Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Đau thần kinh tọa là bệnh lý hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng cùng dẫn đến chung các triệu chứng đau nhói khó chịu cho người bệnh. Bài viết dưới đây cung cấp chi tiết thông tin về nguyên nhân, triệu chứng, các biến chứng thường gặp, đồng thời cung cấp hướng chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Định nghĩa đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa là (Sciatica pain) là tình trạng đau dọc theo đường dây thần kinh tọa kéo dài từ dưới thắt lưng, lan xuống mặt ngoài của đùi, mặt trước cẳng chân rồi xuống các ngón chân. Thông thường, các cơn đau thần kinh tọa chỉ ảnh hưởng đến một bên cơ thể.

Triệu chứng đau thần kinh tọa thường gặp

Các triệu chứng đau dây thần kinh tọa thường gặp nhất bao gồm:

  • Đau lưng, thắt lưng, hông và đau chân, các cơn đau từ nhẹ đến dữ dội, đau nhói hoặc đau như bị điện giật.
  • Tê chân dọc theo đường dây thần kinh.
  • Tê chân, ngứa râm ran như bị kim châm tại lòng bàn chân hoặc ngón chân.
  • Yếu cơ chân hoặc yếu cơ bàn chân.
  • Các cơn đau nghiêm trọng hơn khi ngồi trong khoảng thời gian dài.
  • Đau nhiều hơn khi ho hoặc hắt hơi.
  • Trường hợp nặng, người bệnh bị rối loạn tiêu hóa hoặc bàng quan dẫn đến đại tiện hoặc tiểu tiện mất kiểm soát.

dau than kinh toa
Đau thần kinh tọa gây đau lưng, thắt lưng, hông và đau chân

Nguyên nhân đau thần kinh tọa

Nguyên nhân đau thần thần kinh tọa được phân chia rõ ràng như sau:

Do bệnh lý xương khớp

Bệnh đau thần kinh tọa xuất phát do các bệnh lý bao gồm:

  • Thoát vị đĩa đệm: Đĩa đệm bị lệch khỏi vị trí ban đầu, chèn ép lên dây thần kinh tọa gây đau đớn cho người bệnh.
  • Thoái hóa đĩa đệm: Đĩa đệm hao mòn về chiều cao dẫn đến tình trạng hẹp ống sống, hiến rễ thần kinh tọa bị chèn ép dẫn đến đau đớn.
  • Trượt đốt sống: Đốt sống trượt ra ngoài không thẳng hàng với cấu trúc bên trên, làm thu hẹp lỗ thông (nơi dây thần kinh đi ra) khiến thần kinh bị chèn.
  • Gai cột sống: Trên cột sống hình thành các gai thừa lởm chởm, các gai này đâm theo nhiều hướng và đâm cả vào thần kinh tọa gây đau nhói thường xuyên.
  • Hội chứng cơ hình lê: Cơ hình lê (nằm sâu trong mông) bị bị căng hoặc co thắt, gây áp lực kích thích dây thần kinh hông và dẫn đến đau ở thần kinh tọa.
  • Hội chứng chùm đuôi ngựa: Ảnh hưởng trực tiếp đến các bó dây thần kinh ở phần cuối tủy sống (còn gọi là chùm đuôi ngựa). Hội chứng này gây các cơn đau làn dần xuống chân, dẫn đến tê xung quanh hậu môn và có thể làm mất kiểm soát chức năng ruột và bàng quang.

Các yếu tố rủi ro khác

Ngoài các bệnh lý trên, đau thần kinh tọa có thể hình thành do các yếu tố dưới đây:

  • Tuổi tác cao: Tuổi càng cao, cơ thể càng bị lão hóa khiến các mô xương, đĩa đệm bị mài mòn dẫn đến tổn thương dây thần kinh.
  • Thừa cân: Trọng lượng cơ thể lớn khiến xương khớp phải chịu áp lực chống đơ xlowns, các khớp phải hoạt động nhiều, lâu dần dẫn đến căng cứng và tổn thương dây thần kinh tọa.
  • Chấn thương: Do tai nạn, bê vác đồ nặng, nằm sau tư thế,... khiến chấn thương vùng lưng dưới hoặc cột sống, làm tăng nguy cơ đau dây thần kinh tọa.
  • Ít vận không: Điều này khiến giảm khả năng linh hoạt của xương khớp và cơ bắp, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về thần kinh tọa, xương khớp, đĩa đệm.
  • Một số bệnh lý khác: Do tiểu đường, viêm xương khớp hoặc có các khối u hình thành ở ống sống thắt lưng làm tăng nguy cơ đau thần kinh tọa.

