Chữa á sừng bằng tỏi là phương pháp được ưa chuộng trong dân gian bởi cách thức thực hiện đơn giản và phù hợp với nhiều người. Tuy nhiên, việc áp dụng sai có thể gây kích ứng da, khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng. Dưới đây là hướng dẫn 7 cách dùng tỏi trị bệnh hiệu quả và những lưu ý để đảm bảo an toàn khi thực hiện.
Hiệu quả của tỏi trong điều trị bệnh á sừng
Á sừng là tình trạng viêm da mãn tính phổ biến, đặc trưng bởi những dấu hiệu như da khô, ngứa, đỏ, bong tróc và nứt nẻ. Đây là một bệnh lý dai dẳng, khó điều trị hoàn toàn và dễ tái phát.
Bên cạnh các phương pháp điều trị y tế, nhiều người bệnh đã lựa chọn các bài thuốc dân gian nhằm kiểm soát sự tiến triển của bệnh. Trong đó, sử dụng tỏi để trị bệnh là một phương pháp nổi bật hơn cả.
Theo các chuyên gia, tỏi là một vị thuốc giúp điều trị bệnh á sừng hiệu quả nhờ có chứa hàm lượng cao hoạt chất allicin – chất kháng sinh tự nhiên có khả năng tiêu diệt và ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh.
Ngoài ra, các nghiên cứu hiện đại đã tìm thấy nhiều chất chống oxy hóa trong tỏi như vitamin C, phytonutrients… Những hoạt chất này có tác dụng bảo vệ và thúc đẩy quá trình hồi phục da khá tốt.
Tổng hợp các cách chữa á sừng bằng tỏi tại nhà hiệu quả
Để phát huy công dụng của tỏi trong điều trị bệnh á sừng, người bệnh có thể đắp trực tiếp lên da hoặc kết hợp tỏi với một số nguyên liệu khác. Dưới đây là một số bài thuốc hiệu quả, được áp dụng phổ biến hàng đầu:
Đắp tỏi tươi lên da
Một trong những cách đơn giản nhất để chữa á sừng bằng tỏi là sử dụng loại gia vị này để đắp trực tiếp lên vùng da bị bệnh. Tuy nhiên, phương pháp này có thể gây bỏng, kích ứng da. Do đó bạn cần hết sức thận trọng khi thực hiện.
Chuẩn bị nguyên liệu: 3 tép tỏi tươi, 1 miếng băng gạc hoặc tấm vải sạch.
Cách thực hiện:
- Bóc vỏ tỏi, rửa bằng nước sạch, để ráo nước và giã nát.
- Gói tỏi đã giã nát trong băng gạc hoặc tấm vải sạch và đắp lên vùng da bị á sừng.
- Để hỗn hợp trên da trong khoảng thời gian từ 5 – 7 phút, sau đó rửa vùng da bị bệnh bằng nước sạch.
- Áp dụng phương pháp này hai lần mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Sử dụng dịch tỏi ép thoa lên da
Đây cũng là phương pháp chữa á sừng bằng tỏi đơn giản, dễ thực hiện bạn nên tham khảo. Theo các chuyên gia, dịch tỏi ép có tác dụng giảm sưng đỏ và ngứa do á sừng gây ra. Bên cạnh đó, nước tỏi còn có tác dụng ức chế một số vi khuẩn và nấm, góp phần ngăn chặn sự lây lan của vùng da bị bệnh. Tuy nhiên, bạn chỉ nên áp dụng khi tổn thương ở phạm vi nhỏ và tình trạng bệnh nhẹ.
Chuẩn bị nguyên liệu: Vài tép tỏi tươi lột vỏ sạch, rửa và để ráo nước.
Cách thực hiện:
- Nghiền nhuyễn tỏi đã lột vỏ và lấy dịch tỏi.
- Trộn dịch tỏi với nước ấm theo tỷ lệ 2:1. Việc pha dịch tỏi với nước ấm là điều cần thiết để giảm nguy cơ kích ứng.
- Làm sạch vùng da bị tổn thương, lau khô và thoa dịch tỏi lên.
- Đợi cho dịch tỏi khô trong khoảng 10 – 15 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch.
