Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Chữa á sừng bằng lá trầu không được dân gian lưu truyền từ lâu. Bài thuốc có ưu điểm an toàn, lành tính, dễ dàng thực hiện ngay tại nhà và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, cách điều trị này chỉ cho hiệu quả với từng trường hợp nhất định. Bài viết sau đây sẽ gợi ý 7 cách dùng trầu không cải thiện các triệu chứng của á sừng phổ biến nhất hiện nay. 

Vì sao có thể chữa á sừng bằng lá trầu không?

Khoa học hiện đại đã nghiên cứu và phát hiện trong lá trầu không có chứa các hoạt chất hữu cơ bao gồm cadinen, chavicol và betel-phenol,… Hỗn hợp tinh dầu khá dồi dào trong loại lá này bao gồm estragol, cineol, methyl eugenol, eugenol,…

Chữa á sừng bằng lá trầu không là phương pháp được nhiều người lựa chọn
Chữa á sừng bằng lá trầu không là phương pháp được nhiều người lựa chọn

Các acid hữu cơ được tìm thấy trong lá trầu không là acid nicotinic và một số loại acid amin. Vitamin C, đường hay carotene cũng là những thành phần phụ được chứng minh có trong loại lá đặc biệt này. 

Tổng hợp các yếu tố được tìm thấy trong lá trầu kể trên đã giúp cho loại lá này được đánh giá cao với các công dung chính như:

  • Sát trùng: Tinh dầu của lá có tác dụng ức chế, tiêu diệt một số vi nấm, từ đó giúp cải thiện các bệnh lý ngoài da, đặc biệt là bệnh á sừng. Thêm nữa, hoạt chất phytochemical, phenolic còn có tác dụng kháng, ức chế vi khuẩn gram dương và âm rất hiệu quả. 
  • Dưỡng da: Kali, iot cùng với các loại vitamin như A, B1, B2, B5, C giúp tăng khả năng bảo vệ da khỏi các tác nhân gây bệnh.
  • Thúc đẩy quá trình lành da: Dưỡng chất có trong lá trầu giúp chống oxy hóa, ức chế sự phát triển của gốc tự do, đẩy mạnh quá trình tái tạo đồng thời làm lành da.

Nhờ những tác dụng nói trên, lá trầu được dân gian sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh lý về da, đặc biệt là bệnh á sừng.

7 cách chữa á sừng bằng lá trầu không đơn giản

Để đạt công dụng tốt nhất trong điều trị bệnh á sừng, dân gian đã phát hiện và áp dụng nhiều bài thuốc từ lá trầu. Người bệnh nên thực hiện đúng quy trình và liều lượng để có được hiệu quả cao nhất.

Bài thuốc uống nước lá trầu trị bệnh á sừng

Cách chữa á sừng bằng lá trầu không nguyên chất giúp các hoạt chất nhanh chóng thẩm thấu, vùng da tổn thương bởi bệnh lý nhanh chóng hồi phục. 

Nước lá trầu không giúp thuyên giảm các triệu chứng bệnh á sừng gây ra
Nước lá trầu không giúp thuyên giảm các triệu chứng bệnh á sừng gây ra
  • Chuẩn bị: Lá trầu không loại bánh tẻ, không quá già hoặc quá non.
  • Cách thực hiện: Lá trầu đem rửa thật sạch, tốt nhất nên ngâm với nước muối pha loãng khoảng 10 phút, sau đó vớt ra để ráo. Bước tiếp theo bạn cần đem lá trầu đi thái nhỏ, sau đó cho một lượng nước vừa đủ vào đun sôi khoảng 10 phút đồng hồ thì dừng lại. Nước cốt lá trầu không thu được sau đó dùng để uống, mỗi ngày 1 – 2 lần. 

Đắp lá trầu để chữa á sừng

Đắp lá trầu không trực tiếp lên vùng da bị tổn thương do bệnh á sừng sẽ giúp giảm tình trạng ngứa ngáy và khó chịu trực tiếp. Đây cũng là phương pháp giúp giảm viêm, ngăn chặn nứt nẻ và bong tróc da hiệu quả. 

  • Chuẩn bị: Khoảng 20 – 30 lá trầu không loại bánh tẻ hoặc nhiều hơn nếu vùng da bị bệnh lan rộng. 
  • Cách thực hiện: Lá trầu không sau khi được ngâm rửa sạch đất cát đem cắt nhỏ và giã nát. Vùng da bị á sừng sau khi vệ sinh sạch sẽ, đắp lá trầu đã sơ chế lên bên trên và cố định lại bằng băng sạch. Sau thời gian 30 phút, bạn cần vệ sinh lại vùng da tổn thương bằng nước sạch. 
  • Lưu ý: Cách chữa á sừng bằng lá trầu không giã nát nên được áp dụng mỗi ngày 1 lần cho tới khi biểu hiện bệnh thuyên giảm. 