dau than kinh toa
Tuổi càng cao càng có nguy cơ đau thần kinh tọa

Biến chứng đau thần kinh tọa

Đau dây thần kinh tọa không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng các triệu chứng khiến người bệnh khó chịu và suy giảm chức năng vận động.

Đặc biệt, khi đau dây thần kinh tọa không được điều trị sớm sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính, các cơn đau xuất hiện liên tục và kéo dài. Trường hợp dây thần kinh bị chèn ép nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng tới hệ cơ, gây yếu cơ, teo cơ, tăng khả năng bị chứng thả bàn chân (hay còn được gọi là bàn chân rớt, tổn thương thần kinh mác, foot drop). Tình trạng này kéo dài khiến người bệnh không thể đi lại bình thường.

Nguy hiểm hơn, biến chứng của đau thần kinh tọa gây ra có thể khiến người bệnh tổn thương dây thần kinh vĩnh viễn, mất hoàn toàn cảm giác ở chân, mất chức năng của ruột và bàng quan khiến đại tiện, tiểu tiện mất kiểm soát.

Chẩn đoán đau thần kinh tọa

Khi xuất hiện các triệu chứng kể trên, người bệnh cần đến bệnh viện sớm để được tiến hành các phương pháp chẩn đoán đau thần kinh tọa như:

Khám lâm sàng

Trước tiên, bác sĩ sẽ trao đổi với bệnh nhân về tiền sử bệnh, đặt các câu hỏi về triệu chứng, thói quen hằng ngày. Đồng thời yêu cầu người bệnh thực hiện bài kiểm tra dưới đây:

  • Đi bằng mũi và gót chân nhằm kiểm tra sức mạnh cơ bắp.
  • Nâng cao chân để xác định điểm bắt đầu đau, từ đó tìm ra vị trí dây thần kinh bị ảnh hưởng và các vấn đề về đĩa đệm.
  • Thực hiện động tác kéo giãn chân để kiểm tra độ dẻo dai, sức mạnh cơ bắp và xác  định cơ đau.

Chẩn đoán hình ảnh

Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh giúp xác định chính xác tình trạng đau thần kinh tọa.

  • Chụp Xquang: Hình ảnh Xquang giúp bác sĩ xác định biến dạng xương hoặc có hình thành gai xương không.
  • Chụp CT: Kết quả chụp CT giúp nhìn rõ tình trạng tổn thương hoặc chèn ép của tủy sống và dây thần kinh vùng tủy sống.
  • Chụp cộng hưởng từ MRT: Hình ảnh thu được từ công nghệ này sẽ giúp bác sĩ thấy chi tiết tình trạng tổn thương của cột sống và thắt lưng người bệnh.
  • Đo điện cơ EMG: Phương pháp đo tốc độ truyền tín hiệu thần kinh qua cơ nhằm xác định các sợi thần kinh kiểm soát cơ bắp có bị chèn ép gây sưng đau không.

dau than kinh toa
Kết quả chụp CT giúp nhìn rõ tình trạng tổn thương xương khớp

Xét nghiệm chẩn đoán

Một số xét nghiệm được chỉ định nhằm loại trừ nguyên nhân khác như:

  • Xét nghiệm máu: Bao gồm xét nghiệm tế bào máu ngoại vi, xét nghiệm CRP, xét nghiệm tốc độ lắng máu.
  • Xét nghiệm sinh hóa: Gồm xét nghiệm Photpho, Canxi, phosphatase kiềm,...

