Suy thận có rất nhiều cách chữa khác nhau, trong đó, bấm huyệt chữa suy thận được coi là biện pháp đem đến hiệu quả rõ rệt. Biện pháp này đã được nền y học cổ truyền vận dụng từ rất xa xưa. Thông qua lực tác động của các ngón tay lên những huyệt quan trọng để cải thiện cho chức năng của thận. Có không ít bệnh nhân đã lựa chọn phương pháp này và cho thấy hiệu quả một cách rõ rệt.
Cách bấm huyệt chữa suy thận là gì?
Bấm huyệt chính là hướng điều trị cho người bệnh suy thận theo Đông y, không cần sử dụng các loại thuốc. Biện pháp này chủ yếu tận dụng nguồn lực từ các ngón tay cùng các kỹ thuật giúp ấn để tác động vào những huyệt đạo liên quan. Bệnh nhân qua đó có thể loại bỏ tốt những triệu chứng của bệnh suy thận.
Khí sử dụng lực ở mức vừa phải để ấn vào các huyệt đạo, người bệnh sẽ đạt được hiệu quả kinh mạch được đả thông, lưu thông khí huyết, giảm thiểu tình trạng ứ trệ. Các biểu hiện của bệnh suy thận cũng có chuyển biến rõ rệt. Tuy nhiên, bấm huyệt không phải là cách điều trị áp dụng riêng biệt, vẫn cần kết hợp thêm những phương pháp khác để bệnh nhân có thể khỏi hoàn toàn.
Phương pháp bấm huyệt có những ưu nhược điểm gì?
Bấm huyệt được đánh giá là cách điều trị đem đến hiệu quả cao, người bệnh đồng thời cũng đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Khi chúng ta thực hiện bấm huyệt theo đúng kỹ thuật, cùng với kết hợp những biện pháp điều trị tích cực khác sẽ có hiệu quả ở mức cao nhất. Nhưng nếu người bệnh thực hiện sai thao tác hoàn toàn có thể dẫn tới các tác dụng phụ và biến chứng gây hại cho sức khỏe.
Ưu điểm của cách bấm huyệt chữa suy thận
Có thể nói rằng, bấm huyệt điều trị bệnh suy thận là phương pháp đạt được rất nhiều ưu điểm nổi bật. Người bệnh kiên trì áp dụng các biện pháp này sẽ giúp cho thận nhanh chóng được phục hồi chức năng. Quá trình điều trị suy thận đạt được hiệu quả cao hơn. Bên cạnh đó, bấm huyệt còn là cách hỗ trợ cải thiện sinh lý rất tốt, giúp người bệnh nâng cao sức khỏe tổng thể.
Những công dụng cụ thể người bệnh sẽ đạt được gồm:
- Đem đến hiệu quả nhanh chóng và rõ rệt ngay ở lần bấm huyệt đầu tiên.
- Người bệnh không bị đau đớn hay tổn thương tại các bộ phận trên cơ thể.
- Phương pháp bấm huyệt được đánh giá có hiệu quả an toàn, không gây ra tình trạng nhờn thuốc khi người bệnh dùng thuốc đặc trị.
- Người bệnh cải thiện suy thận bằng bấm huyệt sẽ có nguy cơ tái phát tương đối thấp. Khí huyết cùng với kinh mạch luôn được duy trì ở mức ổn định.
- Người bị suy thận sẽ được giảm căng thẳng, tinh thần và cơ thể luôn được thư giãn bởi bấm huyệt giúp các kinh mạch được đả thông.
- Ngoài ra, bấm huyệt còn là phương pháp giúp hỗ trợ chữa trị nhiều bệnh lý và cũng rất tiết kiệm chi phí cho bệnh nhân.
Nhược điểm của cách bấm huyệt
Khi bạn tự bấm huyệt tại nhà, hoặc thực hiện bấm huyệt tại những nơi không có giấy phép hoạt động sẽ rất dễ bị ấn huyệt sai kỹ thuật. Tình trạng này không chỉ làm ảnh hưởng sức khỏe của người bệnh mà còn có thể gây ra biến chứng. Bên cạnh đó, khi thực hiện bấm huyệt, người bệnh khó tránh khỏi các biểu hiện như: Vị trí bấm huyệt bị đau nhức, tím và sưng. Ngoài ra còn có thể xuất hiện cảm giác buồn nôn nhẹ.
Chữa suy thận bằng bấm huyệt có hiệu quả tốt không?
Có thể nói rằng, bấm huyệt chính là giải pháp tối ưu đối với các bệnh nhân. Phương pháp vận dụng lực từ các ngón tay để tạo ra những lực vừa đủ lên các vị trí huyệt đạo. Người bệnh qua đó đạt khả năng đả thông cho kinh mạch, giảm triệu chứng suy thận.
Quá trình bấm huyệt sẽ yêu cầu người bấm có đôi tay khéo léo, có kinh nghiệm và thật sự am hiểu về các huyệt vị, kinh mạch. Vì không sử dụng thêm thuốc nên cách chữa này có tính an toàn cao. Khi các huyệt đạo trên cơ thể được khai thông sẽ làm tinh thần người bệnh thoải mái hơn, sức khỏe cũng có chuyển biến tích cực.
Duy trì cách bấm huyệt đều đặn và đúng phương pháp sẽ hỗ trợ đẩy lùi bệnh suy thận một cách đáng kể. Tuy nhiên, để đạt công dụng tối đa, chúng ta cần chú ý thêm tới chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt và vận động nhẹ nhàng.
