Hiện nay, có nhiều người mắc viêm xoang thường xuyên bị khó ngủ, mất ngủ nhưng không biết liệu đây có phải do ảnh hưởng của viêm xoang hay không. Vậy bệnh viêm xoang có gây mất ngủ không và phải làm sao để khắc phục nó. Dưới đây là câu trả lời với các thông tin hữu ích nhất.
Viêm xoang có gây mất ngủ không? Có nguy hiểm không?
Viêm xoang là gì? Đây là bệnh lý viêm nhiễm hệ thống xoang, gây sưng, phù nề hoặc, tắc nghẽn các lỗ thông xoang. Điều này khiến cho nước và chất dịch nhầy trong các ổ xoang không thoát ra ngoài được.
Các chất nhầy tích tụ và dần lấp kín ổ xoang khiến người bệnh không thở được và bị mất ngủ. Sự bít tắc, tắc nghẽn gây ra các cơn đau đầu, đau buốt, tăng áp lực vùng chứa hệ thống xoang trên mặt như trán, hàm, má, răng, mắt.
Biểu hiện phù nề rõ nhất là ở vùng mắt với các triệu chứng sưng mí mắt và các mô xung quanh mắt. Các vi khuẩn tích tụ trong dịch nhầy sẽ tấn công vùng mắt thông qua các khoang thông giữa vùng xoang mặt với mắt.
Mí mắt và các mô xung quanh sẽ bị sưng đỏ, phù nề nghiêm trọng trong nhiều ngày đến khi vi khuẩn được đẩy lùi ra khỏi vùng xoang dưới mắt.
Ngoài ra, viêm xoang mũi còn dẫn đến hiện tượng phổ biến là mất mùi và nghẹt mũi. Trong một số trường hợp nhiễm trùng nặng hơn, viêm xoang thậm chí còn có thể gây đau tai, đau cổ và đau buốt sâu ở đỉnh đầu.
Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống vào ban ngày. Mà vào ban đêm, sự tắc nghẽn dịch đờm nhầy trong các ổ xoang và các cơn đau do viêm xoang còn khiến bệnh nhân dễ mất ngủ, khó đi vào giấc ngủ. Nghiêm trọng hơn còn đưa tới các tình trạng như rối loạn hơi thở dẫn đến ngưng thở khi ngủ.
Tình trạng mất ngủ, khó ngủ là biểu hiện thường gặp của người bị viêm xoang. Nguyên nhân chính của viêm xoang gây mất ngủ là do khi nằm dịch mủ, chất nhầy ứ đọng lại tại các hốc xoang.
Nó khiến người bệnh bị nghẹt, chảy nước mũi hay đau đầu, đau nhức mũi và khó thở. Do đó, người bệnh xoang thường có khó đi vào giấc ngủ và dễ mất ngủ hơn hơn bình thường.
Đặc biệt, vào ban đêm, dịch xoang mũi thường được tiết ra nhiều hơn. Chúng có chứa các vi khuẩn của đường thở và có xu hướng chảy về phía sau cổ họng gây kích ứng hay ngứa họng, khiến người mắc viêm xoang bị ho, khạc nhổ nhiều.
Một số trường hợp khác, người bệnh có thể bị viêm niêm mạc họng do nhiễm khuẩn trong các dịch mủ xoang. Đây cũng là nguyên nhân của bệnh viêm xoang có gây mất ngủ không.
Viêm xoang gây mất ngủ là triệu chứng thường thấy ở bệnh nhân, nhưng nó không có nghĩa là người bệnh được chủ quan trong thăm khám và điều trị. Bởi từ viêm xoang có thể gây ra các biến chứng rất nguy hiểm như viêm họng cấp và mãn tính, áp xe dây thần kinh mắt, não, u thanh quản, viêm màng não,…
Vì vậy, người bệnh cần phải thật thận trọng trong nhận diện các triệu chứng, biến chứng và điều trị một cách hợp lý để bảo vệ sức khỏe bản thân.
