Suy thận là tình trạng chức năng của thận bị suy giảm nghiêm trọng, thận không còn khả năng lọc máu, đào thảo độc tố chất cặn bã như ban đầu. Do đó, nếu suy thận ở mức độ nặng, người bệnh cần tiến hành lọc máu để đảm bảo an toàn cho cơ thể. Vậy khi nào suy thận phải lọc máu và hiện nay đang có những phương pháp lọc máu nào?
Khi nào suy thận phải lọc máu?
Khi chức năng lọc máu của thận bị suy giảm dẫn đến các chất độc hại bị tồn đọng trong cơ thể tức là người bệnh gặp phải tình trạng suy thận. Suy thận thường phát triển qua 5 cấp độ từ nhẹ đến nặng.
Trong giai đoạn khởi phát, suy thận ở cấp độ 1 và 2, người bệnh sẽ có các biểu hiện mệt mỏi, thiếu máu, chán ăn. Khi bắt đầu chuyển sang cấp độ 3 rồi cấp độ 4, 5 thì thận bị tổn thương nhiều hơn. Chức năng lọc máu của thận bị suy giảm nghiêm trọng và có thể ngừng hoạt động.
Ở người suy thận phải lọc máu khi nào? Thông thường, chỉ định lọc máu được bác sĩ chỉ định cho người bị suy thận mãn tính, tức là khi bệnh nhân suy thận bước vào giai đoạn 5. Khi đó, chức năng lọc máu của thận bị suy giảm chỉ còn khoảng dưới 10% khả năng lọc bình thường.
Vì thế, để duy trì sự sống, người bệnh suy thận cần được điều trị bằng các phương pháp như lọc máu, chạy thận, ghép thận. Trong đó, phương pháp lọc máu đang là phương pháp khả thi nhất, được chỉ định cho người bị suy thận cấp và mạn tính hoặc người bị thận ở giai đoạn cuối.
XEM THÊM:
Các phương pháp lọc máu khi bị suy thận
Để tiến hành lọc máu, các bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân làm tiểu phẫu rò động mạch ở cánh tay để làm cầu tay. Sau khi làm cầu tay, máu của bệnh nhân sẽ được chuyển đến máy lọc máu. Thường người bệnh suy thận phải lọc máu sẽ thực hiện lọc 3 lần mỗi tuần. Mỗi lần lọc máu sẽ kéo dài 4 đến 5 giờ dựa vào cơ địa hoặc tình trạng bệnh.
Hiện nay, có ba phương pháp lọc máu giúp cải thiện chức năng thận phổ biến nhất là:
Phương pháp lọc máu bằng cách chạy thận nhân tạo không liên tục
Đây là chỉ định lọc máu trong suy thận mạn phổ biến. Đối với phương pháp này, nguyên tắc lọc máu như sau: Máu của người bệnh đưa ra ngoài bằng ống dẫn nối thông qua đường nối cầu tay. Khi đó, máu lưu chuyển ngoài cơ thể, đi qua máy lọc đang hoạt động như một quả thận nhân tạo rồi truyền lại cơ thể thông qua ống dẫn và nút cầu tay.
Để thực hiện phương pháp này, người bệnh cần phẫu thuật mở rộng mạch máu ở động mạch cánh tay, giúp chèn ống thông một cách dễ dàng hơn.
Thời gian thực hiện lọc máu phương pháp này thường là 3 lần mỗi tuần. Mỗi lần chạy lọc máu sẽ kéo dài từ 3 đến 4 giờ.
Phương pháp lọc máu qua màng bụng
Nguyên tắc điều trị bệnh suy thận của phương pháp này là hoạt động thông qua cơ chế khuếch tán máu trong cơ thể. Trước khi thực hiện phương pháp này, người bệnh cần được thực hiện thủ thuật đặt ống thông vào bụng.
Khi thực hiện phương pháp này, bác sĩ sẽ đưa dung dịch lọc máu vô trùng phù hợp vào khoang phúc mạc có màng bán thấm và màng bụng qua ống dẫn. Lúc này, dựa vào khả năng tự nhiên của màng bụng, chất lọc được lưu lại trong một thời gian nhất định rồi đưa ra ngoài qua ống dẫn. Quá trình này sẽ được lặp lại nhiều lần trong ngày.
Khi suy thận phải lọc máu và áp dụng phương pháp này sẽ có những ưu điểm như giúp người bệnh thoải mái hơn khi có thể thực hiện tại nhà. Và phù hợp với người không đủ sức khỏe để chạy thận nhân tạo.
Tuy nhiên, trên thực tế, phương pháp này kém hiệu quả hơn do phải mất thời gian dài hơn so với chạy thận.
Suy thận phải lọc máu – liệu pháp thay thế thận liên tục
Đối với phương pháp này, nguyên tắc điều trị được thiết kế giúp thực hiện trong vòng 24 giờ. Điều này liên quan đến lọc, khuếch tán máu và chất thừa tại đơn vị chăm sóc đặc biệt. Phương pháp này có nhiều ưu điểm nhờ ít xảy ra các biến chứng.
Các lưu ý khi suy thận phải lọc máu
Vì lọc máu cho người bị suy thận phải thực hiện liên tục và xuyên suốt quá trình điều trị cho nên người bệnh và người chăm sóc cần hết sức lưu ý:
- Phải kiểm tra chỉ số đường huyết trong cơ thể, đảm bảo ổn định đường huyết.
- Cần kiểm soát huyết áp, luôn giữ ở mức ổn định.
- Phải duy trì cân nặng cơ thể khỏe mạnh.
- Chú trọng các vấn đề về dinh dưỡng như bổ sung khẩu phần ăn nhiều rau củ quả, hạn chế muối, nước và đồ ăn nhanh.
- Người bệnh cần tập thể dục thường xuyên với các bài tập phù hợp giúp nâng cao sức đề kháng.
- Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, dùng thuốc thường xuyên và không lạm dụng thuốc.
- Cần tránh căng thẳng, stress và xây dựng một chế độ làm việc, nghỉ ngơi khoa học.
Trên đây là những thông tin về tình trạng suy thận phải lọc máu ở người bệnh. Phương pháp lọc máu mang lại nhiều tác dụng trong việc duy trì sự sống và điều trị suy thận. Người bệnh nên thăm khám bệnh thường xuyên để phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời.
ĐỪNG BỎ QUA:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!