Người mắc viêm đại tràng không thể tránh khỏi những âm thanh kỳ quái phát ra từ bụng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm đại tràng sôi bụng là gì và cách điều trị ra sao? Bạn đọc tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết được chia sử dưới đây.
Viêm đại tràng sôi bụng là gì? Bệnh có nguy hiểm không?
Viêm đại tràng sôi bụng là tình trạng viêm đại tràng kèm theo triệu chứng sôi bụng và nhiều dấu hiệu khác như đau âm ỉ vùng bụng dưới rốn hoặc đau từng cơn… Những biểu hiện này có xu hướng nặng thêm khi người bệnh ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ hoặc tinh thần stress kéo dài.
Không chỉ những cơn đau, tình trạng bụng sôi ùng ục làm phiền khổ chủ. Mà về lâu dài, bệnh sẽ làm gián đoạn sinh hoạt, công việc và có nhiều diễn biến khôn lường:
- Xuất huyết đại tràng: Đại tràng xuất huyết ồ ạt khi niêm mạc bị viêm loét nặng. Lớp lông nhung dần mỏng đi không còn bảo vệ được niêm mạc làm xuất huyết bất cứ lúc nào.
- Thủng đại tràng: Các vết loét ăn sâu mà không được can thiệp về lâu dài khiến đại tràng bị thủng. Biến chứng có thể gây mất mạng nếu xuất huyết quá nhiều.
- Vấn đề về đường ruột: Viêm đại tràng sôi bụng cũng làm rối loạn chức năng tiêu hóa. Người bệnh dễ gặp tình trạng tiêu chảy, táo bón thường xuyên.
- Ung thư đại tràng: Người bệnh viêm đại tràng không được chăm sóc khoa học sẽ kích hoạt tế bào ung thư phát triển. Đây là biến chứng nguy hiểm số 1 của người bệnh viêm đại tràng.
Nguyên nhân và dấu hiệu viêm đại tràng sôi bụng
Nhiều nguyên nhân khiến bụng của bạn “biểu tình” bằng những tiếng sôi bụng khó chịu. Viêm đại tràng sôi bụng có thể xuất phát từ bệnh lý hoặc do tác dụng của thuốc điều trị, quá trình tiêu hóa thức ăn. Một trong những lý do như:
Bệnh lý đường ruột
Sôi bụng đại tràng xảy ra do các bệnh lý về đường ruột như viêm ruột, viêm đại tràng co thắt… Khi đó niêm mạc bị kích thích dẫn đến tình trạng nhu động ruột tăng cường co bóp mạnh mẽ sẽ phát ra những tiếng kêu kỳ quái. Khi tiếng kêu không cần sự trợ giúp của ống nghe mà vẫn nghe rõ thì viêm đại tràng co thắt đã ở tình trạng nặng.
Lạm dùng thuốc kháng sinh
Viêm đại tràng sôi bụng cũng có thể là lạm dụng các loại thuốc. Người mắc viêm đại tràng thường được kê đơn các loại thuốc điều trị triệu chứng táo bón, nhiễm khuẩn, đầy hơi… Tác dụng phụ của thuốc cũng là tác nhân khiến nhu động ruột gia tăng và gây ra tiếng sôi bụng.
Mất cân bằng vi sinh đường ruột
Bệnh lý có thể xuất phát từ việc mất cân bằng vi khuẩn đường ruột. Niêm mạc càng bị tấn công mạnh bởi hại khuẩn làm các vết viêm loét dần hình thành. Bệnh trở nặng hơn có thể dẫn đến sưng phù, áp xe.
Thói quen xấu trong dinh dưỡng, sinh hoạt
Do thói quen ăn uống và sinh hoạt mà niêm mạc đại tràng bị tàn phá. Nhất là khi người bệnh dùng quá nhiều đồ ăn cay nóng, chất kích thích, rượu bia. Bên cạnh đó, thức khuya vô tình làm đại tràng hoạt động quá công suất, co bóp liên tục cũng gây tổn thương, viêm loét.
Ảnh hưởng của tâm lý
Nghiên cứu cho thấy yếu tố tâm lý cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến bệnh viêm đại tràng. Người stress, lo âu, bồn chồn, hay cáu gắt có thể làm cơn đau đại tràng trầm trọng hơn.
