữa và sữa chua hàng ngày.
  • Các loại hải sản: Hải sản thuộc nhóm các thực phẩm quan trọng cho người bệnh bị loãng, giòn xương. Hải sản chứa nhiều đạm, canxi và các khoáng chất quan trọng để củng cố xương chắc khỏe và bổ sung dưỡng chất cho cơ thể.
Thực phẩm được chuyên gia khuyến khích bệnh nhân sử dụng
Thực phẩm được chuyên gia khuyến khích bệnh nhân sử dụng
  • Trứng gà: Trong trứng gà có nhiều vitamin D và canxi, các bác sĩ khuyến khích bệnh nhân nên kết hợp trứng gà vào các bữa ăn để cung cấp dưỡng chất cho xương khớp. Người bệnh có thể chế biến trứng thành các món hấp, rán, kho đều đạt được hiệu quả tương tự.
  • Rau củ quả: Đây là nhóm thực phẩm mà bất cứ ai cũng cần bổ sung mỗi ngày. Rau củ quả chứa các thành phần dinh dưỡng tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho người bệnh. Với người bệnh đang bị giảm mật độ xương, các bạn nên đặc biệt tăng cường sử dụng bông cải xanh, bắp cải và các loại nước ép trái cây.

Những thực phẩm người bệnh cần tránh sử dụng:

Nhiều người bệnh chưa biết rằng, có một số nhóm thực phẩm khi bổ sung vào cơ thể có khả năng làm bệnh tình của bạn trở nên nghiêm trọng hơn. Để hạn chế chứng loãng xương ngày càng nặng, người bệnh chú ý không sử dụng các thực phẩm sau:

  • Đồ ăn có chứa nhiều muối: Các chuyên gia dinh dưỡng vẫn luôn đưa ra khuyến cáo cho người bệnh không nên sử dụng đồ ăn có nhiều muối. Muối trong cơ thể tăng cao là nguyên nhân khiến canxi bị đào thải nhiều. Canxi càng giảm sẽ làm các khu vực xương bị loãng mở rộng, xương càng giòn và yếu hơn.
  • Thực phẩm quá nhiều đường: Đường là chất gây ức chế tới quá trình hấp thụ canxi trong cơ thể chúng ta. Bởi đường làm sụt giảm lượng photpho, trong khi đó, photpho là yếu tố tăng cường sự hấp thụ canxi của cơ thể. Vậy nên người bệnh tránh sử dụng đồ ăn ngọt hay thêm đường làm gia vị chế biến món ăn.
Đồ ăn người bệnh cần hạn chế khi bị loãng xương
Đồ ăn người bệnh cần hạn chế khi bị loãng xương
  • Đồ uống chứa cồn và cafein: Đây là các chất kích thích tác động xấu tới chứng bệnh loãng xương. Hai nhóm chất này đẩy canxi ra khỏi cơ thể, làm giảm mật độ xương và gián đoạn quá trình hồi phục của các bệnh nhân.
  • Một số thực phẩm chứa chất có khả năng gây viêm: Trong cà tím, ớt chuông hay nấm có chứa một vài hoạt chất gây viêm xương. Người bệnh sử dụng các thực phẩm này thường xuyên sẽ khiến bệnh tình thêm trầm trọng, việc chữa trị gặp thêm rất nhiều khó khăn.

Phương pháp phòng ngừa nguy cơ loãng xương hiệu quả

Xương bị giòn, loãng làm người bệnh gặp nhiều khó khăn khi lao động, vận động hàng ngày. Các bác sĩ cho biết, chúng ta hoàn toàn có thể tránh khỏi chứng bệnh này nếu phòng ngừa đúng cách.

Vậy mỗi người cần làm gì để ngăn ngừa bệnh?

  • Tập thể dục thường xuyên là phương pháp giúp cho xương khớp khỏe mạnh rất hiệu quả. Các bài tập căng duỗi của yoga, dưỡng sinh, hay đi bộ giúp xương tăng mật độ. Tuy vậy, các bạn cần chú ý không tập luyện với cường độ cao hay tập luyện quá sức.
  • Chúng ta cần có chế độ ăn uống khoa học, đủ chất mỗi ngày để phòng ngừa các bệnh về xương khớp và nhiều chứng bệnh khác. Đặc biệt, canxi là khoáng chất quan trọng cần được bổ sung đầy đủ. Cơ thể được cung cấp dưỡng chất sẽ tăng cường khả năng chống chọi với bệnh tật tốt hơn.
  • Để phòng ngừa tình trạng xương giảm chất lượng và mật độ, các bạn nên tắm nắng vào mỗi buổi sáng sớm. Nắng buổi sớm có tác dụng giúp các tiền vitamin D3 dưới da chuyển hóa thành vitamin D3 và hấp thụ vào mạch máu. Mỗi ngày, chúng ta chỉ cần tắm nắng khoảng 15 phút trong khoảng 6 – 9h sáng sẽ giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ vitamin D.
  • Nếu bạn có thói quen hút thuốc lá, hãy từ bỏ ngay từ bây giờ. Thuốc lá làm tăng nguy cơ loãng xương cao hơn 10 lần so với người không sử dụng. Hơn nữa, thuốc lá cũng làm người bệnh bị gãy xương khó hồi phục.
  • Mỗi người nên đi khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra tổng quát cơ thể, kịp thời phát hiện chứng loãng xương hay các bệnh lý khác. Phát hiện sớm sẽ giúp quá trình điều trị bệnh về sau dễ dàng hơn, người bệnh giảm được nhiều biến chứng nguy hiểm. 

Loãng xương là gì, nguyên nhân và cách điều trị bệnh ra sao đều đã được chúng tôi chia sẻ trong bài viết này. Việc phát hiện bệnh sớm và có cách điều trị bệnh kịp thời là rất cần thiết. Người bệnh không nên chủ quan trước những dấu hiệu bất thường của cơ thể và luôn tuân thủ theo những chỉ định từ bác sĩ để bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị bằng YHCT


Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan