Chữa thoái hóa cột sống bằng cây xương rồng là một trong những bài thuốc dân gian tại nhà được nhiều người đánh giá cao và truyền tai nhau. Loại thảo dược này rẻ tiền, dễ kiếm, hiệu quả được chính người bệnh kiểm chứng. Tuy nhiên để tìm hiểu rõ hơn chúng ta sẽ tham khảo bài chia sẻ dưới đây.
Chữa thoái hóa cột sống bằng cây xương rồng có hiệu quả?
Xương rồng là loại cây phổ biến trên thế giới, hiện tại họ xương rồng có đến 130 chi và 1400-1500 loài. Từ trước đến nay mọi người thường dùng loại cây này để trồng làm cảnh bởi đây là loại cây “dễ tính” có thể phát triển ở trong môi trường khắc nghiệt nhất như sa mạc. Bên cạnh đó có lẽ ít người biết rằng, một số loại xương rồng còn được dùng để chữa bệnh, để ăn hay làm thức ăn cho động vật. Tại Quảng Nam, Bình Định…món xương rồng còn được coi là đặc sản địa phương.
Theo đông y, xương rồng là loại cây có chứa nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất có khả năng hỗ trợ điều trị các loại bệnh như thoái hóa, thoát vị, tiểu đường, rối loạn mỡ máu, tiêu chảy, ngộ độc rượu…Theo y học hiện đại cho hay xương rồng có thể giúp tiêu viêm, sát trùng…100g xương rồng tai thỏ có chứa một loạt các vitamin quý như vitamin A, B, C, K hay chất khoáng chất sắt, canxi, kali và chất chống oxy hóa…
Giữa hàng trăm loại cây, chỉ có 2 loại xương rồng có thể dùng để trị bệnh xương khớp trong đó có bệnh thoái hóa cột sống là xương rồng bẹ (Opunitia hay còn gọi là xương rồng Nopal) và xương rồng 3 chia (Euphorbia antiquorum L).
Xương rồng bẹ: tên gọi quen thuộc tại Việt Nam là xương rồng tai thỏ, loại cây này rất dễ nhất biết bởi nó có hình như tai thỏ, hình ovan, thân màu xanh đặc trưng, vẻ ngoài đáng yêu nên được nhiều người trồng làm cảnh. Trên bề mặt xương rồng tai thỏ có nhiều gai nhỏ, xếp từng hàng, hoa có màu vàng hoặc đỏ, cây chịu hạn tốt, ưa nắng.
Xem hình ảnh chi tiết xương rồng tai thỏ:
Xương rồng ba chia: hay còn được gọi là xương rồng ba cạnh, tại vị trí các cạnh mọc ra nhiều lá nhỏ, ngắn, hoa màu vàng hoặc đỏ, có quả màu xanh.
Xem hình ảnh chi tiết xương rồng ba chia:
Loại cây này đã được chứng minh và công nhận về khả năng giảm đau, hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp. Tuy nhiên theo chia sẻ của lương y Đỗ Minh Tuấn, chuyên gia xương khớp, giám đốc nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường cho hay:
- Loại thảo dược đơn lẻ này không mang lại kết quả điều trị bệnh tận gốc, chỉ có thể giúp giảm thiểu triệu chứng, điều trị phần ngọn vì vậy người bệnh nên kết hợp áp dụng các cách trị thoái hóa bằng xương rồng và dùng thuốc theo chỉ định của thầy thuốc, bác sĩ.
- Ưu điểm của việc dùng xương rồng chữa thoái hóa là không gây tác dụng phụ giống như việc dùng thuốc giảm đau, do đó chúng ta có thể thay thế thuốc tân dược bằng loại thảo dược này nhằm đảm bảo an toàn.
- Hiệu quả giảm đau sẽ phát huy công dụng khi người bệnh kiên trì áp dụng.
Cách chữa thoái hóa cột sống bằng cây xương rồng
Có nhiều cách điều trị bệnh thoái hóa cột sống bằng cây xương rồng trong đó một vài cách phổ biến sau đây mọi người hãy tham khảo và áp dụng theo hướng dẫn:
Bài thuốc đắp
Chuẩn bị: 3-4 nhánh xương rồng bẹ (tai thỏ)
Cách làm:
Bước 1: Rửa sạch xương rồng, loại bỏ sạch sẽ phần gai, ngâm nước muối loãng trong 10 phút
Bước 2: Vớt xương rồng đã được làm sạch ra rổ, để dáo nước sau đó cho lên chảo đun nóng hoặc bạn có thể nướng bằng bếp than, nướng đều 2 mặc cho vàng.
Bước 3: Đợi nguyên liệu trên nguội bớt, bạn dùng để đắp lên vùng xương cột sống bị đau thoái hóa hoặc khu vực lưng đau nhức, để đến khi nguội hẳn thì ta dùng bẹ xương rồng khác đắp thay thế. Lần lượt đắp hết 4 nhánh, áp dụng ngày 2 lần hoặc mỗi khi đau nhức không chịu được, cơn đau sẽ giảm thiểu ngay.