Đối tượng nguy cơ cao mắc đau thần kinh tọa

Những đối tượng có nguy cơ cao bị đau thần kinh tọa bao gồm:

  • Tuổi cao khiến xương khớp thoái hóa, dẫn đến các bệnh lý nguy thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đĩa đệm, trượt đốt sống, thoái hóa khớp.
  • Người béo phì khiến cột sống phải chịu áp lực trọng lượng lớn làm tăng nguy cơ đau thần kinh tọa.
  • Đặc thù nghề nghiệp thường xuyên phải mang vác nặng, xoay lưng thường xuyên như công nhân, lái xe hoặc phải ngồi trong thời gian dài, ít vận động.
  • Bệnh nhân đái tháo đường có nguy cơ cao bị tổn thương thần kinh dẫn đến đau thần kinh tọa.

Phòng ngừa bệnh đau thần kinh tọa

Các phương pháp phòng ngừa bệnh đau thần kinh tọa như sau:

  • Tập thể dục thường xuyên: Để tăng cường sức khỏe cho hệ xương khớp, cột sống và các vùng cơ bụng, cơ lưng dưới. Lưu ý nên chọn các bài thể dục nhẹ nhàng, tránh gây tổn thương như yoga, đi bộ, thái cực quyền,....
  • Duy trì đúng tư thế: Khi ngồi, đứng, ngủ hay nâng đồ vật đều cần đảm bảo đúng tư thế.
  • Duy trì cân nặng hợp lý: Điều này sẽ giúp hệ xương khớp không phải chịu áp lực lớn từ trọng lượng, giảm nguy cơ đau thần kinh tọa.
  • Thực đơn dinh dưỡng: Nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi, vitamin D cùng các khoáng chất như Kali, Photpho,... để chắc xương, ngăn ngừa nguy cơ mắc đau thần kinh tọa và các bệnh liên quan khác.
  • Tránh sử dụng chất kích thích: Nicotin trong khói thuốc cùng các loại đồ uống có cồn sẽ khiến giảm lượng máu cung cấp xương, dẫn tới suy yếu đĩa đệm và cột sống.
  • Đảm bảo an toàn khi hoạt động: Cần có các biện pháp giữ an toàn khi hoạt động, tránh tổn thương cơ xương khớp như đi giày vừa vặn, đi đứng cẩn thận tránh té ngã chấn thương.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Khi gặp một số triệu chứng nghiêm trọng dưới đây, người bệnh cần đến các phòng khám, bệnh viện để bác sĩ chẩn đoán và điều trị sớm, tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm.

  • Chân đau dữ dội, cơn đau kéo dài trong nhiều giờ.
  • Cơ chân tê và yếu đi rõ rệt.
  • Chức năng ruột và bàng quang mất kiểm soát.
  • Xuất hiện cơn đau thần kinh tọa đột ngột, cơn đau nghiêm trọng hơn không giảm.

Tùy từng mức độ và nguyên nhân đau thần kinh tọa, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Tây y

Đây là phương pháp điều trị đau thần kinh tọa được áp dụng phổ biến nhất nhờ hiệu quả nhanh và phù hợp với bệnh ở các giai đoạn từ nhẹ đến nặng.

Sử dụng thuốc

Một số thuốc Tây y được bác sĩ chỉ định trong điều trị đau thần kinh tọa như sau:

  • Thuốc giảm đau, chống viêm: Phổ biến là Paracetamol, Efferalgan, morphin. Trong trường hợp đau nặng hơn sẽ dùng thuốc chống viêm không Steroid như Voltaren, Mobic, Felden, Celebrex,...
  • Thuốc chống co giật: Bao gồm Neurotin, Lyrica, Trileptal,... có tác dụng giảm đau do dây thần kinh bị viêm, chèn ép.
  • Thuốc giãn cơ: Gồm Mydocalm hay Myonal được chỉ định trong trường hợp co cứng hoặc co thắt cơ do đau thần kinh tọa.
  • Thuốc an thần: Được sử dụng phổ biến là Amitriptylin có tác dụng an thần, giảm căng thẳng cho trường hợp bệnh nhân đau thần kinh tọa ảnh hưởng đến tinh thần.