Khám phá nguyên nhân sôi bụng khi viêm đại tràng sẽ là cơ sở để người bệnh chữa trị sớm và hiệu quả nhất. Nhưng trước tiên bạn có thể tự bắt bệnh tại nhà bằng những biểu hiện dưới đây:
- Đau bụng âm ỉ vùng dưới rốn liên tục. Triệu chứng đau gia tăng sau khi dùng bữa và khi buồn đi đại tiện.
- Người bệnh mắc rối loạn tiêu hóa liên tiếp, lúc tiêu chảy, lúc táo bón.
- Bụng phát tiếng sôi liên tục, đặc biệt về đêm tiếng kêu càng tăng.
- Bụng căng chướng, đầy hơi khó chịu, toàn bộ phần bụng đau âm ỉ.
- Người mệt mỏi, ăn không ngon, mất ngủ và sụt cân nhanh không rõ nguyên do.
Biện pháp điều trị viêm đại tràng sôi bụng
Lớp niêm mạc đại tràng bị viêm mà không được “cứu cánh” kịp thời dễ trở nặng thành mãn tính thậm chí ác tính khó chữa trị. Những triệu chứng âm ỉ bám theo khiến người bệnh gặp phiền toái, khó chịu. Để “xóa sổ” tình trạng này, người bệnh có thể kết hợp các giải pháp Tây y, Đông y. Bên cạnh đó, một số lưu ý về chế độ ăn uống và nghỉ ngơi người bệnh không được coi thường.
Thuốc Tây chữa viêm đại tràng sôi bụng
Khi đã biết rõ nguyên nhân sôi bụng từ viêm đại tràng, người bệnh mới được kê thuốc Tây để điều trị. Các loại thuốc thường dùng nhất bao gồm:
- Thuốc cải thiện rối loạn tiêu hóa Ciprofloxacin.
- Thuốc trị tiêu chảy: Loperamide, Vinacode.
- Thuốc chống co thắt: Spasmaverine, Actapulgite, Pepto-Bismol.
- Thuốc giảm đầy hơi: Beano, Gas – X, Simethicone, Carbophos.
Người bệnh cần chú ý đến tác dụng phụ của thuốc tây trong quá trình chữa trị viêm đại tràng sôi bụng. Dù có tác dụng chấm dứt biểu hiện nhanh chóng nhưng người bệnh dùng thuốc tây dễ bị tái phát bệnh. Hơn nữa, thuốc cũng có tác động nhất định đến các cơ quan nội tạng quan trọng như gan, thận hay dạ dày.
Mẹo dân gian giảm sôi bụng khi viêm đại tràng
Những mẹo dân gian người bệnh có thể áp dụng ngay tại nhà khá hiệu quả để loại nhanh tiếng sôi bụng và các biểu hiện bệnh. Đặc biệt, những giải pháp này hoàn toàn miễn phí và đơn giản để thực hiện.
Chườm nóng bụng
Chườm nóng bụng là giải pháp hiệu nghiệm để bạn giảm những tiếng sôi ùng ục. Tác dụng nhiệt sẽ kích thích đến các tế bào thần kinh dưới bụng. Người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu hơn vì triệu chứng sôi bụng và đau bụng giảm hẳn.
Người bệnh bụng dùng túi chườm nóng chuyên dụng hoặc lọ thủy tinh đựng nước ấm để chườm lên vùng bụng dưới rốn. Áp dụng liệu pháp mỗi ngày 1 – 2 lần kéo dài 5-7 phút người bệnh sẽ thoải mái hơn hẳn.
Massage vùng bụng
Những triệu chứng sôi bụng khó chịu sẽ thuyên giảm ít nhiều nếu được massage bụng mỗi ngày. Mẹo nhỏ này không những làm giảm tiếng sôi bụng do viêm đại tràng mà còn giúp người bệnh dễ chịu hơn.
Trước tiên, bạn hãy xoa tay để làm ấm hoặc dùng dầu nóng rồi xoa bụng theo chiều kim đồng hồ. Người bệnh massage nhẹ nhàng vùng dưới rốn trước sau đó mở rộng ra vùng lân cận.
