Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Viêm khớp phản ứng là tình trạng xảy ra do nhiễm trùng một bộ phận khác trong cơ thể, chủ yếu là nhiễm khuẩn tiết niệu sinh dục, hô hấp, tiêu hóa. Bệnh thường gặp ở lứa tuổi trẻ và gây ảnh hưởng đến các khớp cả đầu gối, mắt cá chân, bàn chân.

Tổng quan về bệnh viêm khớp phản ứng

Để phòng ngừa và điều trị bệnh viêm khớp phản ứng hiệu quả, người bệnh cần nắm rõ những thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và cách chẩn đoán bệnh.

Viêm khớp phản ứng là gì?

Viêm khớp phản ứng (hay còn được gọi là hội chứng Reiter), là một bệnh lý về xương khớp ít gặp. Trung bình cứ 100.000 người thì có khoảng 30 người mắc phải căn bệnh này. Ở một số người bệnh triệu chứng của bệnh xuất hiện và kéo dài trong vòng 12 tháng rồi biến mất.

Viêm khớp phản ứng là một bệnh lý về xương khớp ít gặp
Viêm khớp phản ứng là một bệnh lý về xương khớp ít gặp

Bệnh viêm khớp phản ứng xảy ra khi một cơ quan nào đó trong cơ thể bị nhiễm trùng kéo dài như: nhiễm khuẩn tiết niệu sinh dục, nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa,… Bệnh gây ra những tổn thương ở các cơ quan khác như vùng xương khớp ở đầu gối, các khớp ở mắt cá chân, bàn chân.

Bên cạnh đó, bệnh viêm khớp phản ứng cũng có thể gây ra những ảnh hưởng đến các cơ quan khác như niệu đạo, kết mạc, cầu thận, đại tràng,…

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng viêm khớp phản ứng chỉ yếu là do cơ thể bị nhiễm khuẩn. Trong đó vi khuẩn Chlamylia lây qua đường tình dục chính là nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất. Ngoài ra, loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm hoặc viêm ruột cũng là nguyên nhân gây ra bệnh lý này như: Vi khuẩn Salmonella, Shigella, Yersinia, Campylobacter.

Triệu chứng của bệnh

Các triệu chứng của bệnh viêm khớp phản ứng thường xuất hiện sau khi cơ thể bị nhiễm trùng từ 1-3 tuần. Khi đó, người bệnh sẽ có một số biểu hiện như sau:

  • Khớp bị đau và cứng: Đây được xem là triệu chứng phổ biến nhất củ bệnh viêm khớp phản ứng. Tình trạng này thường xuất hiện ở khớp gối, khớp bàn chân, mắt cá chân. Đôi khi những cơn đau cứng khớp có thể xảy ra ở lung, mông và gót chân.
  • Tiểu tiện nhiều: Khi bị viêm khớp phản ứng, tần suất đi tiểu tiện của người bệnh sẽ tăng lên. Khi tiểu tiện người bệnh thấy cảm giác khó chịu, cơ thể nóng bức, bồn chồn. Đối với nam giới, khi tiểu tiện có thể gặp phải tình trạng dương vật bị chảy ra chất không phải nước tiểu nhưng cũng không chứa vi khuẩn trong đó.
  • Phản ứng ở mắt: Người bệnh có thể gặp phải một số hiện tượng như đỏ mắt, ngứa mắt, viêm ở mắt,…
  • Phù chân tay: Một số người bệnh có thể xuất hiện tình trạng ngón chân, ngón tay bị sưng phù.
  • Một số triệu chứng khác: Người bị viêm khớp phản ứng có thể gặp phải những triệu chứng khác như: Cơ thể mệt mỏi, sốt nhẹc, lở miệng lưỡi, đau cơ, cứng khớp, nổi mụn ở dương vật, phát ban ở lòng bàn chân, khó di chuyển và vận động ở trẻ nhỏ.

Tùy vào tình trạng bệnh và cơ địa của từng người mà những triệu chứng trên sẽ xuất hiện theo mức độ nặng nhẹ khác nhau. Người bệnh khi phát hiện cơ thể có những dấu hiệu bất thường cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám kỹ lưỡng.

Viêm khớp phản ứng lây nhiễm qua đường nào?

