Tê tay, tê chân sau sinh mổ là hiện tượng thường gặp ở phụ nữ sau sinh. Triệu chứng này khiến người mắc vô cùng khó chịu, mệt mỏi, gây mất ngủ, thậm chí là suy nhược cơ thể. Những thông tin dưới đây hy vọng sẽ giúp các mẹ mới sinh mổ hiểu và tìm được biện pháp khắc phục cho mình.
Tại sao phụ nữ sau sinh hay bị tê tay chân? Có nguy hiểm không?
Tê tay chân là hiện tượng tê buốt và ê mỏi ở các đầu chi, cánh tay, dọc khắp cẳng chân. Người bệnh sẽ cảm nhận được vị trí tay và chân có hiện tượng châm chích râm ran như kiến bò hoặc như kim đâm khiến mất đi cảm giác ở đầu chi, cử động hay vận động khó khăn hơn.
Sau mổ khiến cơ thể phụ nữ thay đổi. Sự thiếu hụt một lượng lớn các loại vitamin B cần thiết như vitamin B1, B6, B12 khiến cho dây thần kinh ngoại vi bị ảnh hưởng, lưu thông tuần hoàn máu kém đi.
Ngoài ra, trong quá trình mang thai người mẹ phải cung cấp một lượng lớn canxi cho thai nhi dẫn đến sau khi sinh cơ thể bị thiếu hụt canxi và khoáng chất trầm trọng dẫn đến hiện tượng tê chân tay ở phụ nữ.
Tê tay ở phụ nữ sau sinh là hiện tượng phổ biến, không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu để lâu ngày mà không có biện pháp khắc phục sẽ gây ra những biến chứng nặng hơn, ảnh hưởng quá trình chăm con và những lần mang thai tiếp theo.
Những ảnh hưởng lâu dài khi phụ nữ có hiện tượng tê tay, tê chân sau sinh mổ đó là:
- Thoái hóa khớp, xương khớp không còn chắc khỏe, dễ gãy
- Lớp mô sụn mất đi chất dịch bôi trơn khiến hiện tượng đau nhức.
- Cơn đau lan rộng hơn đến cả bàn tay, cánh tay, bàn chân và dọc cẳng chân.
- Viêm khớp khiến không thể cử động được.
Hơn nữa, tê chân sau sinh mổ cũng là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề bệnh lý nguy hiểm khác. Do đó, các mẹ cần đến các cơ sở y tế để được kiểm tra tổng quát và có phương pháp điều trị thích hợp.
Nguyên nhân khiến phụ nữ bị tê chân sau sinh mổ?
Sau quá trình sinh nở, các mẹ đều gặp hiện tượng tê tay, tê chân. Tình trạng này diễn ra thường xuyên sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe người mẹ và khả năng chăm sóc em bé. Do đó, cần phải xác định rõ nguyên nhân chính xác dẫn tới hiện tượng tê chân, tê tay mới có thể điều trị dứt điểm.
Chế độ dinh dưỡng không khoa học
Giai đoạn mang thai là thời kỳ các chất dinh dưỡng của người mẹ hầu như được bào thai hấp thụ. Do đó các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như canxi, magie, protein, sắt sẽ cung cấp cho con khiến người mẹ bị thiếu hụt trầm trọng. Từ đó xương khớp kém linh hoạt hơn, gây tê chân.
Cung cấp các chất dinh dưỡng cho phụ nữ sau sinh là điều rất cần thiết đặc biệt là canxi, sắt, vitamin nhóm B. Nếu thiếu đi sẽ làm phần cẳng chân, ống chân đau nhức hơn do bị thiếu dịch bôi trơn, giảm đàn hồi, tình trạng đau lưng diễn ra nghiêm trọng hơn.
Thiếu máu
Thiếu máu dẫn ở phụ nữ sau sinh khiến cho các dây thần kinh hoạt động kém hiệu quả, gây đau nhức xương khớp và vận động khó khăn hơn.
Nếu không điều trị hiện tượng này, về lâu dài sẽ khiến cho phần ống chân, cẳng tay càng bị đau nhức thường xuyên hơn. Lượng chất bôi trơn trong dịch khớp bị mất đi, các mô sụn cọ xát vào nhau gây đau nhức và hoa mắt, chóng mặt.
Huyết áp thấp
Huyết áp thấp cũng là một trong những nguyên nhân gây tê tay, tê chân sau sinh mổ. Huyết áp thấp là nguyên nhân khiến cho lượng máu cung cấp đến các chi để nuôi dưỡng bị giảm đi. Do không nhận được máu để nuôi dưỡng dẫn đến tê tay chân, cảm giác ngứa râm ran.