Chữa viêm đại tràng sôi bụng bằng thuốc Đông y
Ưu điểm tuyệt vời từ những bài thuốc Đông y là độ lành tính cho sức khỏe và tiết kiệm chi phí cho người bệnh. Vì thế, giải pháp từ Đông y gia truyền rất được nhiều bệnh nhân tin tưởng sử dụng. Trong đó, bài thuốc từ nha đam và lá ổi đều là những nguyên liệu dễ kiếm, ít tốn kém.
Bài thuốc điều trị từ cây nha đam
Nha đam là vị thuốc có tính mát nên rất thích hợp để giải độc, nhuận tràng. Đặc biệt, lớp keo trong suốt của nha đam có khả năng kháng khuẩn mạnh. Khi đi vào đại tràng, niêm mạc có ổ viêm sẽ được làm lành và tiêu viêm hiệu quả.
Bài thuốc được tiến hành nhanh chóng sau vài phút chuẩn bị:
- Người dùng lấy lá nha đam tươi rửa qua nước muối loãng.
- Loại bỏ phần vỏ bên ngoài, chỉ lấy phần gel trong suốt.
- Bỏ nha đam vào máy xay nhỏ cùng 500ml mật ong nguyên chất.
Người bệnh dùng hỗn hợp này để điều trị bệnh khoảng 2 – 3 lần mỗi ngày. Vì tính tẩy mạnh của nha đam nên người bệnh đang mang thai hoặc tiêu chảy không sử dụng.
Bài thuốc điều trị từ lá ổi
Đông y có ghi chép lại tính đắng, ấm của lá ổi có công dụng tăng cường tuần hoàn máu, giải độc, chống viêm rất hiệu quả. Máu được kích thích lưu thông đến niêm mạc đại tràng sẽ giúp làm lành vết thương nhanh hơn. Tính kháng khuẩn của lá ổi giúp niêm mạc củng cố lợi khuẩn. Đồng thời, vi khuẩn gây hại cũng được giảm hẳn. Sau đây là cách dùng nguyên liệu có sẵn trong vườn nhà để tiết kiệm chi phí mà vẫn chữa bệnh hiệu quả:
- Búp ổi non ngâm nước muối loãng rồi để ráo.
- Đem búp ổi phơi khô rồi tán thành bột mịn.
- Dùng 6g bột mịn xay từ búp ổi pha với 200ml nước ấm rồi dùng.
Duy trì bài thuốc từ búp ổi mỗi ngày 2 lần để tình trạng sôi bụng được cải thiện.
Lời khuyên của chuyên gia khi bị viêm đại tràng sôi bụng
Viêm đại tràng đi kèm triệu chứng sôi bụng có thể xuất phát từ những thói quen sinh hoạt. Khi lâm vào tình cảnh sôi bụng liên tục do viêm đại tràng, người bệnh hãy ghi nhớ và áp dụng những lời khuyên dưới đây:
- Tránh thức ăn gia tăng đầy hơi: Hành tỏi, súp lơ, cải bắp, cải xoong, các loại bánh làm từ bột mì lên men…
- Tránh đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ đông lạnh, đóng hộp.
- Tránh chất kích thích, cà phê, thuốc lá, bia rượu.
- Bổ sung rau xanh chống đầy hơi, ăn các loại hoa quả tươi hoặc sữa chua để cải thiện chức năng đường ruột.
- Giảm thức ăn có vị chua, nhiều axit như cam, chanh, bưởi…
- Ăn chậm, nhai kỹ thức ăn để ngăn ngừa không khí đi vào dạ dày gây đầy hơi, sôi bụng.
- Đi lại nhẹ nhàng sau bữa ăn sẽ giúp cơ quan tiêu hóa trong đó có đại tràng làm việc tốt hơn.
- Đừng để tâm lý stress, tránh thức khuya, ngủ nghỉ thiếu khoa học.
Hy vọng những thông tin về bệnh viêm đại tràng sôi bụng trên đây đã giúp bạn có cái nhìn sâu hơn. Chỉ cần bạn chu quan, tình trạng sôi bụng đại tràng có thể gia tăng và để lại biến chứng nặng nề hơn. Vì thế, người bệnh hãy áp dụng những mẹo nhỏ, bài thuốc hay để sớm phục hồi sức khỏe.
Đừng bỏ lỡ
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!