Mề đay mẩn ngứa là tình trạng các mao mạch dưới da bị phản ứng với các chất dị nguyên như thời tiết, thức ăn, dị ứng thuốc, côn trùng cắn, hóa chất, mỹ phẩm,… Người bệnh bị mề đay thường xuất hiện các triệu chứng ngứa ngáy, mẩn đỏ, nổi sần trên da. Để kiểm soát được tình trạng này, ngoài việc dùng thuốc người bệnh còn cần kiêng một số loại thực phẩm nhất định. Vậy bị mề đay kiêng ăn gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây của Tạp Chí Đông Y.
Bị mề đay kiêng ăn gì để bệnh nhanh khỏi?
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với bệnh nhân bị nổi mề đay. Vì vậy người bệnh cần hạn chế sử dụng những loại thực phẩm có khả năng gây kích ứng, mẩn ngứa và khiến bệnh lâu khỏi.
Vậy bị mề đay kiêng ăn gì? Dưới đây là những nhóm thực phẩm người bệnh cần tránh sử dụng trong thời gian điều trị nổi mề đay:
Thực phẩm cay nóng
Các loại đồ ăn cay nóng như lẩu cay, mì cay đều có chứa các thành phần như ớt, hạt tiêu, mù tạt, … Những loại thực phẩm này nếu tiêu thụ quá nhiều sẽ gây nóng trong người, hút ẩm, khiến làn da bị khô ráp, dễ kích ứng và nổi nhiều mụn. Điều này khiến cho tình trạng ngứa ngáy viêm nhiễm trên da ngày càng nghiêm trọng hơn.
Vì vậy những người đang điều trị bệnh nổi mề đay cần tránh sử dụng các loại đồ ăn cay nóng. Sau khi đã chữa khỏi bệnh bạn cũng chỉ nên dùng từ 2-3 lần/tuần và ăn với tần suất ngắt quãng để tránh gây hại cho làn da.
Thực phẩm nhiều dầu mỡ
Các loại đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ đều có hương vị thơm ngon. Thế nhưng nó lại không phù hợp đối với bệnh nhân đang điều trị nổi mề đay. Thường xuyên sử dụng đồ ăn nhiều dầu mỡ sẽ khiến cho tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh. Từ đó gây bít tắc lỗ chân lông, góp phần khiến cho tình trạng viêm da trở nên nghiêm trọng hơn.
Chưa kể, những đồ ăn chứa nhiều chất béo bão hòa còn gây ảnh hưởng đến biểu hiện gen, làm thay đổi hormone, từ đó gây mụn trứng cá và các vấn đề da liễu khác. Vì vậy những người đang bị nổi mề đay hoặc các bệnh lý viêm da khác nên hạn chế sử dụng đồ ăn nhiều dầu mỡ để bệnh nhanh khỏi.
Thực phẩm dễ gây dị ứng
Những người có cơ địa nhạy cảm nên tránh sử dụng những loại thực phẩm dễ gây dị ứng như: Sữa bò, trứng, hạt điều, hạt dẻ, óc chó, hạnh nhân, hồ trăn, lạc, mực ống, tôm, ốc, sò, cua, ghẹ, lúa mì, đậu nành, cá,… Nguyên nhân là bởi những loại thực phẩm này có chứa nhiều protein. Khi hệ thống miễn dịch xác định nhầm protein có trong thực phẩm là chất gây hại thì sẽ giải phóng histamin để tự vệ.
Khi đó người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như nổi ban đỏ, ngứa ngáy, chóng mặt, khó thở, tiêu chảy, buồn nôn. sưng mặt… thậm chí gây sốc phản vệ. Vì vậy người bệnh bị nổi mề đay cần loại bỏ những thức ăn này khỏi thực đơn hàng ngày của mình để bảo vệ sức khỏe.
Thực phẩm giàu đạm
Bị mề đay kiêng ăn gì chắc chắn phải kể đến những thực phẩm chứa nhiều đạm. Nhóm thực phẩm này có chứa nhiều protein, khiến cơ thể khó tiêu hóa, hấp thụ. Khi ăn quá nhiều sẽ khiến cơ thể giải phóng ra một lượng lớn histamin, gây ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ nghiêm trọng.
Ngoài ra, việc tiêu thụ quá nhiều đạm trong thời gian ngắn cũng sẽ làm tăng nguy cơ bị tăng cân, táo bón, tiêu chảy, mất nước, ung thư, bệnh tim, gout,… Do đó người bệnh cần hạn chế sử dụng các loại thực phẩm như: Thịt bò, trứng, thịt gà, cá biển, sữa, đậu nành, bơ, thịt cừu, tôm, thịt chó,…
Thực phẩm nhiều đường, muối
Đồ ăn chứa nhiều đường có thể kích thích hệ thần kinh ngoại biên. Từ đó khiến cho tình trạng nổi mề đay trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, chúng còn gây ảnh hưởng tới hệ miễn dịch, làm cho bệnh kéo dài dai dẳng và khó điều trị.