Về lý thuyết, viêm khớp phản ứng không phải là một căn bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên bệnh do các vi khuẩn gây ra và có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác thông qua những con đường khác nhau như: Quan hệ tình dục không an toàn, sử dụng các loại thực phẩm bẩn, không đảm bảo vệ sinh hoặc có tiếp xúc với người đã từng hoặc đang bị bệnh viêm khớp phản ứng.

Bệnh có khả năng di truyền và lây nhiễm qua đường tình dục
Bệnh có khả năng di truyền và lây nhiễm qua đường tình dục

Đối tượng dễ bị viêm khớp phản ứng

Ai cũng có thể mắc phải căn bệnh này, tuy nhiên nam giới trong độ tuổi từ 20-40 là những người có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Ngoài ra còn rất nhiều yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm khớp phản ứng, cụ thể như:

  • Giới tính: Nam giới thường có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp phản ứng cao hơn nữ giới.
  • Di truyền: Con cái có khả năng di truyền căn bệnh này từ cha mẹ.
  • Những người có kháng nguyên bạch cầu HLA-B27 thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường. Ngược lại người không có kháng nguyên này sẽ không bị mắc bệnh.
  • Tuổi tác: Bệnh xảy ra nhiều nhất trong độ tuổi từ 20 – 40.

Chẩn đoán và điều trị bệnh viêm khớp phản ứng

Viêm khớp phản ứng tuy không phải là căn bệnh nguy hiểm nhưng lại kéo dài dai dẳng và dễ tái phát. Bệnh gây ra những triệu chứng khó chịu cho sức khỏe của con người nên việc chẩn đoán và điều trị sớm bệnh là điều cần thiết.

Các phương pháp chẩn đoán bệnh

Các phương pháp chân đoán bệnh sẽ giúp bác sĩ nắm rõ được tình trạng bệnh của bệnh nhân đang ở mức độ nào.

Áp dụng phương pháp chẩn đoán của Amor (1983)

  • Người bệnh bị viêm vô khuẩn một hoặc một vài khớp không đối xứng.
  • Người bệnh bị tiêu chảy hoặc kiết lị.
  • Người bệnh bị viêm màng tiếp hợp mắt.
  • Người bệnh bị viêm niệu, viêm cổ tử cung.
  • Người bệnh bị viêm loét trợt niêm mạc da
  • Người bệnh có cơ địa HLA-B27 (+) hoặc có trong gia đình có người bị viêm cột sống dính khớp.
  • Khi tiến hành xét nghiệm phát hiện được các tác nhân gây bệnh trực tiếp hoặc gián tiếp.

Bệnh nhân nào có 4/7 dấu hiệu trên đồng nghĩa với việc người đó đã bị bệnh viêm khớp phản ứng.

Tiêu chuẩn chẩn đoán của nhóm bệnh lý cột sống thể huyết thanh âm tính Châu Âu (1990)

  • Người bệnh có triệu chứng đau viêm cột sống, viêm mạc hoạt dịch khớp.
  • Người đã hoặc đang bị bệnh viêm khớp vẩy nến.
  • Người bệnh bị bệnh lý ruột
  • Người bệnh xuất hiện triệu chứng đau vùng chậu hông
  • Bệnh lý phần mềm quanh khớp
  • Người bệnh từng bị viêm vùng chậu
  • Người bệnh từng bị viêm niệu đạo sinh dục
  • Trong gia đình có cha mẹ từng bị bệnh viêm cột sống dính khớp.
Xét nghiệm dịch khớp gối để biết được tình trạng của bệnh
Xét nghiệm dịch khớp gối để biết được tình trạng của bệnh

Thể đặc biệt của viêm khớp phản ứng

  • Viêm khớp nhiễm khuẩn: Viêm ở một khớp, xem xét tình trạng nhiễm khuẩn, xét nghiệm dịch khớp, cấy máu,…
  • Bệnh gout: Viêm khớp cấp tính, bệnh tiến triển từng đợt, đáp ứng với colchicin,…
  • Viêm khớp dạng thấp thể một khớp: Bệnh thường gặp ở nữ giới ở độ tuổi trung niên, bệnh tiến triển từng đợt, yếu tố dạng thấp dương tính,…
  • Viêm khớp trong các bệnh suy giảm hệ miễn dịch: Người bệnh có thể trạng suy kiệt, dương tính với HIV, từng sử dụng ma túy,..