Bị mất ngủ do viêm xoang phải làm sao?
Viêm xoang là căn bệnh không quá nguy hiểm nhưng rất khó chữa bệnh dứt điểm và hay bị tái phát các triệu chứng. Để không còn lo lắng về việc viêm xoang có gây mất ngủ không.
Người bệnh cần tiến hành điều trị bệnh tận gốc tại các cơ sở y tế. Ngoài ra, để cải thiện tình trạng viêm xoang gây mất ngủ, các bệnh nhân cũng có thể sử dụng các giải pháp tự nhiên để giúp dễ đi vào giấc ngủ, ngủ sâu, ngủ ngon giấc hơn.
Điều chỉnh tư thế ngủ
Để có thể cải thiện tình trạng giấc ngủ, người bệnh nên điều chỉnh tư thế ngủ và nâng cao đầu khi ngủ. Nâng cao đầu khi ngủ giúp làm tăng khả năng dẫn các dòng dịch nhầy trong khoang mũi và các ổ xoang giúp thông thoáng đường thở.
Nhờ hoạt động kê cao đầu, người bệnh sẽ dễ thở hơn, đảm bảo lượng oxy cung cấp cho não bộ và cơ thể hoạt động bình thường. Từ đó nó giúp giảm thiểu tình trạng gián đoạn khi ngủ.
Để điều chỉnh tư thế ngủ chuẩn hơn, người bệnh có thể sử dụng một số loại giường có thiết kế điều chỉnh di động phần đầu theo nhiều cấp độ cao thấp.
Khi sử dụng loại giường này, độ cao khuyến cáo cho người bệnh là nâng cao đầu giường lên khoảng 15 – 20 độ so với mặt bằng. Độ cao này vừa giúp dễ ngủ, vừa không ảnh hưởng đến cột sống của người nằm.
Ngoài ra, Nếu không có điều kiện sở hữu chiếc giường thông minh trên, người bệnh còn một cách đơn giản giúp nâng cao đầu khi ngủ. Đó là sử dụng gối kê đầu. Người bệnh chỉ cần chuẩn bị 1 vài cái gối mềm, có độ cao khoảng 10cm và sẽ dùng gối để kê cao dưới phần bả vai và cổ.
Cách thực hiện: Dùng 1 chiếc kê cao phần từ bả vai đến cổ, 2 chiếc kê cao phần đầu, sẽ giúp người bệnh không còn bị thức giấc giữa đêm vì nghẹt mũi, khó thở nữa hay khó đi vào giấc ngủ nữa.
Xông mũi trước khi ngủ
Xông mũi là hoạt động có tác dụng tích cực nhất làm tăng cường độ ẩm của niêm mạc xoang và làm loãng chất nhầy trong ổ xoang mũi. Nó cũng có hiệu quả cao trong làm giảm hiện tượng kích ứng gây ngạt mũi, ngứa mũi. Do chất nhầy bị đánh tan nên bị đẩy ra khỏi ổ xoang, không thể tích tụ làm cản trở đường đi của không khí.
Bên cạnh đó, giải pháp này còn làm giãn nở mạch máu, làm giảm tình trạng sưng nề niêm mạc xoang, mũi, có tác dụng an thần và giảm triệu chứng đau đầu do viêm xoang gây ra.
Để thoải mái trước nỗi lo viêm xoang có gây mất ngủ không, người bệnh thực hiện xông hơi đều đặn trước khi đi ngủ mỗi ngày. Phương pháp vừa có thể cải thiện giấc ngủ, vừa hỗ trợ điều trị bệnh viêm xoang rất hiệu quả.