Ngâm rửa vùng da á sừng bằng nước lá trầu không

Rửa vùng da bị á sừng bằng nước lá trầu không cho tác dụng diệt khuẩn, làm sạch, chặn nhiễm trùng hiệu quả. Bài thuốc cũng hiệu quả trong việc làm giảm hiện tượng bong tróc và cấp ẩm cho da. 

Rửa vùng da bị bệnh bằng nước lá trầu để giảm viêm
Rửa vùng da bị bệnh bằng nước lá trầu để giảm viêm
  • Chuẩn bị: Tùy thuộc vào diện tích vùng da bị bệnh để chuẩn bị số lá trầu không phù hợp. 
  • Cách thực hiện: Lá trầu cần loại bỏ sạch đất cát bằng nước muối pha loãng, sau đó vò nhẹ cho lá dập nát và đun sôi kỹ cùng khoảng 2 lít nước. Nước thuốc thu được để nguội và ngâm rửa vùng da bị á sừng mỗi ngày 2 lần. 

Cách chữa á sừng bằng thoa nước ép lá trầu không

Thoa nước cốt lá trầu lên trên vùng da bị bệnh á sừng cho hiệu quả trong việc diệt khuẩn và giảm ngứa. Cách thực hiện bài thuốc cũng rất đơn giản, dễ dàng áp dụng tại nhà. 

  • Chuẩn bị: Bạn có thể chuẩn bị khoảng 6 lá trầu không loại bánh tẻ hoặc nhiều hơn nếu vùng da mắc bệnh rộng. 
  • Cách thực hiện: Lá trầu không sau khi ngâm rửa, đem giã nát để vắt lấy nước cốt. Bạn thoa nước lá trầu không vừa thu được lên vùng da bị bệnh và chờ trong khoảng 15 phút, sau đó vệ sinh lại bằng nước sạch. 
  • Lưu ý: Với những trường hợp vùng da bị bệnh mỏng, tổn thương nhiều, bạn nên pha loãng nước cốt lá trầu với nước mới sử dụng để tránh kích ứng da.

Chữa á sừng bằng tắm nước lá trầu không tại nhà

Nếu mắc bệnh á sừng ở nhiều vùng da trên cơ thể, người bệnh có thể chọn cách tắm nước lá trầu để kiểm soát triệu chứng bệnh lý.

Nước lá trầu đun sôi và tắm giúp giảm ngứa ngáy
Nước lá trầu đun sôi và tắm giúp giảm ngứa ngáy
  • Chuẩn bị: Bạn cần chuẩn bị khoảng 2 nắm lá trầu không hoặc nhiều hơn nếu vùng tổn thương lan rộng.
  • Cách thực hiện: Lá trầu không sau khi rửa sạch và ngâm nước muối pha loãng khoảng 5 phút đem đun sôi với nước. Pha nước lá trầu với nước lạnh để tạo thành hỗn hợp ấm và sử dụng để tắm. Áp dụng bài thuốc mỗi ngày 1 lần để cho hiệu quả tốt và nhanh nhất. 

Hướng dẫn cách xông nước lá trầu không

Xông hơi nước lá trầu là phương pháp đã được dân gian áp dụng từ lâu. Đây cũng là bài thuốc giúp giảm tình trạng ngứa ngáy, khó chịu do bệnh á sừng gây ra.

  • Chuẩn bị: Một nắm lá trầu không, tùy thuộc vào vùng thương tổn để chọn số lá phù hợp. 
  • Cách thực hiện: Lá trầu không sau khi đã rửa sạch, đem vò nát, sau đó đun sôi cùng với nước trong khoảng 3 – 5 phút. Nước lá trầu sau khi sôi đổ ra chậu hoặc bát và dùng để xông hơi vùng da cần điều trị bệnh á sừng. 
  • Lưu ý: Trong quá trình xông hơi, người bệnh cần giữ khoảng cách với mặt nước để tránh bị bỏng hơi. Cách chữa á sừng bằng lá trầu không này nên áp dụng mỗi ngày 2 lần và tốt nhất là vào buổi tối trước khi đi ngủ để giảm nứt nẻ, giảm khô da, giúp dễ chịu khi ngủ. 

Cách chữa á sừng bằng lá trầu không kết hợp với bồ kết

Nghiên cứu đã chỉ ra trong thành phần của bồ kết có chứa hoạt chất saponin, rất hiệu quả trong việc làm sạch da, kháng viêm và thúc đẩy quả trình làm lành vết thương. Vì thế, khi kết hợp bồ kết với lá trầu sẽ cho hiệu quả đặc biệt trong việc làm giảm triệu chứng bệnh á sừng gây ra. 