Lưu ý: Tỏi có hương vị cay nồng, có thể gây kích ứng và đỏ da. Do đó bạn tuyệt đối không áp dụng phương pháp này cho vùng da đang chảy máu hoặc có vết thương hở. Sau khi áp dụng, hãy thoa kem dưỡng ẩm để làm dịu da.
Ngâm rửa với hỗn hợp nước muối và tỏi
Muối biển là nguyên liệu chứa nhiều khoáng chất, giúp làm sạch da, ngăn ngừa nhiễm trùng và giảm viêm đỏ. Khi kết hợp muối với khả năng kháng khuẩn và chống viêm của tỏi, công thức này sẽ giúp làm mềm da, giảm lớp vảy bong, ngứa và viêm. Nhờ đó, chứng á sừng sẽ được đẩy lùi sau thời gian ngắn.
Chuẩn bị nguyên liệu: 2 củ tỏi, 1 thìa muối hạt, 1 lít nước đun sôi.
Cách thực hiện:
- Bóc vỏ và đập dập tỏi đã chuẩn bị.
- Cho tỏi vào nước sôi, ngâm trong khoảng thời gian 10 – 15 phút.
- Thêm một thìa cà phê muối vào nước tỏi và khuấy nhẹ tay cho tan.
- Đổ nước này vào chậu, để nguội bớt rồi dùng ngâm rửa vùng da cần điều trị cho đến khi nước nguội hoàn toàn.
- Lau khô da bằng khăn sạch và thoa kem dưỡng ẩm để duy trì độ ẩm cho da, ngăn ngừa da khô, nứt nẻ và ngứa.
Chữa á sừng bằng công thức kết hợp tỏi và mật ong
Mật ong là một loại nguyên liệu tự nhiên giàu axit amin, khoáng chất và chất chống oxy hóa có lợi cho làn da. Những chất này giúp duy trì độ ẩm, làm dịu và nhanh chóng phục hồi vùng da tổn thương. Việc kết hợp mật ong và tỏi không chỉ giúp điều trị á sừng hiệu quả mà còn góp phần phục hồi các tế bào hư hại và tăng độ đàn hồi cho da.
Chuẩn bị nguyên liệu: 200g tỏi, 200ml mật ong.
Cách thực hiện:
- Lột sạch vỏ tỏi đã chuẩn bị, rửa và để ráo nước
- Cho tỏi vào bình, đổ mật ong vào sao cho tỏi ngập trong mật ong.
- Đậy kín bình và để nơi khô thoáng trong thời gian từ 7 – 10 ngày là sử dụng được.
- Trước khi thoa hỗn hợp mật ong và tỏi lên da, cần làm sạch vùng da bị bệnh rồi lau khô.
- Thoa hỗn hợp tỏi và mật ong lên vùng da bị á sừng.
- Giữ nguyên hỗn hợp trên da trong khoảng 15 – 20 phút, sau đó làm sạch da bằng nước sạch.
Các bạn nên áp dụng bài thuốc này liên tục trong nhiều ngày để đạt hiệu quả chữa bệnh tốt nhất.
Chữa á sừng bằng tỏi kết hợp dầu dừa
Dầu dừa có tác dụng dưỡng ẩm, cho khả năng cải thiện tình trạng da nứt nẻ, khô và bong sừng. Do đó, kết hợp tỏi và dầu dừa cũng phát huy hiệu quả chữa á sừng khá tốt, đặc biệt phù hợp cho vùng da đầu hoặc móng bị bệnh.
Chuẩn bị nguyên liệu: 1 – 2 nhánh tỏi, một ít dầu dừa.
Cách thực hiện:
- Giã nát tỏi hoặc ép lấy dịch và trộn cùng một ít dầu dừa.
- Thoa hỗn hợp đã chuẩn bị lên vùng da bị á sừng.
- Để trong khoảng 10 – 15 phút và rửa sạch lại bằng nước ấm.
Kết hợp tỏi với nha đam
Nha đam có chứa nhiều nước và axit amin, giúp làm dịu tính cay nồng của tỏi trong điều trị á sừng. Bên cạnh đó, nguyên liệu này còn phát huy tốt hiệu quả trong việc dưỡng ẩm và làm dịu da, thúc đẩy quá trình phục hồi da trong thời gian ngắn.
Chuẩn bị nguyên liệu: 2 – 3 nhánh tỏi, 1 nhánh nha đam nhỏ.
Cách thực hiện:
- Bóc vỏ 2 – 3 nhánh tỏi, giã nát và lọc lấy nước cốt.
