Môi trường ô nhiễm, khí hậu thay đổi khiến tỷ lệ người mắc viêm xoang gây ho tăng vọt. Bệnh không chỉ gây khó chịu, suy giảm chất lượng cuộc sống mà còn có thể khởi phát các biến chứng nguy hiểm, thậm chí là ung thư. Vì vậy, việc hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị bệnh là điều rất cần thiết.
Định nghĩa viêm xoang gây ho
Viêm xoang gây ho là một dạng viêm xoang có biểu hiện kèm theo ho. Ho do viêm xoang thường là ho có đờm, dai dẳng, thường nặng hơn vào ban đêm do dịch tiết từ các xoang chảy xuống phía sau họng, kích thích các thụ thể ho
Viêm xoang có gây ho không? Nguyên nhân gây ho do đâu?
Viêm xoang là tình trạng lớp niêm mạc mũi bị tổn thương, dịch nhầy tiết nhiều, ứ đọng tại các xoang làm cản trở quá trình hô hấp. Trong trường hợp, dịch mủ từ các xoang chảy xuống thành họng có thể gây viêm nhiễm vùng họng kéo theo cảm giác đau rát và các cơn ho xuất hiện.
Ngoài ra, viêm họng cũng là một biến chứng của viêm xoang kéo dài, viêm xoang mãn tính. Với trường hợp bị viêm xoang do dị ứng, tiếp xúc với các tác nhân kích thích cũng thường xuyên có biểu hiện ho liên tục.
Như vậy, các thông tin trên đã giải đáp rõ thắc mắc viêm xoang có gây ho không. Về phía nguyên nhân gây ra tình trạng này, các chuyên gia có chia sẻ gồm những vấn đề sau:
- Do vi khuẩn, virus: Khi bị viêm xoang, hệ miễn dịch của cơ thể suy giảm tạo điều kiện để vi khuẩn, virus xâm nhập gây viêm nhiễm, làm tắc các lỗ thông xoang. Ngoài ra, vi khuẩn sau khi xâm nhập, làm kích ứng vùng họng còn có thể gây ho nhiều, khiến các bệnh về đường hô hấp trở nặng.
- Do các tác nhân kích ứng bên ngoài: Với những người có cơ địa nhạy cảm, các tác nhân dị ứng không chỉ kích thích niêm mạc xoang mũi mà còn làm kích thích niêm mạc họng. Từ đó dẫn đến tình trạng ho liên tục, kéo dài khiến vùng họng đau rát, khó chịu.
- Do xuất hiện Polyp: Polyp là một dạng u ở mũi khiến khoang mũi bị chặn lại làm dịch nhầy ứ tắc. Điều này không chỉ khiến hoạt động hô hấp gặp khó khăn mà còn làm tăng nguy cơ dịch mủ chảy xuống thành họng gây viêm nhiễm, người bệnh ho nhiều.
Triệu chứng viêm xoang gây ho điển hình nhất
Một số triệu chứng điển hình giúp người bệnh nhận diện sớm viêm xoang mũi gây ho để từ đó có biện pháp chữa trị kịp thời như sau:
- Dịch nhầy tiết nhiều, người bệnh bị nghẹt mũi, khó thở.
- Chảy nước mũi, người bệnh thường xuyên sụt sịt, xì mũi.
- Xuất hiện đờm đặc, có màu xanh hoặc vàng.
- Đau rát họng, ho liên tục và kéo dài.
- Cơ thể mệt mỏi, một số trường hợp bị sốt hoặc ớn lạnh.
- Đau nhức mặt, đau hai bên má và thái dương.
Các triệu chứng trên gây cảm giác khó chịu, phiền toái, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nếu để tình trạng viêm xoang đau họng kéo dài, gây ho mà không có phương pháp điều trị dứt điểm, bệnh rất dễ trở thành mãn tính.
Viêm xoang gây ho có nguy hiểm không?
Viêm xoang là bệnh lý thường gặp, không gây nguy hiểm đến tính mạng khiến nhiều người tỏ ra thờ ơ, xem nhẹ bệnh. Chính điều này khiến tình trạng viêm xoang ho kéo dài, khó điều trị, xuất hiện và tiềm ẩn nguy cơ khởi phát các biến chứng nặng hơn, đe dọa sức khỏe người bệnh.