Kết hợp trầu không với bồ kết để vết thương nhanh lành
Kết hợp trầu không với bồ kết để vết thương nhanh lành
  • Chuẩn bị: Một ít bồ kết khô và lá trầu không.
  • Cách thực hiện: Bồ kết và lá trầu không cần đem rửa thật sạch và để ráo nước, lá trầu sau đó đem vò lát, bồ kết cắt nhỏ thành từng khúc và đem đun sôi khoảng 20 phút. Nước cốt thu được đồ ra chậu, pha thêm với một chút nước lạnh và đem ngâm rửa vùng da bị bệnh. 
  • Lưu ý: Bệnh nhân nên ngâm tắm nước trầu không kết hợp với bồ kết từ khoảng 5 lần mỗi tuần để cho hiệu quả cao nhất. Không sử dụng bài thuốc với mẹ bầu bị á sừng để đảm bảo an toàn. 

Chữa á sừng bằng lá trầu, rau răm và muối hạt

Kết hợp lá trầu với muối hạt và rau răm là một trong những bài thuốc chữa á sừng được dân gian lưu truyền từ lâu. Cách thực hiện rất đơn giản và người bệnh có thể áp dụng ngay tại nhà.

Chữa á sừng bằng lá trầu không với rau răm vô cùng đơn giản
Chữa á sừng bằng lá trầu không với rau răm vô cùng đơn giản
  • Chuẩn bị: Bạn cần chuẩn bị khoảng 7 lá trầu tươi loại bánh tẻ, 2 nắm nhỏ rau răm, 1 thìa cà phê muối hạt, khoảng 3 lít nước và 10 lá bèo hoa dâu. 
  • Cách thực hiện: Toàn bộ các nguyên liệu đem rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng trong khoảng 15 phút. Sau khi thái nhỏ, nguyên liệu đã chuẩn bị đem đi đun sôi kỹ. Nước cốt thu được để nguội rồi mang ngâm rửa vùng da bị bệnh. 

Lưu ý khi sử dụng lá trầu không chữa bệnh á sừng

Cách chữa á sừng bằng lá trầu không cho hiệu quả với từng tình trạng, có thể thực hiện ngay tại nhà với ưu điểm chi phí rẻ, tiện lợi. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Phương pháp chỉ hỗ trợ cải thiện triệu chứng chứ không để điều trị triệt để bệnh lý. Với những trường hợp nặng, bệnh nhân nên tới cơ sở y tế chuyên khoa để được kiểm tra, thăm khám và có phác đồ điều trị phù hợp. 
  • Bạn nên lựa chọn lá trầu tươi, không bị sâu, héo úa và ngâm rửa thật sạch với nước muối pha loãng để loại bỏ vi khuẩn. 
  • Phương pháp chữa á sừng bằng lá trầu không không nên áp dụng với chị em đang nuôi con bằng sữa mẹ, mẹ bầu hoặc người già, trẻ nhỏ. 
  • Hiệu quả của biện pháp nhanh hay chậm sẽ phụ thuộc vào cơ địa của từng người và bệnh nhân nên kiên trì áp dụng khoảng 2 – 3 tháng để có được kết quả tích cực nhất. 
  • Trong quá trình dùng trầu không chữa bệnh, bệnh nhân cần theo dõi tình trạng da, nếu thất bất thường nên ngưng bài thuốc ngay và gặp  bác sĩ để có biện pháp điều trị đúng nhất. 
  • Bệnh nhân không sử dụng nước lá trầu đã để qua đêm, không nên chà xát, gãi lên da để tránh vùng vết thương lan rộng hoặc bội nhiễm. 
  • Khi bị á sừng, bệnh nhân nên tránh tiếp xúc với hóa chất độc hại hoặc chất tẩy rửa để giảm tổn thương. 
  • Trước khi áp dụng phương pháp chữa á sừng bằng lá trầu không, bạn cần vệ sinh tay sạch sẽ để đảm bảo an toàn. 
  • Song song với các biện pháp điều trị, người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng khoa học, phù hợp, nên bổ sung đủ nước, tăng cường trái cây và rau xanh, hạn chế nhóm đồ ăn dễ gây dị ứng như bia rượu, nước ngọt. 
  • Bệnh nhân nên thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh khác. 
  • Thăm khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề liên quan và có biện pháp can thiệp kịp thời.

Chữa á sừng bằng lá trầu không chỉ cho hiệu quả khi người bệnh kiên trì và thực hiện đúng liệu trình. Với tình trạng tổn thương lan rộng, bệnh nhân nên tới cơ sở y tế chuyên khoa để có phác đồ điều trị hiệu quả nhất. 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan
cach-chua-ngua-da-vao-mua-dong
la-tam-chua-viem-da-co-dia
bi-me-day-kieng-an-gi
to-dia
review-cach-dieu-tri-vay-nen
thuoc-nam-chua-viem-nang-long
thuoc-tri-me-day-cho-tre-em
mat ngu sau sinh