Cấy chỉ chữa thoái hóa đốt sống cổ là một trong những phương pháp điều trị được nhiều người lựa chọn. Bởi kỹ thuật này giúp kiểm soát các triệu chứng đau nhức, tê mỏi, sưng tấy… hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra những thông tin hữu ích về cách chữa trị này, mời bạn đọc theo dõi.
Cấy chỉ là gì?
Cấy chỉ được gọi với nhiều tên khác nhau như nhu châm, chôn chỉ, vùi chỉ… Đây là phương pháp dùng chỉ phẫu thuật (chỉ Catgut) cấy vào huyệt vị, gây kích thích liên tục.
Biện pháp này thường được ứng dụng để điều trị bệnh xương khớp, phục hồi chức năng xương, nâng cao sức khỏe. Khác với hình thức châm cứu thông thường, cấy chỉ có tác dụng lâu hơn (15 – 20 ngày) từ đó rút ngắn thời gian điều trị.
Có nên áp dụng phương pháp cấy chỉ thoái hóa đốt sống cổ?
Cấy chỉ mang lại rất nhiều lợi ích cho người bệnh thoái hóa đốt sống cổ, cụ thể như:
- Giảm đau nhức, sưng tấy, sưng viêm vùng cổ bị tổn thương, phục hồi nhanh chóng khả năng vận động cột sống cổ.
- An toàn, xác suất gây ra tác dụng phụ chỉ chiếm từ 0.2 – 0.4%
- Tiết kiệm thời gian, chi phí chữa trị
- Tăng cường tuần hoàn máu, hỗ trợ quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng đến xương khớp, nuôi dưỡng các tế bào thần kinh.
- Giảm hiện tượng chèn ép dây thần kinh, thoái hóa của người bệnh.
- Giúp giấc ngủ thêm sâu và dài hơn, đồng thời cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể.
- Phù hợp với hầu hết các đối tượng, kể cả người cao tuổi.
Tuy nhiên, nếu thực hiện sai cách, không vệ sinh dụng cụ, xác định sai vị trí huyệt đạo… thì người bệnh có thể bị đau đầu, hoa mắt, chóng mặt… thậm chí là tê liệt một số dây thần kinh và nhiễm trùng.
Vì vậy, người bệnh không được phép tự ý thực hiện thủ thuật, cần đến cơ sở y tế để người có chuyên môn thực hiện cấy chỉ chính xác.
Cơ chế cấy chỉ chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ
Thực tế, cấy chỉ là một hình thức cải tiến từ châm cứu cổ truyền. Cũng như thủ thuật châm cứu, cấy chỉ giúp tác động vào huyệt vị trên cơ thể. Từ đó, tăng cường lưu thông khí huyết, cân bằng huyết áp, thúc đẩy trao đổi chất, làm chậm quá trình lão hóa, giảm tình trạng căng cứng, chèn ép dây thần kinh.
Chúng kích thích sản sinh một số chất nội sinh như adenosin, beta endorphin giúp kháng viêm, giảm sưng, giảm đau nhức hiệu quả.
Đồng thời, chỉ Catgut bản chất là một Protit tự tiêu trong 20-25 ngày. Quá trình tự tiêu của chỉ là một chuỗi phản ứng hóa – sinh tại chỗ, làm tăng tái tạo protein, hydratcarbon và tăng dinh dưỡng tại chỗ. Các mô mềm, tế bào xương khớp bị hư hại có điều kiện phục hồi tốt hơn.
Phương pháp cấy chỉ thoái hóa đốt sống cổ
Bên cạnh việc xác định đúng huyệt vị, người thực hiện phải đưa chỉ tự tiêu vào đốt sống cổ đúng cách để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất. Cấy chỉ gồm các bước như sau:
Bước 1: Người thực hiện sử dụng chỉ catgut 4/0 đã được cắt ngắn thành từng đoạn dài khoảng 1 – 1,5cm, luồn vào kim số 23
Bước 2: Xác định huyệt đạo trên cơ thể để cấy chỉ.
Bước 3: Tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chọn và cấy chỉ vào những huyệt vị phù hợp. Cụ thể như sau:
- Nếu thoái hóa đốt sống cổ làm chèn ép dây thần kinh, mạch máu xung quanh, bác sĩ sẽ cấy chỉ ở các huyệt đạo tai, đốt sống cổ như thiên tông, kiên liêu, giáp tích, thiên trụ
- Nếu thoái hóa đốt sống cổ chỉ chèn ép rễ thần kinh, không ảnh hưởng đến mạch máu, bác sĩ sẽ cấy chỉ vào những huyệt vị bị chèn ép. Đó là thiếu hải, kiên trinh, hợp cốc, dương trì, thủ tam lý.
