Xoa bóp bấm huyệt chữa tê chân tay là phương pháp làm giảm đau nhức và tê mỏi trong quá trình vận động. Tuy nhiên, nhiều người chỉ sử dụng phương pháp này theo thói quen đó đó không mang lại nhiều hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn đọc hiểu rõ tác dụng và cách thực hiện phương pháp xoa bóp bấm huyệt.
Tác dụng của xoa bóp bấm huyệt tại vùng chân, tay
Trong cơ thể con người có rất nhiều các loại ống bao gồm thần kinh, mạch máu. Riêng ở vị trí bàn chân đã có hơn 7200 đầu dây thần kinh từ nhỏ tới li ti, chạy dọc khắp cơ thể.
Các dây thần kinh và mạch máu có tác dụng hỗ trợ tuần hoàn và lưu thông tới mọi tế bào. Khi một ống thần kinh nhỏ tác sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống của mạch máu, các nhánh chi.
Bàn chân, bàn tay chính là điểm tận cùng của hệ thống thần kinh và cũng chính là điểm thấp nhất của các đường ống. Là nơi thực hiện các hoạt động chính của con người như đi lại, cầm nắm. Do đó máu thường dễ bị ứ đọng và tắc nghẽn tại đây.
Việc xoa bóp bấm huyệt tại các vị trí tắc nghẽn có tác dụng lưu thông tuần hoàn máu, giải quyết vấn đề bị “kẹt” tại các mạch máu khiến kém lưu thông, thông kinh hoạt lạc, tác động đến các huyệt vị và các đường phản xạ.
Tác dụng theo Y học cổ truyền
Theo quan điểm của Y học cổ truyền cho rằng, tất cả các bộ phận và cơ quan trong cơ thể đều đại diện tại một vùng trên bàn chân. Bàn chân phải sẽ tương ứng với nửa người bên phải bao gồm mắt phải, mật, gan, thận, ruột thừa,… Bên chân trái tương ứng với nửa người bên trái bao gồm mắt trái, tim, lách, thận trái, hậu môn, trĩ,…
Mỗi vị trí khi day hay xoa bóp tại từng huyệt vị sẽ có tác động đến các bộ phận trên cơ thể từ đó giúp bệnh thuyên giảm, kéo dài tuổi thọ tốt hơn.
Ngoài ra việc bấm huyệt xoa bóp còn giúp thúc đẩy máu cục bộ lưu thông tốt hơn, hỗ trợ việc trao đổi chất dinh dưỡng làm cơ xương khớp linh hoạt dẻo dai. Để từ đó tăng cường sức đề kháng chống lại các bệnh.
Với mỗi bộ phận trên bàn chân sẽ liên quan mật thiết với từng bộ phận trên cơ thể con người như:
- Gan bàn chân có liên quan đến lưng vác các chứng bệnh mỏi lưng, ù tai, không nghe rõ, nghễnh ngãng.
- Lòng bàn chân liên hệ tới thận
- Ngón chân cái liên hệ mật thiết đến gan, tỳ.
- Mu ngón chân thứ hai thường điều trị các bệnh dạ dày. Nếu tác động lên có thể chữa được chứng đầy bụng, chướng, ợ chua.
- Ngón chân thứ tư chữa được táo bón, mỏi vai, đau nhức.
- Mu ngón chân út chữa được chứng đái són, bí đái, đái buốt tại bàng quang
Tác dụng theo Y học hiện đại
Theo Y học hiện đại, việc bấm huyệt chữa tê chân tay có những tác dụng sau:
- Kích hoạt lưu thông máu tốt hơn
- Giúp dây thần kinh hưng phấn hơn, giải tỏa các ảnh hưởng tiêu cực của hệ thần kinh gây ức chế tạo ra các kích thích đến hệ nội tiết.
- Hệ thần kinh lympho tiết ra các hợp chất endorphin có tác dụng giúp giảm đau, tăng chất nội sinh giúp điều trị bệnh và chứng tê bì chân tay
- Loại trừ các gốc oxy tự do và các acid béo gây bệnh, tăng cường miễn dịch cho cơ thể.
- Trong quá trình xoa bóp bấm huyệt, lớp vảy sừng ở tầng biểu bì bị bong ra giúp tuyến mô hôi và bã nhờn bài tiết tốt hơn. Quá trình đào thải qua da làm tăng hiệu quả của quá trình chuyển hóa.
- Xoa bóp bấm huyệt khiến da được cung cấp máu tốt hơn, loại bỏ khả năng ứ đọng máu trên tĩnh mạch, tăng chuyển động bạch huyết ở vị trí ứ đọng máu và các vùng lân cận.