Bên cạnh đó, người bệnh sẽ được tiến hành làm các xét nghiệm khác như:

  • Xét nghiệm máu: Việc xét nghiệm máu sẽ giúp các bác sĩ xác định được nhiều vấn đề như: Tình trạng nhiễm trùng, tỷ lệ máu lắng cao hay thấp (những người bị viêm khớp phản ứng thường có tỷ lệ máu lắng cao), đồng thời đánh dấu yếu tố di truyền.
  • Kiểm tra dịch: Bác sĩ sẽ lấy mẫu chất lỏng từ phần bị ảnh hưởng sau đó xem đi thử nghiệm. Nếu nhiễm trùng được tìm thấy trong dịch khớp chứng tỏ vùng khớp đã bị nhiễm khuẩn, có thể dẫn đến tổn thương khớp nghiêm trọng. Nếu xuất hiện tinh thể acid uric trong dịch khớp chứng tỏ người bệnh có thể bị gout.
  • Kiểm tra hình ảnh: Chụp X-quang các khớp xương giúp bạn biết được liệu có bất kỳ dấu hiệu đặc trưng nào của viêm khớp phản ứng như: Mô mềm sưng, canxi nơi gân bám vào xương và tổn thương sụn hay không.
  • Các xét nghiệm dịch cơ thể khác: Một số xét nghiệm khác cũng được bác sĩ tiến hành như xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm phân, xét nghiệm chất nhầy trong cổ họng và dịch tiết ở bộ phận sinh dục.
Người bệnh có thể thực hiện các xét nghiệm khác nhau để chẩn đoán bệnh
Người bệnh có thể thực hiện các xét nghiệm khác nhau để chẩn đoán bệnh

Các phương pháp điều trị bệnh

Hiện nay có 2 phương pháp điều trị viêm khớp phản ứng phổ biến nhất đó là sử dụng thuốc và tập vật lý trị liệu.

Sử dụng thuốc để điều trị

Một số loại thuốc được dùng trong điều trị viêm khớp phản ứng có thể kể đến như:

1. Thuốc giảm đau

Có thể sử dụng một trong các thuốc giảm đau như sai:

  • Acetaminophen (Paracetamol, Dolodon, Tylenol, …) 0,5g x 2-4 viên sử dụng trong vòng 24 giờ.
  • Floctafenin (Idarac) 200mg x 2 viên sử dụng trong vòng 24 giờ.

2. Thuốc chống viêm không steroid

Một số loại thuốc chống viêm không steroid được các bác sĩ ưu tiên sử dụng như:

  • Diclofenac (Voltaren) viên 50mg, mỗi ngày uống 2 viên, hoặc viên 75mg, mỗi ngày uống 1 viên sau khi ăn no. Có thể sử dụng dạng tiêm 75mg/ngày trong 2-3 ngày đầu nếu bệnh nhân đau nhiều, sau đó chuyển sang đường uống.
  • Meloxicam (Mobic) viên 7,5mg, mỗi ngày uống 2 viên sau ăn no hoặc tiêm 15mg/ngày trong 2-3 ngày đầu nếu bệnh nhân đau nhiều, sau đó chuyển sang đường uống.
  • Piroxicam (Felden) dạng viên hoặc dạng ống 20mg, uống mỗi ngày 1 viên sau ăn no hoặc sử dụng đường tiêm mỗi ngày 1 ống trong 2-3 ngày đầu, sau đó chuyển sang đường uống.
  • Celecoxib (Celebrex) viên 200mg, uống 1-2 viên/ngày sau ăn no. Không nên dùng cho bệnh nhân bị các bệnh về tim mạch hoặc người cao tuổi.

Người bệnh khi sử dụng những loại thuốc này cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không kết hợp các loại thuốc với nhau bởi có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn như bị đau dạ dày, buồn nôn, mệt mỏi, tiêu chảy, suy thận,…

Một số loại thuốc kháng sinh có tác dụng kiểm soát các triệu chứng của bệnh viêm khớp phản ứng
Một số loại thuốc kháng sinh có tác dụng kiểm soát các triệu chứng của bệnh viêm khớp phản ứng

3. Thuốc tác dụng chậm

Những loại thuốc tác dụng chậm có thể dùng lâu dài như:

  • Sulfasalazin (Salazopyrin): 1000-2000mg/24 giờ, sử dụng liên tục trong vòng 1-3 tháng.
    Methotrexat: 7,5-20mg/tuần, điều trị kéo dài từ 1-3 tháng trong trường hợp viêm khớp và tổn thương khớp nghiêm trọng.
  • Infliximab (Remicade): Đây là thuốc ức chế yếu tố hoại tử u TNF alpha, loại thuốc này được chỉ định sử dụng trong trường hợp bị tổn thương khớp nặng hoặc sử dụng các loại thuốc chống viêm không steroid và corticoid không có hiệu quả.