Đối với những thực phẩm chứa nhiều muối còn gây lão hóa sớm, khiến da phù nề, dễ khô ráp và bong tróc. Vì vậy người bệnh đang điều trị nổi mề đay cần loại bỏ những thực phẩm này ra khỏi chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mình.
Một số thực phẩm chứa nhiều đường và muối người bệnh cần hạn chế sử dụng đó là: Bánh quy, kẹo, bánh ngọt, mứt, hoa quả sấy khô, sữa bò, snack, xúc xích, cá khô, các loại mắm, mì tôm….
Các chất kích thích
Các chất kích thích bao gồm thuốc lá, thuốc lào, thuốc lá điện tử, ma túy, bia, rượu, cà phê,… là những thứ người bệnh bị mề đay cần tránh sử dụng. Chúng có thể khiến cho hệ miễn dịch của người bệnh bị suy yếu, khiến tình trạng bệnh nặng hơn và sẽ tái phát nhiều lần.
Bên cạnh đó, những loại đồ uống có cồn còn kích thích cơ thể sản sinh cytokine dẫn đến viêm đỏ, sưng tấy, khô da và nổi mụn. Nếu sử dụng quá nhiều bia rượu cũng sẽ gây tổn thương gan, khiến gan không thể đào thải độc tố ra bên ngoài và dần tích tụ bên dưới da. Do đó bệnh nhân đang điều trị mề đay, vảy nến, phát ban, mụn trứng cá hoặc bất kỳ căn bệnh da liễu nào cũng không nên sử dụng các chất kích thích này.
Bị mề đay nên ăn gì?
Bên cạnh thắc mắc bị mề đay kiêng ăn gì, người bệnh cũng cần chú ý bổ sung thêm nhiều loại thực phẩm giàu dinh dưỡng để giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp bệnh nhanh chóng được cải thiện.
Trà thảo mộc
Đối với bệnh nhân bị nổi mề đay, bạn nên ưu tiên sử dụng các loại trà thảo mộc như: Trà cà gai leo, trà xanh, trà rau má, trà hương thảo, trà hắc kỷ tử, trà táo đỏ…. Những loại trà này đều có chứa nhiều vitamin A, C, E, B1, B2, B3, B5, B6, B9, B12, K, axit amin, chất chống oxy hóa và nhiều dưỡng chất khác tốt cho da.
Trà thảo mộc có tác dụng dụng tốt trong việc dưỡng ẩm da, giảm ngứa ngáy, sưng viêm, bong tróc, thúc đẩy tái tạo tế bào da. Đồng thời, loại đồ uống này còn giúp kiểm soát bã nhờn tự nhiên, se khít lỗ chân lông, thanh lọc cơ thể, giải độc gan…. Tất cả những yếu tố này đều góp phần giúp bệnh mề đay được cải thiện một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Dầu thực vật
Các loại dầu thực vật bao gồm dầu argan, dầu dừa, dầu oliu, dầu bơ, dầu hạt lanh,…. đều có tác dụng tốt cho sức khỏe và lan da. Cụ thể, trong thành phần của chúng có chứa rất nhiều thành phần như: Peptides, saponins, phenols, vitamin E, vitamin B12, đồng, crom, silicon, kẽm,…
Những chất này có tác dụng chống lão hóa, kháng khuẩn, giảm viêm nhiễm, ngứa ngáy và chữa lành các tổn thương trên da. Bên cạnh đó, dầu thực vật còn có tác dụng cân bằng độ ẩm, cải thiện tình trạng thô ráp, sần sùi, bong tróc, giảm bớt tình trạng khó chịu do các bệnh viêm da, chàm, vảy nến, mề đay gây ra.
Rau xanh
Các loại rau xanh có chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin A, C, E, nhóm B, kẽm, lutein,. Chúng có tác dụng tái tạo làn da bị tổn thương, kích thích phát triển biểu mô, dưỡng ẩm, chống oxy hóa, hỗ trợ sản sinh collagen giúp cho da luôn được đàn hồi.