- Bấm huyệt chữa tê chân tê tay giúp giải tỏa tâm lý, stress, những cảm xúc tiêu cực, nóng giận.
- Tác dụng với xương: Cải thiện tuần hoàn ở mô cơ mỗi khi xoa bóp đến các vị trí, giúp xương được nuôi dưỡng tốt hơn, làm tan tụ máu cơ, làm giảm sự kết dính các sợi cơ và gân khi gặp chấn thương.
- Đối với gân: Bấm huyệt chữa tê bì chân tay giúp tăng tuần hoàn máu cơ, hỗ trợ quá trình cung cấp các chất dinh dưỡng tốt hơn, cơ và gân được dẻo dai, mềm mại, có sự đàn hồi tốt hơn. Ngoài ra còn giúp tăng sự hoạt động của khớp mỗi khi co rút gân và dây chằng của khớp.
- Tác dụng với hệ khớp xương: Khi tác động bằng xoa bóp bấm huyệt cũng có tác dụng tăng cường chất dinh dưỡng bao hoạt dịch, tăng tiết dịch nhờn làm ổ khớp trơn tru hơn.
Hướng dẫn cách xoa bóp bấm huyệt chữa tê chân hiệu quả
Liệu pháp xoa bóp bấm huyệt chữa tê chân giúp cân bằng âm dương và đả thông kinh mạch trong cơ thể. Từ đó giảm căng thẳng và co cứng ở cơ chân. Dưới đây là cách thực hiện chữa tê chân đã được áp dụng phổ biến trong y học cổ truyền.
Xoa bóp vùng chân
Một số cách xoa bóp chân hiệu quả sau:
Xoa bóp chân:
- Người bệnh kiểm tra và tìm các vị trí đang có cảm giác đau hoặc rất đau. Sau đó dùng lòng bàn tay trái xát mạnh kết hợp với xoa tròng trên lòng bàn chân phải.
- Sử dụng đồng thời cả hai bàn tay vừa xát mạnh và bóp cả hai chân, tiến dần từ cồ chân lên đến háng. Thực hiện từ 10 – 15 lần cho đến khi cảm nhận được hai chân đang ấm lên.
- Người ngồi thẳng, dùng bàn tay miết dọc một phần từ dưới cẳng chân xuống gót chân. Dùng ngón tay cái, ngón trỏ, ngón giữa bóp và miết dưới gót chân.
- Thực hiện xoay khớp mắt cá chân theo chiều kim đồng hồ và chiều ngược lại trong khoảng 3 – 5 phút và dùng bàn tay xát mạnh từ phía trong ra ngoài ở gót chân cho đến khi gót chân có cảm giác nóng lên là được.
- Khi ngồi nghỉ ngơi hoặc không làm việc, người bệnh có thể đồng thời kết hợp dùng lòng bàn chân phải cọ xát vào gót chân trái, gân gót chân trái và lòng bàn chân và thực hiện tương tự với bên chân còn lại.
Miết bàn chân:
- Đặt bàn chân lên sàn, sử dụng ngón tay cái miết mạnh tại các khe ở xương đốt ngón chân
- Thực hiện lần lượt tại các khe chân còn lại trừ 3 – 5 lần sẽ thấy cảm giác châm chích biến mất
Vuốt đầu gối:
- Sử dụng đồng thời cả hai tay vuốt nhẹ tại xung quanh đầu gối.
- Dùng ngón tay cái ấn nhẹ trên gối và ấn dần tiến về đùi
- Thực hiện ấn và vuốt cho đến khi cảm nhận hết tê mỏi thì dừng lại
Ấn bắp chân:
- Xòe rộng hai bàn tay nắm lấy bắp chân
- Sử dụng hai ngón tay cái đồng thời ấn vào trung tâm bắp chân và giữ nguyên trong vòng 7 – 10 giây
- Hai ngón tay cái đặt lên phía trên và thực hiện ấn tương tự như vậy
- Lặp lại nhiều lần, chỉ sử dụng ngón tay cái và ngón trỏ để tác động.
Người bệnh có thể sử dụng một trong những cách trên để xoa dịu những cơn co cơ, tê tay chân tại chỗ đặc biệt là tê nhức khi ngủ. Tuy nhiên, liệu pháp này không thể trị tận gốc bệnh mà bệnh nhân phải tìm đến bác sĩ để có những hỗ trợ điều trị.