4. Thuốc corticoid

Các loại thuốc corticoid được sử dụng phổ biến hiện nay đó là:

  • Corticoid: Sử dụng thuốc corticoid toàn thân trong trường hợp bệnh tiến triển nặng không đáp ứng với các thuốc chống viêm không steroid. Liều lượng sử dụng 1-1,5mg/kg/24 giờ và giảm dần theo tình trạng sức khỏe của người bệnh. Chỉ sử dụng corticoid toàn thân trong thời gian ngắn, khi bệnh đã được kiểm soát thì chuyển sang uống thuốc chống viêm không sterroid.
  • Điều trị corticoid tại chỗ: Thuốc được dùng để tiêm khớp, tiêm các điểm bám gân (hydrocortison acetat, Depo-medrol, Diprospan, …).
  • Kháng sinh: tetracyclin (0,5 x 4 viên/ngày), doxycyclin (100mg x 4-6 viên/ngày), quinolon (0,5 x 1-2 viên/ngày) được dùng kéo dài tới 1-3 tháng. Những loại thuốc này chỉ sử dụng khi xác định được nguyên nhân gây bệnh, tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu sinh dục.

Tập vật lý trị liệu

Bên cạnh việc sử dụng thuốc chữa viêm khớp phản ứng, người bệnh cũng có thể kết hợp với các bài tập vật lý trị liệu để giúp bệnh nhanh được cải thiện. Bác sĩ có thể chỉ định liệu pháp vật lý trị liệu kết hợp với các bài tập cụ thể cho từng phần xương khớp và cơ bắp.

Tăng cường luyện tập theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để tăng sự linh hoạt cho các cơ quanh khớp bị ảnh hưởng, tăng hỗ trợ khớp và làm giảm độ cứng của xương khớp.

Người bệnh có thể thực hiện các bài tập vật lý trị liệu để giúp khớp gối được linh hoạt hơn
Người bệnh có thể thực hiện các bài tập vật lý trị liệu để giúp khớp gối được linh hoạt hơn

Phòng bệnh viêm khớp phản ứng

Để phòng ngừa bệnh viêm khớp phản ứng người bệnh cần nghiêm chỉnh thực hiện các vấn đề như sau:

  • Hạn chế tiếp xúc với các vi khuẩn có thể dẫn đến viêm khớp phản ứng.
  • Sử dụng thực phẩm sạch, được nấu chín đúng cách để tránh bị nhiễm các loại vi khuẩn như Salmonella, Yersinia, shigella và campylobacter.
  • Quan hệ tình dục an toàn để làm giảm nguy cơ mắc bệnh viêm khớp phản ứng.
  • Tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, thường xuyên tới tái khám để kiểm soát được tình hình bệnh.
  • Cần vệ sinh chân tay, răng miệng sạch sẽ hàng ngày.
  • Thường xuyên luyện tập thể thao khoảng 30-45 phút mỗi ngày để tăng cường sự dẻo dai và linh hoạt cho xương khớp.
  • Đi đứng, ngồi, nằm,… đúng tư thế.
  • Bổ sung nhiều loại thực phẩm tốt cho xương khớp như trứng, sữa, giá đỗ, nấm, các loại hạt, xương, cá hồi, bì lợn, rau xanh và trái cây tươi…
  • Sử dụng các miếng dán nóng, miếng dán lạnh trong trường hợp xương khớp bị đau, sưng viêm, co cứng,…

Bệnh viêm khớp phản ứng mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nếu để bệnh diễn biến lâu dài có thể khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc đi lại. Vì vậy để đảm bảo sức khỏe cho bản thân, ngay khi phát hiện cơ thể có những dấu hiệu bất thường, bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị sớm.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan
xoa-so-dau-vai-gay-nho-xoa-bop-bam-huyet-cham-cuu-tai-dong-phuong-y-phap
bac-si-tran-thi-huong-lan-tu-van-dau-vai-gay
lao cot song
loi-dia-dem-l5-s1
bai-tap-gai-cot-song
thuoc-gout-az
thoai-hoa-cot-song-nen-an-gi-kieng-gi
chua-thoai-hoa-dot-song-co-bang-thuoc-nam