Tiêm steroid

Những trường hợp đau ở mức trung bình - nặng, thuốc uống không cải thiện được bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm steroid, điển hình là Cortisone. Thuốc có tác dụng giảm đau và chống viêm xung quanh dây thần kinh hiệu quả.

dau than kinh toa
Bác sĩ sẽ chỉ định tiêm steroid với trường hợp bệnh nặng

Vật lý trị liệu

Đây là phương pháp ứng dụng tác động cơ học, siêu âm, són, nhiệt,... tác động vào vị trí tổn thương, kích thích tuần hoàn máu và giảm đau, thúc đẩy phục hồi chức năng vận động.

  • Điện xung: Sử dụng dòng điện thấp và trung bình kích thích thần kinh, giúp giảm đau và ngăn ngừa yếu cơ, teo cơ.
  • Massage: Phương pháp này giúp làm mềm vùng cơ căng cứng, thúc đẩy điều hòa khí huyết, giảm đau cho người bệnh.
  • Chiếu tia laser: Sử dụng tia laser bước sóng rộng và cường độ mạnh để tác động vào khu vực tổn thương sâu, kích thích tái tạo và chữa lành, giảm đau hiệu quả.

Phẫu thuật

Phương pháp được chỉ định cho trường hợp đau thần kinh tọa nặng, cơ đau dai dẳng trong thời gian dài và không đáp ứng phương pháp điều trị nội khoa. Hiện có 2 phương pháp phẫu thuật đau thần kinh tọa phổ biến:

  • Phẫu thuật lấy nhân đệm: Tiến hành cắt bỏ phần đĩa đệm bị thoát vị, xử lý tình trạng dây thần kinh bị chèn ép gây đau.
  • Cắt cung sau đốt sống: Được chỉ định khi cơn đau thần kinh tọa xuất phát do nguyên nhân ống sống hẹp.

Đông y

Đông y xây dựng các bài thuốc chữa đau thần kinh tọa theo từng thể bệnh như sau:

Bài thuốc chữa bệnh thể phong hàn

  • Biểu hiện: Đau thần kinh tọa do trúng khí lạnh ở kinh lạc, xuất hiện triệu chứng đau từ thắt lưng lan xuống mông, đùi, bắp chân, chân tay lạnh.
  • Cách thực hiện: Chuẩn bị tang ký sinh, đan sâm, xuyên khung, độc hoạt, uy linh tiên, ngưu tất mỗi thứ 12g; Trần bì, tế tấn, quế chi, chỉ xác mỗi thứ 8g; Phòng phong 10g. Cho dược liệu vào nồi sắc lấy nước uống, mỗi ngày uống 1 thang.

Bài thuốc chữa bệnh thể huyết ứ

  • Biểu hiện: Người bệnh đau buốt xuất phát từ lưng, lan xuống mông và chân. Các cơn đau tăng khi cử động, cúi gập người, đi đứng,...
  • Cách thực hiện: Chuẩn bị Đinh lăng, hắc táo nhân, ngũ gia bì, thạch xương bồ, đan sâm mỗi vị 16g; Rễ bưởi bung 16g; Hương phụ, tang chi mỗi vị 12g; Trần bì, tần giao, thổ phục linh, khởi tử, đỗ trọng mỗi vị 10g. Cho các dược liệu vào nồi, thêm nước và sắc sôi, chia nước thuốc thành 3 cốc uống trong ngày.

Bài thuốc thể thấp nhiệt

  • Biểu hiện: Người bệnh đau buốt thắt lưng, đùi, kèm triệu chứng mệt mỏi, nước tiểu vàng, sốt nhẹ.
  • Cách thực hiện: Chuẩn bị thạch cao 30g; Hoàng hà, quế chi, liên kiều mỗi vị 6g; Nhẫn đông đằng, đan bì, xích thược, uy linh tiên mỗi vị 8g; Tang chi, phòng kỷ, tri mẫu mỗi vị 10g. Cho dược liệu vào ấm, sắc nước và uống trong ngày.

dau than kinh toa
Đông y xây dựng các bài thuốc chữa đau thần kinh tọa theo từng thể bệnh