Cụ thể, viêm xoang gây ho có thể là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề sau:
- Ổ áp xe tại họng: Viêm xoang ho lâu ngày khiến tình trạng viêm nhiễm tại họng diễn biến nặng, tạo thành các ổ áp xe. Điều này không chỉ khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc hô hấp, ăn uống, giao tiếp mà còn có thể gây tử vong khi ổ áp xe vỡ làm người bệnh ngạt thở.
- Gây viêm họng hạt: Viêm họng hạt thường xuất hiện các triệu chứng như ngứa rát cổ họng, ho khan, ho có đờm… Trong trường hợp không điều trị kịp thời viêm họng hạt có thể làm phát sinh nhiều vấn đề nguy hiểm, thậm chí là ung thư vòm họng. Trường hợp viêm họng có mủ có thể gây viêm phổi hoặc nhiễm trùng đường huyết.
- Viêm amidan: Amidan là một trong những biến chứng khá thường gặp của viêm xoang ho kéo dài. Nếu để tình trạng viêm amidan trở nặng, người bệnh có thể đối mặt với những biến chứng như thấp tim, viêm cầu thận… vì vậy không được chủ quan, xem nhẹ.
Với những bệnh nhân cao tuổi, viêm xoang gây ho có thể tiến triển thành viêm phế quản mãn tính, viêm phổi mạn đe dọa tính mạng.
Việc chủ quan với các dấu hiệu của viêm xoang gây ho sẽ làm tăng tỷ lệ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe hoặc tính mạng.
Để đảm bảo tốt nhất tình trạng sức khỏe của mình, người bệnh nên đi khám ngay khi thấy xuất hiện các triệu chứng của bệnh để có phương pháp điều trị phù hợp.
Khi nào viêm xoang gây ho cần gặp bác sĩ?
- Ho kéo dài: Nếu ho kéo dài hơn 10 ngày và không có dấu hiệu thuyên giảm, đặc biệt khi kèm theo các triệu chứng khác của viêm xoang như nghẹt mũi, chảy nước mũi đặc, đau nhức vùng mặt, sốt, hoặc giảm khứu giác.
- Ho ra máu: Tuy hiếm gặp nhưng nếu ho ra máu, cần được thăm khám ngay để loại trừ các nguyên nhân nghiêm trọng.
- Khó thở hoặc thở khò khè: Đây có thể là dấu hiệu của biến chứng viêm xoang lan xuống đường hô hấp dưới.
- Đau đầu dữ dội: Đau đầu dai dẳng hoặc đau tăng dần, đặc biệt khi tập trung ở vùng trán hoặc sau mắt, có thể là dấu hiệu viêm xoang nặng hoặc biến chứng.
- Sốt cao (trên 38 độ C): Sốt cao thường đi kèm với nhiễm trùng, cần được bác sĩ đánh giá và điều trị kịp thời.
- Giảm thị lực hoặc sưng quanh mắt: Đây là những triệu chứng nguy hiểm, có thể là dấu hiệu viêm xoang đã lan đến vùng mắt.
Khám lâm sàng và hỏi bệnh sử
- Quan sát: Bác sĩ sẽ kiểm tra mũi, họng và các vùng xung quanh để tìm dấu hiệu viêm, sưng, hoặc dịch tiết bất thường.
- Hỏi bệnh sử: Bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng cụ thể của bệnh nhân (như tính chất ho, thời gian ho, các triệu chứng khác kèm theo), tiền sử bệnh lý, và các yếu tố nguy cơ (tiếp xúc với dị nguyên, tiền sử dị ứng, etc.).
Nội soi mũi xoang
Đây là phương pháp quan trọng để quan sát trực tiếp bên trong các xoang. Qua nội soi, bác sĩ có thể thấy được tình trạng niêm mạc xoang, dịch tiết, và các bất thường khác (polyp mũi xoang, vẹo vách ngăn...).
Chẩn đoán hình ảnh
- X-quang: Có thể giúp phát hiện các dấu hiệu viêm xoang như mờ đục xoang, dày niêm mạc. Tuy nhiên, độ chính xác không cao bằng CT scan.
- CT scan: Là phương pháp hình ảnh hiện đại, cho phép quan sát chi tiết cấu trúc xoang, đánh giá mức độ viêm nhiễm, và phát hiện các biến chứng (ví dụ như viêm xoang lan rộng, tắc nghẽn xoang, etc.).
- MRI: Ít được sử dụng hơn CT scan trong chẩn đoán viêm xoang thông thường. MRI có thể được chỉ định trong các trường hợp nghi ngờ viêm xoang do nấm hoặc có biến chứng phức tạp.