- Nha đam bỏ phần vỏ xanh, rửa sạch và xay nhuyễn.
- Trộn đều dịch tỏi ép với gel nha đam tươi.
- Làm sạch vùng da bị á sừng, thoa hỗn hợp lên da kết hợp massage nhẹ nhàng.
- Để hỗn hợp trên da trong khoảng 10 – 20 phút và rửa lại bằng nước ấm.
Dùng rượu tỏi
Sử dụng rượu tỏi để chữa bệnh á sừng là phương pháp dân gian được nhiều người bệnh tin tưởng và áp dụng. Cách làm rượu tỏi không chỉ đơn giản mà còn giúp tận dụng hết các thành phần có trong dược liệu, mang lại hiệu quả trong việc giảm ngứa, sát trùng và giảm viêm do bệnh gây ra.
Tuy nhiên, phương pháp này có thể gây kích ứng cho vùng da nhạy cảm. Do đó khi sử dụng, bạn tuyệt đối không áp dụng cho những vùng da tổn thương hở hoặc nhiễm trùng.
Chuẩn bị nguyên liệu: 1 củ tỏi tươi, 100ml rượu trắng.
Cách thực hiện:
- Bóc vỏ tỏi đã chuẩn bị, rửa sạch và để ráo nước.
- Cho tỏi đã rửa sạch vào một bình thủy tinh, đổ rượu vào và đậy kín nắp.
- Sau khi ngâm trong 10 ngày, rượu tỏi đã sẵn sàng sử dụng.
- Khi sử dụng, vệ sinh sạch vùng da bị á sừng và thoa rượu tỏi lên.
- Sau khoảng 15 phút, khi thấy rượu tỏi khô bạn hãy rửa lại bằng nước sạch.
Những lưu ý cần quan tâm khi dùng tỏi chữa bệnh á sừng
Tỏi là nguyên liệu tự nhiên, lành tính nên việc sử dụng tỏi để chữa bệnh á sừng có độ an toàn cao. Thực tế cho thấy, hiếm khi xuất biện tác dụng phụ nghiêm trọng khi dùng tỏi để thoa ngoài da.
Tuy nhiên với vị cay nồng, dược tính trong tỏi cũng mạnh hơn so với các nguyên liệu tự nhiên khác. Do đó, nếu không cẩn trọng khi sử dụng, người bệnh có thể gặp phải những rủi ro không mong muốn, đặc biệt là đối với những người có làn da mỏng và nhạy cảm.
Để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả tốt khi trị á sừng bằng tỏi, các bạn lưu ý một số điểm sau đây:
- Với các vùng da lớn bị á sừng, người bệnh nên kết hợp với các nguyên liệu khác có tác dụng dưỡng ẩm và làm dịu da như nha đam, mật ong…
- Các biện pháp chữa á sừng bằng tỏi chỉ có tác dụng hỗ trợ và phù hợp với các trường hợp bệnh nhẹ. Trong trường hợp bệnh nặng, phức tạp, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ và dùng thuốc bôi, thuốc uống theo hướng dẫn.
- Trong quá trình sử dụng, không thoa tỏi cho các vùng da có dấu hiệu nứt nẻ, chảy máu hoặc nhiễm trùng.
- Sau khi dùng tỏi, nên bôi kem dưỡng ẩm để tránh tình trạng mất nước và khô da nghiêm trọng.
- Hãy uống đủ nước, bổ sung rau xanh, hoa quả tươi và các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất trong thời gian trị bệnh.
- Tránh để da tiếp xúc với xà phòng, hóa chất độc hại, kim loại, côn trùng… Đây là những yếu tố này có thể khiến vùng da bị bệnh lan rộng hơn.
- Nếu bạn gặp phản ứng kích ứng hoặc ngứa sau khi áp dụng phương pháp trị á sừng bằng tỏi nào, hãy dừng ngay lập tức.
Các bài thuốc dân gian chữa á sừng bằng tỏi tại nhà được đánh giá là an toàn và ít nguy cơ gây tác dụng phụ cho người sử dụng. Tuy nhiên, chúng chỉ giúp cải thiện triệu chứng và không thể thay thế các phương pháp chữa bệnh khác. Để giảm rủi ro và tác dụng phụ trong quá trình sử dụng, các bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!