Điều trị tại nhà

Trường hợp đau thần kinh tọa mức độ nhẹ, người bệnh hoàn toàn có thể tự điều trị tại nhà để thuyên giảm triệu chứng bằng các phương pháp sau:

  • Chườm nóng, chườm lạnh: Đặt túi chườm nóng hoặc túi chườm lạnh lên vị trí bị đau, sau 20 phút có thể lấy ra, người bệnh cảm giác rõ triệu chứng sưng, đau giảm dần. Lưu ý, nên chườm lạnh trước để giảm đau và sưng viêm, sau đó chuyển sang chườm nóng nhằm thúc đẩy lưu thông máu.
  • Thực hiện các bài tập tại nhà: Người bệnh tăng cường tập luyện các bài tập lưng, bụng để hỗ trợ cải thiện sức khỏe cột sống. Ví dụ như bài tập Plank giúp tăng sức mạnh cơ bắp và khả năng chịu đựng của cột sống, điều chỉnh tư thế, giảm chèn ép lên dây thần kinh tọa.
  • Thay đổi tư thế ngủ: Người bệnh ngủ với tư thế nằm nghiêng, kẹp gối giữa 2 chân để giảm áp lực lên cột sống. Ngoài ra có thể ngủ ngửa, gối đầu thấp để cột sống duy trì đường cong tự nhiên giúp giảm đau hiệu quả.

Huyệt đạo điều trị đau thần kinh tọa

Tác động châm cứu, bấm huyệt đạo có tác dụng hoạt huyết hóa ứ và thông kinh hoạt lạc, giúp giảm nhẹ các triệu chứng đau, tê nhức do đau dây thần kinh tọa. Đặc biệt, phương pháp này kích thích cơ chế tự chữa lành của cơ thể, nhờ đó thúc đẩy hệ cơ xương khớp phục hồi.

Một số huyệt đạo được ứng dụng phổ biến trong điều trị đau thần kinh tọa như:

  • Huyệt Ân Môn: Huyệt nằm ở trung điểm đường nối giữa khoeo chân và nếp lằn mông.
  • Huyệt Ủy Trung: Vị trí huyệt nằm ở giữa nếp gấp khoeo chân.
  • Huyệt Thừa Sơn: Nằm tại trung điểm của đường nối giữa gót chân và khoeo chân.

Người bệnh có thể tự thực hiện bấm huyệt tại nhà, nhưng cần đảm bảo xác định đúng vị trí huyệt và tác động với lực đạo vừa phải. Tuyệt đối không tự ý châm cứu vì phương pháp này cần kỹ thuật cao để tránh biến chứng nguy hiểm.

Trên đây là thông tin chi tiết về đau thần kinh tọa. Bài viết chia sẻ về nguyên nhân, triệu chứng cũng như các phương pháp phòng ngừa, chữa trị bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, chuyên gia vẫn khuyến nghị nên thăm khám sức khỏe tổng quát định kỳ để chủ động nắm bắt sức khỏe bản thân, từ đó có hướng xử lý sớm trước những dấu hiệu bất thường.

Dược liệu điều trị đau thần kinh tọa

Trong tự nhiên có nhiều dược liệu mang tác dụng hỗ trợ điều trị đau thần kinh tọa như:

  • Cây cỏ xước: Rửa sạch 300g cỏ xước, cắt khúc ngắn rồi phơi khô. Mỗi ngày nấu 1 nắm cỏ xước khô với 1 lít nước và uống trong ngày để giảm đau nhức.
  • Sâm ngọc linh: Làm sạch sâm rồi cắt thành lát mỏng, cho vào bình thủy tinh và đổ ngập mật ong. Sau 1 tháng lấy sâm ra dùng, mỗi ngày nên ăn 3 lần, mỗi lần ăn 1 lát.
  • Chìa vôi: Rửa sạch 1 nắm thân cây chìa vôi, cho vào cối giã nhỏ, sau đó sao vàng với 1 thìa muối. Cho hỗn hợp trên vào vải mỏng rồi đắp trực tiếp lên vùng đang bị đau.

dau than kinh toa
Sâm ngọc linh có tác dụng giảm đau thần kinh tọa hiệu quả


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Đau Thần Kinh Tọa bằng YHCT


Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan