Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Đau nhức xương khớp sau sinh là một tình trạng phổ biến ở chị em phụ nữ. Phần lớn các trường hợp đau nhức xương khớp thường không quá nguy hiểm và có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên có một số ít trường hợp tình trạng này xảy ra do bệnh lý và cần được điều trị kịp thời. 

Đau nhức xương khớp sau sinh là như thế nào? Dấu hiệu nhận biết

Sau khi sinh, nhiều chị em phụ nữ phải đối mặt với những cơn đau nhức xương khớp dai dẳng, đặc biệt là đau lưng và đau vai gáy. Những cơn đau nhức có thể xảy ra chỉ vài ngày sau sinh và kéo dài liên tục, thậm chí là vài năm. Bệnh nặng nhất là ở những sản phụ sinh mổ.

Đau nhức xương khớp sau sinh thường kéo dài dai dẳng
Đau nhức xương khớp sau sinh thường kéo dài dai dẳng

Đa số chị em phụ nữ đều cảm thấy đau nhức xương sống lưng, khó khăn khi di chuyển, đứng lên ngồi xuống rất khó và không vặn xoay người được. Việc bế con và đặt con xuống cũng khiến xương khớp bị nhức mỏi. Các cơn đau nhức thường nặng vào ban đêm

Nguyên nhân sinh xong bị đau nhức xương khớp

Hầu hết những trường hợp bị đau nhức xương khớp sau sinh đều do những thay đổi sinh lý hoặc do các tác động cơ học. Một số ít trường hợp có nguyên nhân là do bệnh lý. 

Dưới đây là một số nguyên nhân gây bệnh nhức mỏi xương khớp sau sinh mà chị em phụ nữ gặp phải:

Thiếu hụt canxi

Vào những tháng cuối thai kỳ, em bé cần nhiều chất dinh dưỡng từ người mẹ để phát triển, trong đó lượng canxi mà thai nhi cần sẽ nhiều hơn trước. Vì vậy, việc thiếu hụt canxi là rất nguy hiểm. Lúc này cơ thể bắt buộc phải lấy canxi từ xương của người mẹ để cung cấp cho thai nhi. 

Hơn nữa, khi đến giai đoạn cho con bú, lượng canxi tiếp tục thất thoát qua sữa. Nếu người mẹ không biết cách bù đắp lượng canxi thiếu hụt này thì cơ thể sẽ bị đau nhức xương khớp. 

Thiếu chất dinh dưỡng dẫn đến khí huyết không đủ

Một số phụ nữ thường bị nghén trong suốt quá trình mang thai và thường xuyên ăn không ngon, mất ngủ. Khi sinh con, họ tiếp tục trải qua một quá trình biến đổi lớn khiến cơ thể mệt mỏi, chán ăn và hấp thu chất dinh dưỡng kém. Điều này sẽ khiến cơ thể bị thiếu hụt chất dinh dưỡng nghiêm trọng và khí huyết lưu thông kém. Lúc này, bị đau nhức xương khớp là điều mà phụ nữ sau sinh không thể tránh khỏi. 

Giãn dây chằng thắt lưng

Khi em bé càng lớn, áp lực lên tử cung càng cao khiến dây chằng phải giãn ra và chùng xuống. Đồng thời, dây thần kinh và mạch máu vùng chậu sẽ chịu một áp lực lớn hơn bình thường gây ra tình trạng đau lưng. Sau khi sinh, chúng cần một khoảng thời gian để phục hồi như ban đầu.

Sinh hoạt không đúng cách

Đây là nguyên nhân thường gặp gây ra các cơn đau lưng sau khi sinh đẻ. Cụ thể, một số chị em phụ nữ có thói quen gập người lại khi cho con bú hoặc bồng bế. Lúc này, cột sống sẽ rất dễ bị đau nhức. Hơn nữa, một số mẹ bỉm sữa phải lao động quá sức hoặc vận động ít sau khi sinh cũng gây nên tình trạng nhức mỏi xương khớp

Sinh hoạt không đúng cách sẽ gây đau nhức xương khớp ở chị em phụ nữ sau sinh
Sinh hoạt không đúng cách sẽ gây đau nhức xương khớp ở chị em phụ nữ sau sinh

Ngoài những nguyên nhân trên, các bệnh lý về xương khớp có thể là nguyên nhân khiến phụ nữ sau sinh bị đau nhức dai dẳng. Chẳng hạn, sau sinh, khí huyết của phụ nữ rất kém, nếu cơ thể bị nhiễm lạnh thì xương khớp sẽ bị đau nhức, đặc biệt là ở cột sống.

Bên cạnh đó, một số bệnh lý như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp cũng khiến chị em phụ nữ bị đau nhức sau sinh. 