Ngoài ra, rau xanh còn có hàm lượng lớn chất xơ. Khi chất xơ được chuyển hóa trong cơ thể sẽ giúp ức chế quá trình giải phóng histamin của tế bào mast. Vì vậy khi ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ sẽ giúp tình trạng ngứa ngáy, nổi mề đay được thuyên giảm. Một số loại rau xanh lá cực kỳ tốt cho sức khỏe mà người bệnh nên ăn hàng ngày, bao gồm: Rau bina, bông cải xanh, cải xoong, rau má, ngải cứu, kinh giới,…
Hoa quả tươi
Rất nhiều loại trái cây hiện nay có tác dụng cải thiện sức khỏe của làn da, chống viêm nhiễm, ngứa ngáy và hỗ trợ chữa lành các vết thương trên da. Đối với bệnh nhân bị nổi mề đay, bạn nên ưu tiên sử dụng những loại quả như chanh, dưa hấu, đu đủ, bơ, cam, lựu, chuối, táo, dâu tây, kiwi, nho, cherry,…
Những loại quả này rất giàu chất xơ, vitamin A, C, E, K, B1, B6, folate, canxi, kali, magie, photpho, chất chống oxy hóa… Chúng có tác dụng thải độc cơ thể, chữa lành vết thương, kháng khuẩn, diệt nấm, chống virus, giúp đàn hồi da, ngăn ngừa hình thành nếp nhăn, tăng cường hệ miễn dịch. Từ đó hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh mề đay và những bệnh viêm da khác.
Các loại củ/quả
Một số loại củ quả như khoai lang, củ cải đường, khoai tây, cà chua, dưa chuột, cà rốt, bí đao,…. là những thực phẩm rất tốt cho làn da của người bệnh. Chúng có chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ và các chất chống oxy hóa. Từ đó giúp tái tạo làn da da, dưỡng ẩm, ngăn ngừa tắc nghẽn trong lỗ chân lông, giúp da trắng mịn.
Bên cạnh đó, thường xuyên sử dụng những loại củ quả này còn giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, chống viêm, ngừa khuẩn, chống oxy hóa và giúp làn da khỏe mạnh từ bên trong.
Thực phẩm có tính kháng viêm
Thực phẩm có tính kháng viêm bao gồm gừng, tỏi, mật ong, nghệ, nấm… Chúng có chứa rất nhiều hoạt chất có lợi cho làn da như: Fructose, Glucose, Allicin, Ajoene, Enzyme, Axit amin, Vitamin E, A, C và khoáng chất khác. Những hoạt chất này có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn và giảm tình trạng ngứa ngáy, bong tróc, khó chịu trên da.
Đồng thời các loại thực phẩm kháng viêm còn giúp nâng cao hệ miễn dịch, bảo vệ làn da khỏi các tác nhân gây bệnh. Vì thế những thực phẩm này không chỉ tốt cho bệnh nhân bị mề đay mà còn có thể dùng để chữa dị ứng da mặt, viêm da cơ địa, vảy nến, viêm da tiết bã, mụn trứng cá,…
Chăm sóc sức khỏe tại nhà khi bị mề đay
Bên cạnh các vấn đề như bị mề đay kiêng ăn gì và nên ăn gì, người bệnh cũng cần lưu ý một số điều sau để chăm sóc, hỗ trợ điều trị bệnh đúng cách:
- Không gãi mạnh, cọ xát vùng da đang bị bệnh khiến da tổn thương.
- Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để cơ thể được bổ sung đủ khoáng, tăng cường hệ miễn dịch.
- Tắm rửa sạch sẽ mỗi ngày, nên sử dụng nước ấm.
- Lựa chọn các loại sữa tắm có thành phần từ các thảo dược thiên nhiên.
- Hạn chế sử dụng mỹ phẩm, các loại kem bôi lên vùng da bị bệnh.
- Tránh xa những khu vực ô nhiễm, khói bụi, có nhiều hóa chất độc hại.
- Vệ sinh nhà cửa thường xuyên, đảm bảo không gian sống luôn sạch sẽ.
- Ngưng sử dụng nước hoa, nước xả vải,… trong thời gian điều trị bệnh, bởi đây có thể là tác nhân gây dị ứng.
- Luôn giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái, tránh stress kéo dài.
- Hạn chế tiếp xúc với các loại thú cưng như chó, mèo,… bởi lông thú cũng rất dễ gây dị ứng.
- Bạn nên ngủ nghỉ đúng giờ, duy trì đồng hồ sinh học trong cơ thể.
- Luyện tập thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày để cơ thể luôn khỏe mạnh.
Trên đây là những thông tin về thắc mắc bị mề đay kiêng ăn gì và nên ăn gì. Chế độ dinh dưỡng hàng ngày rất quan trọng đối với người bệnh bị các vấn đề da liễu. Do đó bạn cần chú ý xây dựng thực đơn khoa học, phù hợp. Đồng thời kết hợp với việc thiết lập lối sống sinh hoạt lành mạnh để bệnh nhanh khỏi và hạn chế tái phát.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!