Xét nghiệm khác
- Xét nghiệm vi sinh: Nuôi cấy dịch tiết từ mũi xoang có thể giúp xác định tác nhân gây bệnh (vi khuẩn, nấm). Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng cần thiết phải làm xét nghiệm này.
- Xét nghiệm dị ứng: Thử nghiệm dị ứng có thể được thực hiện nếu nghi ngờ viêm xoang do dị ứng.
Cách điều trị viêm xoang gây ho hiệu quả cao
Loại bỏ căn nguyên gây bệnh viêm xoang song song với làm dịu các triệu chứng đau rát tại vùng họng là cách tốt nhất để điều trị bệnh triệt để.
Cụ thể, dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh lý này được ứng dụng phổ biến hiện nay.
Chữa bệnh bằng các mẹo dân gian
Mẹo dân gian được đánh giá là phương pháp chữa bệnh an toàn, vừa tiết kiệm vừa đem lại hiệu quả điều trị tích cực.
Một số cách trị bệnh bằng mẹo dân gian thường dùng bao gồm:
- Sử dụng cây vòi voi + nhánh ngũ sắc: Người bệnh chuẩn bị khoảng 10 cây vòi voi kết hợp cùng 5 nhánh ngũ sắc. Nguyên liệu sau khi rửa sạch cho vào giã cùng một chút muối tinh rồi vắt lấy nước. Cuối cùng, người bệnh chỉ cần cho dung dịch vào bình xịt và dùng như thuốc xịt mũi thông thường. Lưu ý, mỗi lần người bệnh chỉ xịt từ 1 - 2 giọt, có thể xịt nhiều lần trong ngày để cảm nhận các triệu chứng cải thiện rõ rệt.
- Sử dụng gừng: Người bệnh chuẩn bị vài lát gừng tươi đem đun sôi cùng một chút nước. Nước gừng được dùng để xông hơi trong khoảng 10 phút giúp xoang mũi thông thoáng, sạch khuẩn. Người bệnh nên duy trì thực hiện phương pháp này 2 - 3 lần/ngày để đạt hiệu quả cao.
Bài thuốc dân gian an toàn, lành tính nhưng đòi hỏi thời gian thực hiện lâu và không có khả năng chữa bệnh triệt để. Người bệnh chỉ nên áp dụng các mẹo dân gian như một phương pháp hỗ trợ điều trị.
Điều trị bằng Tây Y
Trái với các mẹo dân gian, phương pháp Tây Y tập trung làm giảm triệu chứng, đem lại hiệu quả điều trị trong thời gian ngắn. Thuốc Tây cũng phù hợp với mọi tình trạng bệnh từ nhẹ đến nặng, cấp tính hay mãn tính nên được khá nhiều người lựa chọn.
Một số loại thuốc Tây được sử dụng phổ biến trong điều trị viêm xoang gây ho như:
Thuốc kháng sinh
Chỉ được sử dụng khi viêm xoang do vi khuẩn. Các loại kháng sinh thường dùng bao gồm amoxicillin, clarithromycin, azithromycin. Thời gian sử dụng thuốc tùy thuộc vào loại vi khuẩn và mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Thuốc giảm đau, hạ sốt
Có thể sử dụng paracetamol hoặc ibuprofen để giảm đau và hạ sốt. Nên sử dụng thuốc theo hướng dẫn trên bao bì hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
Thuốc kháng histamin
Giúp giảm nghẹt mũi, chảy nước mũi, và ngứa mũi. Các loại thuốc kháng histamin thường dùng bao gồm loratadine, cetirizine, fexofenadine. Một số loại thuốc kháng histamin có thể gây buồn ngủ, do đó nên thận trọng khi sử dụng.
Thuốc co mạch
Giúp thông mũi tạm thời bằng cách co các mạch máu trong mũi. Chỉ nên sử dụng thuốc co mạch trong thời gian ngắn (không quá 3-5 ngày) vì có thể gây ra tác dụng phụ như nghẹt mũi nặng hơn sau khi ngừng sử dụng thuốc. Các loại thuốc co mạch thường dùng bao gồm pseudoephedrine, phenylephrine.
Thuốc xịt mũi corticosteroid
Giúp giảm viêm trong các khoang xoang. Có thể mất vài ngày hoặc vài tuần để thuốc có tác dụng. Các loại thuốc xịt mũi corticosteroid thường dùng bao gồm fluticasone, mometasone.