Đau nhức xương khớp sau khi sinh có nguy hiểm không?

Đa số các trường hợp đau nhức xương khớp do thay đổi nội tiết tố trong cơ thể đều không gây nguy hiểm. Bệnh chỉ kéo dài một vài tháng nếu chị em phụ nữ biết cách chăm sóc và nghỉ ngơi hợp lý. 

Đối với những nguyên nhân đau nhức do sinh hoạt không đúng cách, bệnh có khỏi hay không còn tùy thuộc vào từng người. Thực tế, có một số trường hợp cơn đau sẽ hết tạm thời. Nhưng khi phụ nữ bước vào độ tuổi trung niên, tình trạng nhức mỏi xương khớp sẽ quay trở lại.

Khi mắc bệnh đau nhức xương khớp do bệnh lý, bệnh sẽ ảnh hưởng nhiều đến khả năng vận động, sinh hoạt hàng ngày. Theo thời gian, bệnh sẽ khiến chị em phụ nữ bị mất đường cong sinh lý, thay đổi dáng đi và giảm khả năng vận động. Ngoài ra, đau nhức xương khớp toàn thân sau sinh sẽ khiến bạn ăn không ngon, ngủ không yên, mất tập trung, cơ thể bị suy nhược. Điều này sẽ khiến sức đề kháng bị suy yếu và không có đủ sức khỏe để chăm con. 

Hơn nữa, nếu để tình trạng đau nhức xương khớp kéo dài mà không điều trị thì sẽ ảnh hưởng đến những lần mang thai tiếp theo. 

Các cách điều trị đau nhức xương khớp sau sinh

Đối với những trường hợp bị đau nhức xương khớp do thay đổi sinh lý hoặc sinh hoạt không đúng cách, người bệnh có thể điều trị ngay tại nhà. Với nguyên nhân do bệnh lý, bạn nên đến bệnh viện để được kiểm tra, điều trị kịp thời theo chỉ định của bác sĩ. 

Chị em phụ nữ sau sinh và đang cho con bú thường không được khuyến khích sử dụng thuốc Tây y trị đau nhức xương khớp và thuốc Đông y vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Dưới đây là một số cách xử lý khi bị đau nhức xương khớp mà bạn có thể áp dụng tại nhà:

Bài thuốc dân gian trị đau nhức xương khớp sau sinh

Mẹ bầu có thể áp dụng cách điều trị này tại nhà khi có triệu chứng bị đau nhức xương khớp:

  • Xoa bóp bằng rượu gừng

Gừng là thảo dược có tính nóng và kháng viêm rất hiệu quả. Dùng rượu gừng xoa bóp vùng bị đau nhức sẽ giúp cơ thể lưu thông khí huyết, tán hàn và cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp nhanh chóng.

Người bệnh cần chuẩn bị 0,5kg gừng và 1 lít rượu trắng loại 45 độ. Bạn đập dập gừng rồi cho vào bình sành hoặc thủy tinh. Tiếp đó, bạn cho rượu vào ngập gừng. Ngâm liên tục khoảng 3 tuần là có thể sử dụng được. 

  • Chườm nóng ngải cứu và muối hạt

Đây là một phương pháp trị đau xương khớp sau sinh rất hiệu quả. Ngải cứu có tác dụng giúp cơ, dây chằng, dây thần kinh được thư giãn, tăng cường tuần hoàn máu và giải phóng các vùng máu bị tồn đọng. Bên cạnh đó, hỗn hợp gừng và ngải cứu còn có công dụng kháng viêm và giảm sưng khớp hiệu quả. 

Sử dụng ngải cứu chữa đau nhức xương khớp
Sử dụng ngải cứu chữa đau nhức xương khớp

Bạn chỉ cần chuẩn bị một nắm lá ngải cứu và một ít muối hạt. Cho tất cả các dược liệu trên vào chảo rang nóng trong vài phút, bạn dùng khăn bọc lại và chườm lên vị trí bị đau nhức. Áp dụng cách này liên tục nhiều ngày, bệnh sẽ được cải thiện một cách đáng kể. 

  • Ăn canh rau mồng tơi nấu chân giò

Ngoài các cách trên, bà đẻ bị đau nhức xương khớp có thể ăn canh rau mồng tơi nấu chân giò để cải thiện triệu chứng. Ngoài công dụng giảm đau nhanh chóng, món ăn này còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho phụ nữ sau sinh. Đặc biệt, món canh này rất tốt cho sữa mẹ bởi nó có chứa nhiều vitamin và khoáng chất. 

Bạn chế biến món ăn này tương tự như nấu những loại canh rau thông thường. Bạn cần làm sạch tất cả nguyên liệu trước khi chế biến. Chân giò sau khi hầm chín thì nêm nếm gia vị rồi cho rau mồng tơi vào. Khi rau chín, bạn tắt bếp và dùng khi canh còn nóng. 