Cách bấm huyệt chữa tê chân
Phương pháp bấm huyệt chữa tê chân là việc thực hiện thao tác tác động lên các huyệt vị trên bàn chân, mỗi huyệt vị tương ứng với một bệnh, cụ thể:
- Huyệt A thị: Dùng tay ấn nhẹ để xác định xem đâu là vị trí đau nhức và tê nhiều nhất. Sau đó dùng ngón tay cái day điểm đau nhức từ ngoài vào trong, theo chiều kim đồng hồ và tăng dần theo mức độ trong khoảng 5 phút. Vẫn dùng ngón tay cái tác động lên vị trí bấm với mức độ nhẹ hơn trong 1 phút. Thực hiện cả hai chân sẽ làm giảm triệu chứng đang kể.
- Huyệt Túc tam lý: Huyệt vị này có tác động đến đường tiêu hóa, chữa một số bệnh liên quan đến suy nhược cơ thể, thiếu máu, cao huyết áp, liệt nửa người, bệnh xương khớp, đái tháo đường và các bệnh sinh dục tiết niệu hay động kinh,… Chỉ cần sử dụng đầu ngón tay cái bấm trực tiếp thẳng góc vào huyệt để tạo lực lên các huyệt vị. Thực hiện bấm huyệt trong khoảng 1 – 3 phút, mỗi ngày từ 1 – 2 lần.
- Huyệt Tam âm giao: Chữa các chấn thương tại cổ chân và gót chân, suy nhược thần kinh, bí tiểu, liệt nửa người, bụng trướng, kinh nguyệt rối loạn, liệt dương, di mộng tinh, viêm tinh hoàn,…
- Huyệt Dũng tuyền: Chữa gan bàn chân bị tổn thương hoặc nóng lạnh bất thường. Ngoài ra, huyệt này điều trị bệnh liên quan đến thần kinh, động kinh, kích ngất, đau đỉnh đầu,… Trước khi day bấm, người bệnh nên ngâm chân với nước ấm khoảng 7 – 10 phút để tăng hiệu quả điều trị.
- Huyệt ủy dương: Chữa hiệu quả các bệnh xương khớp, đau lưng, bắp chân bị co thắt, tiểu ra dưỡng trấp, thận viêm.
- Huyệt ủy trung: Chữa viêm khớp gối, đau lưng và thắt lưng, co cơ bắp chân, đau thần kinh tọa, liệt chi dưới, cảm nắng.
- Huyệt Dương lăng tuyền: Chữa viêm khớp gối, đau lưng, đùi, đau nhức bàn chân, đau thần kinh liên sườn, hoa mắt chóng mặt, nôn ói, viêm túi mật và nguy hiểm hơn là liệt nửa người.
- Huyệt Âm lăng tuyền: Thường điều trị các bệnh liên quan đến rối loạn kinh nguyệt, viêm khớp gối, tê bàn chân, đầy bụng, chán ăn, đi tiểu khó khăn.
- Huyệt Thừa sơn: Chữa bệnh co rút bắp chân, đau thần kinh tọa, đau nhức dọc khắp bàn chân, liệt bàn chân, đau gót chân, bệnh trĩ hoặc sa trực trường.
- Huyệt Thái Bạch: Chữa viêm khớp ở các chi, ngón cái sưng đau, đau dạ dày, bụng chướng, nôn mửa, táo bón, tiêu chảy, phù thũng.
- Huyệt Côn lôn: Đây là huyệt vị chính yếu chữa các bệnh ở khớp chân như viêm sưng mắt cá, viêm bàn chân, đau ngón chân, đau thần kinh tọa, liệt chi. Khi tác động đến huyệt vị này cũng giúp các bà mẹ mới sinh gặp trường hợp nhau thai không xuống.
- Huyệt Giải khê: Hỗ trợ điều trị các bệnh về viêm khớp cổ chân, teo cơ, teo cẳng chân, đau nhức chân, thiếu máu não, viêm cầu thận.
- Huyệt Thái khê: Dùng để chữa đau họng, đau răng, viêm bàng quang, thận viêm, di tinh, tiểu dầm, đau nhức hoặc liệt chi dưới.
- Huyệt Đại đôn: Huyệt này tác động trực tiếp tới ngón chân cái, chữa tê nhức, đau do thoái vị, dịch hoàn viêm, tử dung sa, tiểu dầm, tiểu gắt, tiểu ra máu hoặc các cơn đau dữ dội tại bụng dưới.
- Huyệt Hoàn khiêu: Giúp kháng viêm xương khớp, đau nhức chân, bàn chân, đau thần kinh tọa, hiện tượng cước khí.
- Huyệt Phục lưu: Hiệu quả chữa đau lưng, liệt chi dưới, tiêu chảy, mồ hôi trộm, viêm tinh hoàn, thận viêm.