Để thực hiện xông hơi trị viêm xoang, người bệnh có thể sử dụng một số loại thảo dược xông dưới để thực hiện hằng ngày:
Xông hơi bằng bồ kết
Quả bồ kết chứa nhiều hoạt chất saponin, có hiệu quả cao trong tiêu đờm, giảm viêm, làm se dịu niêm mạc xoang. Thực hiện xông hơi bằng bồ kết liên tục trong khoảng 1 tuần giúp người bệnh giảm dần các triệu chứng nghẹt mũi, ngứa mũi, chảy nước mũi và làm lành các tổn thương sâu bên trong niêm mạc xoang nhanh chóng. Từ đó chúng giúp cải thiện tình trạng mất ngủ do viêm xoang gây ra.
Có 2 cách để sử dụng bồ kết:
Cách 1:
- Lấy 2 – 5 quả bồ kết khô, rửa sạch, bẻ đôi rồi đun sôi với 1 lít nước.
- Đến khi nước trong nồi chuyển thành màu nâu đen thì tắt bếp.
- Tiến hành xông hơi bồ kết bằng cách trùm 1 chiếc khăn lớn kín đầu.
- Hít thở sâu và từ từ hơi nóng thoát ra từ nước nấu bồ kết.
- Thực hiện mỗi ngày 1 lần trước khi đi ngủ để giảm nghẹt mũi, đau đầu và có giấc ngủ ngon.
Cách 2:
- Lấy 1 – 2 quả bồ kết khô, làm sạch và giã nhỏ hoặc bẻ nát.
- Đem đốt quả bồ kết và hít lấy khói bốc ra.
- Thực hiện 2 – 3 lần/ ngày, mỗi lần khoảng 5 phút.
- Sử dụng liên tục trong nhiều ngày để giảm các triệu chứng viêm xoang gây mất ngủ.
Xông hơi bằng cây giao
Cây giao là loại cây có hiệu quả rất cao trong điều trị viêm xoang nhưng cần sự cẩn trọng trong cách thực hiện. Bởi nếu để mủ giao rơi vào mắt có thể dẫn tới mù lòa. Cách thực hiện xông hơi bằng cây giao tại nhà như sau:
Chuẩn bị: 20 đốt cây giao và ấm nước nhỏ (nên dùng ấm có vòi) và 1 tờ giấy lớn dài khoảng 50cm
Cách thực hiện:
- Đổ khoảng 1 lít nước vào ấm rồi cắt các đốt giao thành khúc ngắn đem đi đun sôi.
- Trong thời gian đợi nước sôi, người dùng lấy tờ giấy đã chuẩn bị cuộn thành ống dài với một đầu to vừa miệng vòi ấm và một đầu nhỏ hơn ướm vừa mũi.
- Khi nước trong nồi sôi khoảng 5 – 10 phút thì tắt bếp rồi chụp đầu ống giấy to vào vòi ấm, đầu nhỏ còn lại để sát mũi sao để hít hơi nước xông bốc ra từ ấm.
- Thực hiện xông hơi với cây giao trong khoảng 10 phút, mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ. Với người bị nặng hơn có thể kéo dài thời gian xông hơn.
Lưu ý khi xông hơi trị viêm xoang với cây giao: Tránh để mủ giao bắn vào mắt, có thể điều chỉnh độ cao của ống giấy khi xông để tránh bị bỏng hơi, không dùng ấm đã đun cây giao để nấu nước uống vì có thẻ gây ngộ độc mủ giao.
Xông hơi bằng hoa ngũ sắc
Hoa ngũ sắc có một số thành phần hoạt chất là ageratocromen và precocene có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn tự nhiên, giúp làm giảm tình trạng phù nề niêm mạc và ứ đọng dịch trong ổ xoang.
Do đó, thực hiện xông hơi trị viêm xoang bằng hoa ngũ sắc hằng ngày có thể giúp các bệnh nhân cải thiện giấc ngủ rất tốt. Để xông hơi với hoa ngũ sắc, người bệnh cần:
Chuẩn bị: khoảng 50g cả thân, lá và hoa cây ngũ sắc và 1 chiếc khăn lớn
Cách thực hiện:
- Đem cây hoa ngũ sắc đi rửa sạch và đun sôi với 0,5 lít nước sạch trong khoảng 10 phút.