Để cải thiện tình trạng bệnh, phụ nữ cần có tâm trạng thoải mái và kiểm soát được huyết áp của mình hoặc mỗi khi tê tay nên khắc phục bằng cách đơn giản là siết chặt bàn tay và chuyển động cánh tay.
Hội chứng ống cổ chân, cổ tay
Hội chứng ống cổ tay, cổ chân là hiện tượng thường gặp ở phụ nữ đang mang thai và sau sinh mổ. Nguyên nhân của hiện tượng này là sự tích tụ các chất lỏng ở mô cổ chân, cổ tay khiến cho dây thần kinh chạy dọc xuống phần cổ tay, cổ chân khiến tê nhức.
Hội chứng này khiến cho những bà mẹ sau sinh khó khăn trong việc di chuyển, cầm nắm vật hoặc cử động ngón chân, ngón tay. Vào giai đoạn sau sinh hiện tượng này sẽ nặng hơn.
Nếu trước khi mang thai mắc hội chứng này thì người bệnh nên cần cảnh giác trong giai đoạn mang thai vì có thể sẽ dễ rơi vào hiện tượng tê tay, liệt chi và có những biến chứng nguy hiểm.
Nếu có hướng điều trị kịp thời, bệnh này có thể biến mất khoảng từ 3 - 4 tháng sau sinh.
Mắc các bệnh lý xương khớp
Các bệnh lý liên quan đến xương khớp như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa cột sống, thoái hóa xương khớp, thoát vị đĩa đệm, đau dây thần kinh tọa là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng tượng tê bì chân tay sau sinh. Ngoài ra, khi các mẹ nằm nghiêng hoặc ngồi lâu tại một chỗ mà không đổi tư thế cũng khiến tay chân bị tê, mất cảm giác.
Các triệu chứng điển hình và vị trí thường bị tê nhức
Hiện tượng tê chân sau sinh mổ thường khá phổ biến đối với phụ nữ sinh con tuổi đã ngoài 30. Nếu không được điều trị và kiểm soát sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Do đó khi xuất hiện các triệu chứng dưới đây, phụ nữ sau sinh cần chú ý để có biện pháp điều trị.
- Tê buốt chân, cảm giác châm chích: Hiện tượng tê kèm theo cảm giác đau buốt châm chích như kiến bò là triệu chứng điển hình ở bất cứ người bị tê nhức. Nếu để trong một thời gian dài, từ các cơn đau ở chân, tay sẽ lan nhanh sang các vùng lân cận như mông, đùi, cẳng tay, cẳng chân. Đôi khi sẽ có cảm giác chuột rút, ngứa rát khó chịu và tê buốt dọc cánh tay.
- Nổi gân xanh, mạch máu: Phụ nữ bị tê chân sau sinh mổ thường kèm theo hiện tượng nổi mạch máu và gân xanh dưới da, nhìn rất rõ ràng. Ngoài ra còn có cảm giác bất chợt bị tê lạnh tay chân. Mỗi khi thời tiết thay đổi bất thường sẽ có cảm giác đau nhức dọc hai bên chân, tê buốt chân, khó khăn khi đi lại và sinh hoạt. Ngoài vị trí tay và chân, mạch máu cũng có thể nổi lên ở toàn thân hoặc chỉ một vị trí nhất định
- Mệt mỏi, suy nhược cơ thể: Sau sinh đặc biệt là sinh mổ khiến sức khỏe người mẹ bị giảm sút nghiêm trọng, cơ thể mệt mỏi. Cùng với hiện tượng tê bì chân tay khiến chất lượng giấc ngủ của người mẹ bị giảm sút, mất ngủ, bất chợt tỉnh giấc giữa đêm.
- Mất cảm giác ngón chân, ngón tay: Tê tay, chân sau sinh mổ khiến người mẹ mất đi cảm giác các chi, các mô cơ không còn vận động linh hoạt nữa mà dần bị suy yếu, nguy hiểm hơn là hiện tượng teo nhỏ các bắp thịt ở bàn tay, bàn chân. Để lâu ngày sẽ không còn cử động được, mất đi cảm giác mỗi khi cầm nắm đồ vật.
Một số vị trí mà phụ nữ thường bị tê chân sau sinh mổ đó là:
- Tê ngứa trên da lòng bàn chân, bàn tay: Do hoạt động làm việc quá sức, tăng áp lực lên các tế bào thần kinh gây hiện tượng tê ngứa.