Thuốc Tây Y được chế xuất từ các chất hóa học, dễ gây tác dụng phụ hoặc tạo áp lực lên gan thận. Việc dùng thuốc không theo đơn, dùng thuốc kéo dài sẽ làm tăng khả năng xuất hiện biến chứng không mong muốn, làm bệnh diễn biến phức tạp, khó chữa. Vì vậy, tốt nhất người bệnh cần đi khám và tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ.
Sử dụng Đông Y
Nếu người bệnh lo ngại việc xuất hiện tác dụng phụ khi dùng thuốc thì có thể tham khảo cách chữa viêm xoang gây ho triệt để bằng Đông Y.
Cụ thể, thuốc Đông Y tập trung tiêu diệt vi khuẩn, nấm gây bệnh song song với thông kinh hoạt lạc, bổ phế, tàng dương. Nhờ vậy không những loại bỏ được căn nguyên gây viêm xoang mà còn giúp người bệnh phục hồi sức khỏe.
Các bài thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị viêm xoang gây ho như sau:
Bài thuốc Tứ nhuyễn thang:
- Thành phần: Bạch truật (12g), Cam thảo (6g), Sa sâm (10g), Kê nhĩ (6g), Trần bì (6g), Gừng (3g), Táo đỏ (2 quả).
- Cách sử dụng: Sắc 500ml nước đến còn 100ml, chia 2-3 lần uống/ngày, uống ấm.
Bài thuốc Tiểu thanh long thang:
- Thành phần: Ma hoàng (3g), Quế chi (3g), Cam thảo (6g), Tế tân (3g), Bán hạ chế (6g), Ngũ vị tử (3g), Bạch thược (6g).
- Cách sử dụng: Sắc 500ml nước đến còn 100ml, chia 2-3 lần uống/ngày, uống ấm.
Bài thuốc Kim ngân hoa thang:
- Thành phần: Kim ngân hoa (16g), Ké đầu ngựa (16g), Sinh địa (12g), Huyền sâm (12g), Hoàng cầm (12g), Đan bì (12g), Mạch môn đông (12g), Tân di (8g).
- Cách sử dụng: Sắc 700ml nước đến còn 200ml, chia 3 lần uống/ngày, uống ấm.
Lưu ý khi điều trị viêm xoang gây ho
Các yếu tố sinh hoạt có ảnh hưởng rất lớn đến việc hồi phục sức khỏe và ngăn bệnh tái phát. Vì vậy, bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh cũng cần quan tâm, chú ý xây dựng chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý.
Một số yếu tố cần lưu ý trong quá trình điều trị viêm xoang gây ho như sau:
- Vệ sinh vùng mũi, họng hằng ngày bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch vệ sinh chuyên dụng.
- Che chắn, giữ ấm vùng cổ, mũi, tai khi trời lạnh hoặc mỗi khi ra ngoài.
- Tránh để nhiệt độ điều hòa, máy lạnh quá thấp, nên duy trì ở mức 27 - 28 độ C.
- Uống đủ nước lọc, nước trái cây mỗi ngày nhằm giúp lớp niêm mạc xoang, họng được cấp ẩm.
- Không sử dụng đồ ăn cay nóng, dầu mỡ, nhiều gia vị… khiến bệnh có xu hướng trở nặng.
- Người bị viêm xoang gây ho cần hạn chế các loại thực phẩm có khả năng kích thích dị ứng như hải sản, thịt bò, trứng, sữa…
- Người bệnh tránh xa các đồ uống có cồn, thuốc lá hoặc các chất kích thích khác.
- Người bệnh nên bổ sung các thực phẩm giàu kẽm, omega 3, vitamin C, hoa quả tươi và rau xanh trong khẩu phần ăn hằng ngày.
- Xây dựng chế độ nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế thức khuya và thường xuyên tập luyện thể thao.
Trong trường hợp điều trị viêm xoang gây ho không thấy có tiến triển hoặc phát sinh biến chứng bất thường, người bệnh cần liên lạc ngay với bác sĩ điều trị để có phương pháp can thiệp tốt nhất.
Người bệnh tránh tuyệt đối tình trạng tự xử lý các biến chứng khiến bệnh trở nặng, diễn biến phức tạp, khó chữa trị.
Kết luận
Trên đây là các thông tin chi tiết xoay quanh bệnh viêm xoang gây ho và cách điều trị dứt điểm. Mặc dù bệnh không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng lại làm chất lượng cuộc sống và sức khỏe suy giảm. Việc có phương pháp điều trị dứt điểm song song với chế độ sinh hoạt hợp lý là cách tốt nhất giúp người bệnh đẩy lùi viêm xoang gây ho.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!