Những huyệt đạo cần tác động khi chữa suy thận
Suy thận thường gây ra tình trạng tiểu nhiều về đêm, người bệnh bị mất ngủ, đau lưng mỏi gối, tóc bạc sớm và có hiện tượng yếu sinh lý. Khi bệnh bị kéo dài không có cách chữa trị sẽ chuyển thành bệnh mãn tính rất khó để chữa khỏi. Bấm huyệt tuy là hướng chữa trị đơn giản nhưng lại mang đến hiệu quả đáng kể. Những huyệt đạo được bấm gồm:
- Huyệt khí hải: Có vị trí nằm cách rốn khoảng 1,5cm. Công dụng là bổ thận, lưu thông khí huyết và ích nguyên.
- Huyệt thận du: Nằm tại vị trí của gai đốt sống thứ 2, ngang khoảng 1,5 thốn. Huyệt có tác dụng điều trị thận hư, liệt dương, di tinh và chứng mộng tinh.
- Huyệt dũng tuyền: Nằm ở ngay bàn chân, thuộc vùng lõm, cách khoảng đường nối giữa ngón chân thứ hai với giữa gót chân. Huyệt có công dụng điều hòa tâm lý cũng như phục hồi tình trạng sức khỏe cho người bệnh.
- Huyệt quan nguyên: Nằm bên dưới rốn với khoảng cách 3cm. Huyệt đạo này khi được bấm sẽ giúp điều hòa khí huyết rất hiệu quả.
- Huyệt thái khê: Có vị trí gần với mắt cá chân, thuộc vào vùng bờ lõm ở phía sau. Huyệt giúp thận tăng cường chức năng hoạt động và kiện gân cốt.
- Huyệt quang nguyên du: Huyệt nằm bên dưới đốt sống số 17 và chếch sang ngang. Huyệt được biết đến có công dụng chữa trị chứng đau lưng do suy thận, thận yếu.
- Huyệt tiểu trường du: Huyệt ở bên dưới gai đốt sống số 18 được vận dụng trong việc chữa bệnh đái rắt, đái buốt, đái dầm hay trĩ.
- Huyệt thứ liêu: Nằm ở phần giữa khu lõm giáp xương sống, thuộc lỗ hổng thứ hai. Y học bấm huyệt nhằm chữa bệnh liệt dương, mộng tinh, di tinh, đau lưng bị gây ra bởi thận.
- Huyệt hội dương: Huyệt nằm về phía hai bên xương cụt với tác dụng trị các chứng bệnh trĩ hoặc liệt dương do người bệnh bị suy thận.
Các bước bấm huyệt chữa suy thận
Phương pháp sẽ được thực hiện theo quy trình gồm có 5 bước. Người bệnh khi bước vào bấm huyệt cần để cho cơ thể được thả lỏng và tâm lý thoải mái sẽ giúp đạt hiệu quả cao nhất.
- Bước 1: Người bệnh thực hiện các bước thăm khám lâm sàng, thông qua hỏi các triệu chứng. Bác sĩ tiến hành bắt mạch và đưa ra chẩn đoán.
- Bước 2: Người bệnh được đưa ra kết luận về tình trạng bệnh cụ thể. Sau đó là tiến hành xây dựng phác đồ chữa trị một cách cụ thể nhất.
- Bước 3: Người bệnh nằm với tư thế thả lỏng cơ thể. Bác sĩ sẽ thực hiện các quy trình vệ sinh và sát khuẩn cho vùng da cần bấm huyệt. Xoa bóp vùng da có vị trí huyệt cần bấm. Đồng thời, định vị chính xác vị trí của huyệt đạo và bắt đầu bấm huyệt.
- Người bệnh bấm huyệt xong cần nằm theo dõi sức khỏe.
- Các bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng sức khỏe hiện tại của người bệnh và sắp xếp lịch tái khám.
Những lưu ý quan trọng khi chữa suy thận bằng bấm huyệt
Người bệnh cần lưu ý, việc chữa trị bằng bấm huyệt không thể chấm dứt bệnh hoàn toàn. Chúng ta vẫn cần kết hợp thêm những phương pháp điều trị tích cực khác. Trong quá trình bấm huyệt, bạn cũng cần lưu ý thêm những điều quan trọng sau:
- Khi bấm huyệt, cần kết hợp với xoa bóp để có thể tăng cường lưu thông tuần hoàn máu, đẩy lùi tình trạng ứ trệ ở các khu vực bị tổn thương.
- Với những trường hợp cần thiết người bệnh có thể kết hợp thêm châm cứu nhưng cần có sự chỉ định của các bác sĩ.
- Khi bấm huyệt, chúng ta cần xác định chuẩn xác vị trí của các huyệt đạo. Đồng thời cắt ngắn móng tay để quá trình bấm không làm mô mềm và da bị tổn thương.
- Người bệnh chỉ bấm huyệt khi tâm lý thật sự ổn định. Nếu bạn muốn tự bấm, cần đảm bảo nắm rõ kỹ thuật, đảm bảo an toàn.
- Ngoài ra, chúng ta cũng cần kết hợp luyện tập một số hoạt động nâng cao thể chất như: Tập gym, chạy, đi bộ để giúp cho quá trình chữa trị đạt kết quả tốt hơn.
- Với người đang mang thai, hay người có những vết thương hở, bị đông máu, người bị viêm ruột thừa, viêm vòi trứng vỡ,… Không áp dụng phương pháp chữa suy thận bằng bấm huyệt.
Như vậy, qua bài viết này, chúng tôi hy vọng bạn đọc đã hiểu rõ hơn về cách bấm huyệt chữa suy thận. Người bệnh nên tới các phòng khám, cơ sở uy tín để thực hiện bấm huyệt thay vì tự chữa tại nhà. Trong quá trình thực hiện, nếu thấy cơ thể có triệu chứng bất thường, bạn cần báo ngay với các bác sĩ để kịp thời xử lý.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!