- Tê từ ngón cái đến ngón giữa: Do hội chứng ống cổ tay và thói quen sinh hoạt không khoa học
- Tê ngứa toàn bộ đầu chi: Do các tế bào thần kinh bị áp lực hoặc có tiền sử bệnh tim mạch
Khi gặp tình trạng tê chân sau sinh mổ cần phải làm sao?
Khi gặp hiện tượng tê nhức, người bệnh có thể thực hiện một số biện pháp làm giảm cơn đau nhanh chóng bằng các biện pháp đơn giản như chườm nóng, massage hoặc có thể sử dụng các dược liệu tự nhiên khác. Điều này sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn và giảm được các triệu chứng tê bì.
Tập luyện thể dục thể thao hàng ngày
Vận động và tập luyện thể dục thể thao là cách nhanh chóng làm giảm cơn đau, tăng cường lưu thông máu, bôi trơn các khớp, giảm mệt mỏi, tê cứng do không vận động.
Một số bài tập hỗ trợ xử lý tê bì tay chân ở phụ nữ sau sinh hiệu quả đó là:
- Đi bộ nhẹ nhàng: Có thể đi bộ trong nhà hoặc công viên để giúp cơ xương khớp trở nên linh hoạt hơn, đồng thời làm cho tâm trạng bớt căng thẳng, hỗ trợ giảm cân và tiêu hóa tốt hơn. Hàng ngày người bệnh nên đi bộ khoảng 30 phút sẽ có hiệu quả cải thiện đáng kể
- Bơi lội: Bơi lội là bộ môn giúp cơ thể săn chắc hơn, xương hoạt động linh hoạt và dẻo dai hơn. Ngoài ra đây là bộ môn có tác dụng lấy lại vóc dáng sau sinh nở hiệu quả cho các mẹ, giảm căng thẳng. Mỗi tuần các mẹ nên bơi từ 2 - 3 lần, mỗi lần khoảng 60 phút.
- Thiền: Ngồi thiền có tác dụng giúp phát triển thần kinh não bộ, giảm căng thẳng hệ thần kinh và hội chứng lo âu, tăng cường hệ miễn dịch và nguy cơ mắc bệnh tim mạch đối với phụ nữ. Nếu chưa quen với thiền, các mẹ nên dành từ 5 - 10 phút sau đó tăng dần thời gian lên và tập trung tối đa khi thiền.
- Yoga: Yoga hỗ trợ phát triển hệ cơ xương khớp và giúp cơ thể dẻo dai hơn. Mẹ mới sinh cần dành tối thiểu 15 phút vào mỗi sáng để tập luyện.
Chườm nóng - phương pháp giảm tê chân sau sinh mổ
Chườm nóng là cách giúp giảm tê bì và đau nhức nhanh chóng. Hơi nóng từ việc chườm giúp cho việc lưu thông và tuần hoàn máu tốt hơn, giảm tắc nghẽn máu và đọng máu tại vị trí đau. Với các nguyên liệu đơn giản từ thiên nhiên, các mẹ mới sinh hoàn toàn có thể thực hiện tại nhà.
Chuẩn bị: 1 bó ngải cứu tươi, 1 bát muối biển hạt to
Cách thực hiện:
- Ngải cứu rửa sạch, thái nhỏ
- Hòa muối với một ít nước để tan hết sau đó cho ngải cứu đã cắt vào và ngâm qua đêm.
- Sáng hôm sau, ngải cứu vớt ra vắt khô
- Đem sao khô trên lửa nhỏ đến khi ngải cứu khô lại, tránh để tình trạng cháy khét.