- Khi nước sôi, tiến hành trùm khăn kín đầu xông hơi nước bốc lên.
- Thực hiện phương pháp này vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp người bệnh cải thiện chất lượng giấc ngủ rõ rệt.
Massage mặt trước khi ngủ
Massage mặt khi bị viêm xoang không chỉ có tác dụng thư giãn, an thần. Cách làm này còn giúp giảm đau nhức, tăng cường lưu thông khí huyết và đánh tan dịch nhầy khu vực mũi xoang. Từ đó, góp hiệu quả không nhỏ vào việc hỗ trợ điều trị và cải thiện triệu chứng mất ngủ, khó ngủ khi bị viêm xoang.
Để thực hiện massage cơ mặt và hệ thống xoang mặt giảm mất ngủ, người bệnh có thể thực hiện theo các bước hướng dẫn sau:
- Rửa sạch và lau khô tay rồi áp 2 lòng bàn tay vào nhau. Tiến hành xoa nóng nhanh 2 tay trong khoảng 1 phút. Để tăng hiệu quả massage, trước khi xoa nóng tay, người dùng có thể nhỏ vào giữa 2 lòng bàn tay một vài giọt tinh dầu tràm hoặc tinh dầu bạc hà.
- Đặt các đầu ngón tay vào hai bên sống mũi, phần lõm sát hốc mắt và phía dưới đường chân mày. Dùng một lực vừa đủ nhẹ nhàng massage cả 3 vùng theo hình tròn cùng chiều kim đồng hồ. Thực hiện massage ở 3 vùng này trong khoảng 2 – 3 phút.
- Di chuyển ngón tay xuống ngoài 2 cánh mũi và vùng má, massage trong 2-3 phút.
- Đặt 2 ngón trỏ ở đầu chân mày, di dọc các ngón còn lại theo sống mũi xuống dưới gần miệng, thực hiện khoảng 10 lần.
- Tiến hành massage liên tục 2 lần mỗi ngày hoặc massage khi đau nhức, nghẹt mũi để cải thiện tình trạng.
Dùng thuốc điều trị viêm xoang
Để tạm biệt nỗi lo viêm xoang có gây mất ngủ không, người bệnh nên thăm khám và điều trị viêm xoang bằng các loại thuốc đặc trị. Dùng thuốc để điều trị viêm xoang gây mất ngủ có 2 hướng là sử dụng thuốc Tây y, Đông y và bài thuốc dân gian.
Tây y
Nguyên nhân gây nên tình trạng khó ngủ, mất ngủ ở bệnh nhân viêm xoang là do hiện tượng nghẹt mũi, đau đầu, khó thở. Do vậy, để sớm chấm dứt tình trạng mất ngủ, đề cao việc điều trị viêm xoang là điều cần thiết.
Trong Tây y, để điều trị viêm xoang các bác sĩ có thể kê một vài loại thuốc cải thiện triệu chứng như:
- Thuốc kháng viêm: chứa corticoid và kháng sinh
- Thuốc kháng sinh: chứa Amoxicillin, doxycycline
- Thuốc thông mũi: chứa Sudafed Actifed, Oxymetazoline, Phenylephrine
- Viêm xoang uống thuốc gì? Nhóm thuốc giảm đau
- Thuốc sát khuẩn: Argyrol,…
Trong trường hợp tình trạng viêm xoang mãn tính kéo dài, các bác sĩ có thể cân nhắc kê chỉ định thêm một số loại thuốc có tác dụng an thần nhẹ để tránh mất ngủ trầm trọng.
Việc sử dụng thuốc an thần trong điều trị viêm xoang gây mất ngủ có khả năng cao gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm, đặc biệt là suy giảm trí nhớ, bị lú lẫn và tỉ lệ lệ thuộc thuốc cao.
Do vậy, người bệnh dùng thuốc Tây chỉ được sử dụng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn sức khỏe.