- Nếu bệnh làm chèn ép ở mặt sau cánh tay, người thực hiện sẽ cấy vào một số huyệt như kiên trinh, dương trì, thiếu hải…
Liệu trình điều trị cấy chỉ chữa thoái hóa đốt sống cổ:
- Một liệu trình chữa trị thoái hóa đốt sống bằng cấy chỉ kéo dài từ 3 – 6 lần
- Mỗi lần thực hiện cấy khoảng 10 – 15 huyệt đạo tùy từng người bệnh
- Mỗi lần thực hiện cấy chỉ cách nhau khoảng 2 tuần
- Bệnh nhân cần tuân thủ đúng liệu trình được bác sĩ đặt ra thì mới nhanh chóng khỏi thoái hóa đốt sống cổ.
Khi nào nên cấy chỉ chữa thoái hóa đốt sống cổ? Chỉ định và liệu trình cấy chỉ
Không phải lúc nào người bệnh cũng được điều trị bằng liệu pháp cấy chỉ. Một số bệnh nhân có dấu hiệu sau đây sẽ được bác sĩ chỉ định cách này:
- Bệnh nhân điều trị thoái hóa đốt sống cổ bằng phương pháp nội khoa
- Thoái hóa đốt sống cổ, chèn ép vùng tủy cổ và rễ thần kinh
- Bệnh kèm theo những triệu chứng của rối loạn thần kinh thực vật
Biện pháp này chống chỉ định trong những trường hợp sau:
- Phụ nữ có thai và đang ở giai đoạn cho con bú
- Người bị bệnh về huyết áp (Huyết áp cao, huyết áp thấp)
- Người mắc đái tháo đường, đường huyết > 140mg/dL
- Người dị ứng với chỉ tự tiêu
- Người đang bị sốt cao, có bệnh ngoài da
Lưu ý khi cấy chỉ thoái hóa đốt sống cổ
Khi bị thoái hóa đốt sống cổ, người bệnh nên đến bệnh viện để được thăm khám kịp thời. Tùy vào tình trạng bệnh diễn biến ra sao, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp. Song song với quá trình chữa trị bằng phương pháp cấy chỉ, người bệnh cần tuân thủ một số chú ý sau để nhanh chóng khỏi và cải thiện sức khỏe:
Lựa chọn những địa chỉ cấy chỉ chữa thoái hóa đốt sống cổ uy tín
Đây là một thủ thuật đòi hỏi cơ sở y tế có đầy đủ trang thiết bị, bác sĩ, chuyên gia có kỹ thuật và trình độ chuyên môn vững thực hiện.
Người bệnh tuyệt đối không thực hiện cấy chỉ ở các cơ sở “chui”. Dụng cụ không được vệ sinh đúng cách, người thực hiện không có tay nghề… sẽ gây chảy máu, nhiễm trùng, gây tê liệt dây thần kinh nếu cấy sai huyệt đạo, tiềm ẩn nguy cơ lây chéo các bệnh truyền nhiễm…
Tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ, kỹ thuật viên
- Thực hiện đúng phác đồ điều trị được bác sĩ chỉ định. Không tiến hành phương pháp điều trị này khi cơ thể mệt mỏi, suy nhược, quá đói hoặc quá no.
- Tắm rửa, vệ sinh thân thể sạch sẽ bằng xà bông sát khuẩn trước khi cấy chỉ để không bị nhiễm trùng.
- Sau khi cấy chỉ, người bệnh nghỉ ngơi ít nhất 15 – 20 phút rồi mới ra về và không được tắm, hạn chế cho vùng vừa được cấy tiếp xúc với nước trong khoảng 6 giờ.
- Hạn chế làm những công việc nặng nhọc đòi hỏi di chuyển hoặc vận động mạnh trong khoảng 2 ngày đầu sau cấy chỉ. Bệnh nhân đi lại nhẹ nhàng, không chạy nhảy, leo cầu thang…
- Trong quá trình chữa trị, nếu có vấn đề gì bất thường về sức khỏe như đau đầu, chóng mặt… người bệnh cần báo với bác sĩ để điều chỉnh phác đồ điều trị.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng tốt cho xương. Người bệnh cần ăn nhiều thực phẩm giàu Vitamin C, D, Omega 3, canxi có trong rau xanh, hoa quả, dầu ô liu, cá hồi, tôm, cua, gấc… Uống nhiều nước, ít nhất là 2 lít nước mỗi ngày.
- Tuyệt đối không hút thuốc, uống bia rượu và các chất kích thích khác. Không nên ăn nhiều đồ đóng hộp, đồ chế biến sẵn, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ như gà rán, snack, khoai tây chiên…
Xây dựng chế độ luyện tập phù hợp
- Luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, chạy bộ, đạp xe… Bệnh nhân cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để việc điều trị được hiệu quả
- Không thực hiện động tác xoay cổ, vai, bưng đồ nặng, xách túi xách nặng… vì có thể làm căng cơ cổ, tổn thương cổ.
Trên đây là những thông tin hữu ích về cấy chỉ chữa thoái hóa đốt sống cổ. Hy vọng rằng bạn đọc có thể tham khảo để hiểu rõ hơn về phương pháp cũng như lợi ích của nó trong điều trị bệnh.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!