Người bệnh có thể áp dụng cách này vào buổi tối, cơn đau được giảm bớt sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn từ đó tinh thần và sức khỏe không bị ảnh hưởng.
Bài thuốc uống
Áp dụng đồng thời bài thuốc đắp và bài thuốc uống từ xương rồng, trong uống ngoài đắp, hiệu quả sẽ nhân đôi, từ đó rút ngắn quá trình điều trị bệnh.
Chuẩn bị: Xương rồng ba chia
Cách làm:
Bước 1: Làm sạch gai, nhựa bên ngoài, rửa sạch, thái lát nhỏ rửa lại một lần nữa rồi đem phơi khô
Bước 2: Cho xương rồng khô đem sao vàng hạ thổ
Bước 3: 1 chén nguyên liệu khô đem sắc với 3 chén nước, đun nhỏ lửa đến khi nước cạn còn lại 1 phần thì tắt bếp. Lọc lấy nước và uống hết trong ngày.
Thực hiện kiên trì trong 2 tuần để thấy công hiệu.
Món ăn ngon bổ dưỡng từ cây xương rồng
Ngoài việc đắp xương rồng giảm đau từ bên ngoài, chúng ta nên tham khảo thêm bài thuốc chữa xương rồng từ món ăn ngon và bổ dưỡng.
Chuẩn bị:
- Xương rồng 3 cạnh
- Cá lóc hay còn gọi là cá quả, cá chuối
- Muối trắng
Cách làm
Bước 1: Bạn chọn xương rồng loại non, tươi, sau đó loại bỏ gai và ngâm trong nước muối loãng 15 phút rồi rửa sạch
Bước 2: Thái xương rồng thành từng lát mỏng rồi cho vào bóp với muối thêm một lần nữa để loại bỏ nhớt, nhựa, rửa lại cho sạch
Bước 3: Cá lóc được làm sạch chúng ta cho cá và xương rồng vào nồi, đổ 1 bát nước vào, bật bếp sau khi sôi thì vặn nhỏ lửa đun 15 phút, nước cạn gần hết thì tắt bếp và ăn ngay khi còn nóng.
Áp dụng: Ngày ăn 1 lần, tuần ăn 3 – 5 lần
Lưu ý: Không nêm gia vị khi chế biến, tuyệt đối không để canh cá xương rồng đến hôm sau, nên ăn hết trong một bữa.
Lưu ý khi sử dụng xương rồng chữa thoái hóa
Các bài thuốc dân gian chữa bệnh có ưu điểm và nhược điểm riêng, ưu điểm của việc dùng xương rồng chữa bệnh thoái hóa xương khớp là giúp giảm đau hiệu quả, an toàn, không gây phản ứng phụ như tân dược.
Ngoài ra một vài lưu ý người bệnh cần nắm được sau đây:
- Kiên trì thực hiện theo đúng hướng dẫn trên, bài thuốc uống chỉ dùng 2 tuần là dừng, không sử dụng kéo dài liên tục
- Dùng đồng thời bài thuốc từ xương rồng và thuốc bác sĩ kê, mẹo dân gian này chỉ đóng vai trò hỗ trợ tuy nhiên hãy thông báo với bác sĩ chủ trị
- Tránh để mủ xương rồng chảy vào mắt hoặc da bởi có thể gây dị ứng nặng
- Nhựa xương rồng có thể gây ngộ độc như nôn mửa, chóng mặt…do đó chúng ta cần loại bỏ nhựa hoàn toàn để đảm bảo an toàn.
- Cần lựa chọn đúng loại xương rồng chúng tôi chỉ ở trên
- Đối với người bệnh xương khớp việc nghỉ ngơi hợp lý, vận động hợp lý là điều cực kỳ quan trọng để ngăn ngừa bệnh tiến triển xấu. Các bài tập như bơi lội, đi bộ, yoga, dưỡng sinh…rất tốt cho quá trình điều trị.
- Chế độ ăn uống cũng góp phần hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa cột sống, các loại rau xanh, củ quả giàu vitamin như súp lơ, cà rốt, bí đỏ, cam, quýt…người bệnh nên tăng cường bổ sung. Hạn chế thực phẩm đóng hộp, đồ ăn nhanh. Nói không với thuốc lá, thuốc lào, bia rượu, đồ ăn cay nóng…
Trên đây là một vài thông tin về cách chữa thoái hóa cột sống bằng xương rồng được truyền miệng trong dân gian người bệnh có thể tham khảo và áp dụng. Nếu trong quá trình dùng liên tục khoảng 1 tuần không thấy hiệu quả, bạn có thể ngừng và tìm hiểu các biện pháp khác. Ngoài ra hãy liên hệ với bác sĩ khám chữa càng sớm càng tốt. Chẩn đoán chính xác bệnh, áp dụng phác đồ phù hợp mới mong đẩy lùi bệnh.
Thông tin nên đọc:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!