Đông y
Bên cạnh việc áp dụng bài thuốc, chữa bệnh viêm xoang mất ngủ bằng châm cứu và xoa bóp Đông y cũng sẽ giúp cho việc điều trị có tác dụng tốt hơn.
Các huyệt thường được tác động khi châm cứu chữa viêm xoang bao gồm: Huyệt Khúc trì, huyệt Hợp cốc , huyệt Nội đình, huyệt Thái dương, huyệt Thiên ứng, huyệt Thừa khấp, huyệt Đầu duy, huyệt Ấn đường và huyệt Quyền liêu.
Để được châm cứu và xoa bóp điều trị theo lộ trình hiệu quả bài bản, người bệnh nên đến thăm khám và điều trị tại các y quán để được các lang y chẩn đoán và thực hiện điều trị chính xác.
Các bài thuốc dân gian
Bài thuốc dân gian chữa viêm xoang mũi tại nhà từ các loại gia vị sẵn có trong nhà bếp được nhiều người bệnh lựa chọn bởi tính an toàn và hiệu quả.
- Sử dụng gừng
Gừng có là nguyên liệu có đặc tính cay, ấm và có khả năng giải cảm, chống viêm, hỗ trợ giảm đau, và kháng khuẩn mạnh mẽ. Trong điều trị viêm xoang mất ngủ, gừng giúp cải thiện tình trạng sổ mũi, ngạt mũi, nhức đầu, đánh tan dịch nhầy giúp người bệnh dễ đi vào giấc ngủ hơn.
Đem củ gừng tươi đi rửa sạch, thái vát mỏng và cho vào cốc nước sôi hãm trong 5 hoặc 10 phút. Để dễ uống hơn đồng thời nâng cao hiệu quả điều trị, người dùng có thể pha thêm với đường phèn hoặc mật ong. Dùng 3 lần hằng ngày để cảm nhận hiệu quả.
- Sử dụng nghệ vàng
Nghệ là loại dược liệu quý hiếm có tính diệt kháng khuẩn cao và giúp chữa lành các vết thương do lở loét, viêm nhiễm. Đồng thời nó giúp phục hồi các vùng niêm mạc bị tổn thương và cải thiện những triệu chứng của bệnh viêm xoang hiệu quả.
Cách thực hiện: Lấy 1 củ nghệ vàng đem rửa sạch, thái lát mỏng rồi giã nhỏ chắt lấy nước. Dùng tăm bông sạch thấm nước nghệ rồi chấm vào mũi nhiều lần trong ngày.
Ngoài ra, người dùng cũng có thể trộn theo tỷ lệ 1:1 bột nghệ và mật ong để ngậm hàng ngày.
- Sử dụng tỏi
Tỏi có chứa 2 hoạt chất chính là Glycogen và Allicin có tính kháng viêm và kháng khuẩn cao. Người bệnh có thể dùng tỏi trị viêm xoang gây mất ngủ bằng cách nhai sống 2 – 3 tép tỏi mỗi ngày để giảm bớt những triệu chứng của viêm xoang.
Ngoài ra, ăn sống tỏi còn giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, chống vi khuẩn xâm nhập, giảm lão hóa và ngăn ngừa các bệnh về tim mạch
Người bệnh không nên ăn tỏi khi đang đói nhằm tránh tình trạng kích thích dạ dày. Không áp dụng bài thuốc dân gian này đối với người bị thị lực kém, viêm loét dạ dày, người bị bệnh gan thận,… Sau khi ăn tỏi, nên sử dụng nước chè xanh để uống hoặc súc miệng nhằm giảm bớt mùi.
Bị viêm xoang gây mất ngủ là triệu chứng dễ gặp ở nhiều các bệnh nhân. Đặc biệt, ở những người bị viêm xoang mãn tính, hiện tượng mất ngủ, khó ngủ có thể kéo dài, rất ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống người bệnh. Hi vọng với bài viết trên, người bệnh không còn lo lắng về vấn đề viêm xoang có gây buồn ngủ không và có được giải pháp phù hợp cho mình.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!