- Cho ngải cứu vừa sao vào túi vải hoặc túi chườm, để bớt nguội rồi đặp trực tiếp lên vị trí bị tê
Massage, bấm huyệt chữa tê chân sau sinh mổ
Việc massage, bấm huyệt có tác dụng hiệu quả đối với tình trạng tê tay, tê chân sau sinh mổ của phụ nữ:
- Thư giãn gân cốt, chữa đau nhức xương khớp
- Hỗ trợ tuần hoàn máu và lưu thông máu tại vị trí tê nhức
- Giảm cảm giác tê hiệu quả
Dưới đây là 4 cách massage bấm huyệt chữa tê tay sau khi sinh mổ hiệu quả:
Xoa bóp bấm huyệt nội quan
- Rẽ ngón trỏ và ngón cái tay phải sang hai bên
- Ngón trỏ tay phải ấn vào huyệt ngoại quan ở cổ tay trái (vị trí trên lằn chỉ cổ tay, phần giữa xương trụ và xương quay ở mặt sau cánh tay)
- Còn ngón cái tay phải ấn vào huyệt nội quan ở cổ tay trái (thốn trên chính giữa 2 vân dọc cổ tay)
- Xoa bóp nhẹ nhàng với một lực vừa đủ trong khoảng 1 - 2 phút và thực hiện tương tự với bên tay phải
Xoa bóp bấm huyệt thập tuyên
Huyệt thập tuyên là huyệt nằm cách móng tay 1cm, nằm ở đầu ngón tay. Mỗi ngón tay có một huyệt thập tuyên
Thực hiện:
- Ngón trỏ và ngón cái rẽ ra hai bên
- Ấn lần lượt mỗi huyệt ở ngón tay và xoa bóp trong khoảng từ 2 - 3 phút
Ấn huyệt bát tà
Huyệt bát tà nằm giữa kẽ 5 ngón tay. Một bàn tay có 4 huyệt bát tà
Thực hiện:
- Xòe rộng ngón tay, lòng bàn tay hướng vào trong sao cho một bàn tay các kẽ hở được mở rộng tối đa
- Tay còn lại khép vào và thực hiện liên tục trong khoảng 2 - 3 phút.
Bài tập tự xoa bóp tại nhà chữa tê chân sau sinh mổ
- Bàn tay trái nắm lấy cổ tay phải và xoa bóp theo chuyển động tròn để làm giảm tắc nghẽn chất lỏng tích tụ bên trong
- Duỗi bàn tay và cánh tay nhẹ nhàng
- Thực hiện xoa bóp từ bàn tay, cổ tay lên đến cánh tay và vai
Đối với tê nhức chân, các mẹ có thể làm tương tự động tác này, xoa bóp chân nhẹ nhàng từ bàn chân lên đến đùi và hông.
Xây dựng chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò làm tái tạo tế bào hồng cầu, giảm tình trạng thiếu máu, thiếu sắt, hỗ trợ lưu thông tuần hoàn máu.
Nhóm thực phẩm cần bổ sung
- Thực phẩm chứa nhiều vitamin nhóm B: Người bệnh có thể cung cấp qua các thực phẩm như sữa chua, trứng, yến mạch,... hoặc các viên uống bổ sung vitamin nhóm B như B1, B6, B12.
- Thực phẩm giàu vitamin D, K: Loại vitamin này thường có trong cá, nấm, tôm, các loại rau xanh,...
- Thực phẩm giàu canxi như sữa, các chế phẩm từ sữa và các loại cá hồi, cá ngừ, các mòi,...
- Nghệ: Tinh chất curcumin trong nghệ giúp trị tê nhức, chống viêm tốt cho phụ nữ sau sinh. Người bệnh nên uống hàng ngày 1 - 2 cốc tinh bột nghệ
- Thực phẩm giàu magie có trong các loại hoạt, bơ đậu phộng, socola đen,...
- Các loại rau màu xanh đậm như rau chân vịt, cải xoăn, súp lơ, rau đay,... đề tốt cho xương và ngăn ngừa tình trạng tê chân sau khi sinh mổ hiệu quả.
Nhóm thực phẩm cần hạn chế
- Đồ ăn quá mặn hoặc quá ngọt: gây rối loạn chuyển hóa canxi, làm tình trạng loãng xương và tê cứng diễn biến nặng hơn
- Thực phẩm có tính axit: Khi đi vào cơ thể người, axit kết hợp với clo, lưu huỳnh trong cơ thể khiến ảnh hưởng quá trình trao đổi chất, làm người bệnh mệt mỏi, căng thẳng, đau nhức,...
- Đồ uống có cồn, có ga và các chất kích thích làm thoái hóa và hiện tượng tê chân càng nặng hơn.
Cách hạn chế tê nhức tay chân ở phụ nữ sau sinh
Duy trì lối sống sinh hoạt lành mạnh sẽ giúp phụ nữ mổ giảm tê nhức chân tay sau khi sinh đáng kể, bằng một số cách dưới đây:
- Không làm nặng nhọc, đan xen nghỉ ngơi khi làm để giảm áp lực lên chân và tay
- Điều chỉnh tư thế nằm ngủ, không nên nằm quá lâu tại một tư thế để tránh tê mỏi
- Tắm nắng vào buổi sáng để cung cấp vitamin D tự nhiên
- Giữ ấm tay và chân mỗi khi thay đổi thời tiết.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!