Lưu ý: Việc bấm huyệt chữa tê chân nên được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa bởi mỗi huyệt sẽ tương ứng với những bộ phận trên cơ thể, nếu người bệnh không hiểu mà tác động sai đến các huyệt vị có thể làm cho cơn tê nhức không thuyên giảm mà còn phát sinh thêm các vấn đề nguy hiểm tới sức khỏe.
Tự bấm huyệt chữa tê tay đơn giản tại nhà
Bàn tay thường phải chịu nhiều tác động và là nơi thực hiện trực tiếp hoạt động cầm nắm vật nên dễ bị tê mỏi. Để giải quyết được tình huống này, người bệnh có thể bấm huyệt trị tê tay hiệu quả theo phương pháp đơn giản sau:
- Miết hai bàn tay: Sử dụng tay trái đặt lên tay phải, miết dọc theo các khe giữa các ngón tay. Sau đó dùng một lực mạnh bóp vào khớp ngón tay, lắc nhẹ bàn tay. Dùng bàn tay trái vuốt từ cẳng tay xuống ngón tay từ 5 – 7 lượt. Người bệnh có thể tự thực hiện tại bàn tay tê nhức hoặc nhờ người hỗ trợ để thực hiện.
- Xoa bóp bàn tay: là cách bấm huyệt chữa tê tay đơn giản. Tại vị trí bàn tay đang bị tê, người bệnh nắm chặt lại sau đó xòe ra thẳng với lực mạnh nhất có thể. Dùng tay không bị tê xoa bóp nhẹ từ cổ tay, lòng bàn tay đến các ngón tay và làm ngược lại.
- Xoa mu bàn tay: Đặt tay trái lên tay phải, dùng lực mạnh sát vào mu bàn tay bên dưới và thực hiện tương tự với tay trái. Mỗi bên nên thực hiện khoảng 10 lần.
- Xoa bóp kết hợp xát hai tay: Dùng bàn tay phải bóp chặt bàn tay trái, xoa bóp từ cổ tay ngược về phần xương vai trong khoảng 3 lần sau đó xát mạnh ở mặt trong tay từ cổ tay về nách. Thực hiện làm ngược lại với mặt ngoài trong 5 lần rồi đổi sang tay phải.
Kết hợp chữa tê chân tay không dùng xoa bóp, bấm huyệt
Ngoài sử dụng bấm huyệt chữa tê chân, người bệnh có thể kết hợp cùng các phương pháp không dùng bấm huyệt khác để cho hiệu quả điều trị tốt hơn:
- Chườm nóng: Đây là phương pháp đơn giản tận dụng hơi nóng khi tiếp xúc với da để thúc đẩy quá trình lưu thông máu, giãn cơ và dây thần kinh ngoại biên, giúp vận động tay chân trở lại bình thường. Người bệnh chỉ cần dùng chiếc khăn mỏng thấm nước nóng hoặc sao với các dược liệu thiên nhiên chườm vào vị trí tê nhức trong 10 – 15 phút sẽ có tác dụng hiệu quả.
- Tắm nước ấm: Người bệnh thường xuyên tắm với nước ấm từ 1 – 2 lần/ngày giúp giãn cơ, lưu thông máu. Tuy nhiên tránh tắm nước nóng quá gây mất lớp lipit bảo vệ da.
- Luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng: Các bộ môn yoga, đi bộ bơi lội sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, tăng cường miễn dịch cơ thể, thúc đẩy lưu thông máu đến tay và chân và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý xương khớp khác.
- Bổ sung vitamin B và magie: Thiếu hụt vitamin B và khoáng chất là một trong những nguyên nhân khiến xuất hiện hiện tượng tê chân, tay. Người bệnh nên bổ sung các vitamin nhóm B như B1, B6, B12 thông qua các thực phẩm như thịt, bơ, sữa và các loại hạt. Ngoài ra, magie có tác dụng điều tiết hoạt động của dây thần kinh thường có nhiều trong rau lá xanh đậm, socola đen, các loại cá béo,…
- Ngâm chân, tay với nước muối Epsom: Muối Epsom có chứa nhiều magie sulfate giúp thúc đẩy lưu thông máu đến chi, làm ấm cơ thể và làm giấc ngủ sâu hơn. Tuy nhiên phương pháp này không thích hợp cho những bệnh nhân bị tiểu đường hoặc có vấn đề về thận, phụ nữ đang trong quá trình mang thai.
Trên đây là những chia sẻ về cách bấm huyệt chữa tê chân, tê tay hiệu quả. Người bệnh hoàn toàn có thể thực hiện xoa bóp tại nhà hoặc đến với các cơ sở y tế để được hỗ trợ. Tuy nhiên, ngoài xoa bóp bấm huyệt người bệnh nên kết hợp với các phương pháp khác giúp cho việc điều trị hiệu quả hơn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!