Các cách điều trị không dùng thuốc

Nếu cơn đau nhức xương khớp ở mức độ nhẹ, bạn có thể điều trị bệnh bằng những phương pháp bảo tồn như sau:

  • Chườm nóng: Nếu tình trạng đau nhức không đi kèm với triệu chứng viêm đỏ thì bạn nên chườm nóng để thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm đau nhức và cải thiện hoạt động ở ổ khớp. Bạn chỉ cần sử dụng một túi chườm ấm, điều chỉnh nhiệt đồ phù hợp rồi chườm lên vùng bị đau nhức.
  • Chườm lạnh: Nếu tình trạng đau nhức kèm sưng đỏ, bầm tím thì bạn nên chườm lạnh để giảm sưng và đau. Mỗi lần bạn chỉ nên chườm lạnh từ 10 – 20 phút để cải thiện triệu chứng của bệnh. 
  • Xoa bóp: Xoa bóp, massage sẽ giúp giảm đau hiệu quả và thúc đẩy tuần hoàn máu đến các ổ khớp. Để tăng cường hiệu quả, bạn có thể xoa bóp với dầu nóng hoặc thực hiện kết hợp với phương pháp bấm huyệt. 
  • Nghỉ ngơi: Nghỉ ngơi hợp lý giúp cơ thể có thời gian hồi phục, giảm đau và tái tạo các vùng xương khớp bị tổn thương. Vì vậy, người bệnh nên nghỉ ngơi tại nhà từ 1 – 2 ngày để kiểm soát các hiện tượng nhức mỏi xương khớp sau sinh. 

[pr_middle_post]

Những lưu ý khi phụ nữ sau sinh bị đau nhức xương khớp

Bên cạnh áp dụng các phương pháp điều trị, chị em phụ nữ cần lưu ý xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học, lành mạnh. Nếu thực hiện đúng cách, tình trạng đau nhức xương khớp hiện tại sẽ được cải thiện đáng kể và hạn chế mắc phải những căn bệnh xương khớp khi bước sang độ tuổi trung niên. Một số những lưu ý mà chị em phụ nữ sau sinh nên cân nhắc:

  • Trong khoảng 1 tháng đầu sau sinh, bạn cần hạn chế vận động, đi lại. Tuy nhiên cũng không nên nằm một chỗ suốt ngày khiến máu huyết bị ứ đọng. Chị em phụ nữ nên vận động, đi lại nhẹ nhàng là tốt nhất.
  • Vào những tháng tiếp theo, tùy vào thể trạng và tình trạng sức khỏe, bạn nên tập thể dục vừa sức.
  • Mẹ bỉm sữa cần đảm bảo xây dựng một chế độ ăn uống đầy đủ, bổ sung đủ các loại vitamin và khoáng chất cần thiết. Đặc biệt, bạn nên bổ sung canxi, vitamin D, vitamin K để xương khớp phát triển chắc khỏe và hạn chế đau nhức mỏi.
  • Chị em phụ nữ sau sinh không được tự ý dùng thuốc bởi thuốc sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của mẹ và bé. Nhiều trường hợp lạm dụng các loại thuốc giảm đau khiến mẹ bỉm sữa mất ngủ, chán ăn và khiến bệnh trầm trọng hơn. 
  • Đối với tình trạng đau nhức xương khớp kèm theo triệu chứng chóng mặt, buồn nôn, sốt, đau đầu… hoặc các cơn đau kéo dài nhiều tuần, chị em phụ nữ cần liên hệ với bác sĩ để được xử lý và điều trị kịp thời. 
Tập luyện thể dục nhẹ nhàng
Tập luyện thể dục nhẹ nhàng để phòng ngừa đau nhức xương khớp sau sinh

Trên đây là những thông tin về tình trạng đau nhức xương khớp sau sinh. Thực tế, bệnh đau nhức xương khớp không có thuốc điều trị dứt điểm. Thay vào đó, chị em phụ nữ nên quan tâm đến sức khỏe của mình để kịp thời phát hiện bệnh đồng thời biết cách điều chỉnh thói quen sinh hoạt hợp lý để giảm thiểu các tác động đến sức khỏe xương khớp.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan
bao-chi-noi-gi-ve-bai-thuoc-gout-do-minh-
thoat-vi-dia-dem-theo-y-hoc-co-truyen
dau-nhuc-xuong-khop-nen-an-gi
dau-nhuc-xuong-khop-o-nguoi-gia
tri-gai-cot-song-bang-hat-duoi-uoi
thuoc-gout-blackmores
chua-dau-than-kinh-lien-suon-bang-dong-y