Hiện nay, có nhiều loại thuốc Tây trị đau nhức xương khớp hiệu quả như thuốc giảm đau, kháng viêm, thuốc giãn cơ vân… Để lựa chọn được loại thuốc phù hợp, người bệnh nên thăm khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa.
Top 10 loại thuốc Tây trị đau nhức xương khớp
Đau nhức xương khớp là tình trạng thường gặp ở nhiều người, đặc biệt là người trung niên và người lớn tuổi. Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn bị đau nhức xương khớp như lười vận động, tăng cân, thiếu hụt chất dinh dưỡng, chấn thương hoặc mắc phải một số bệnh lý xương khớp…
Hiện nay, phương pháp điều trị đau nhức xương khớp thường được áp dụng là sử dụng các loại thuốc Tây y. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh, tình trạng sức khỏe mà bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc giảm đau để cải thiện triệu chứng hoặc thuốc đặc trị để chữa bệnh tận gốc.
Paracetamol – Thuốc giảm đau thông thường
Paracetamol là loại thuốc giảm đau phổ biến được nhiều bệnh nhân lựa chọn. Thuốc này có tác dụng giảm đau, hạ sốt trong thời gian ngắn. Cơ chế giảm đau của thuốc là ức chế men cyclooxygenase nhằm giảm khả năng tăng sinh tổng hợp prostaglandin ở hệ thần kinh trung ương.
Thuốc Paracetamol có khả năng ức chế cơn đau ở mức độ từ nhẹ đến trung bình do chấn thương, căng cơ hoặc do mắc các bệnh lý xương khớp mãn tính.
Khi sử dụng với liều lượng phù hợp, Paracetamol tương đối an toàn, phù hợp với cả người lớn tuổi và trẻ em. Tuy nhiên, khi bị đau mãn tính, loại thuốc này không mang lại cải thiện rõ rệt.
Thuốc giảm đau Paracetamol chống chỉ định với các trường hợp:
- Bị thiếu máu nhiều lần.
- Mắc các bệnh lý gan, thận, phổi.
- Người bệnh mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào trong thuốc.
Thuốc Paracetamol có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, nổi ban đỏ, mề đay…
Thuốc giảm đau gây nghiện Opioid
Đau nhức xương khớp uống thuốc gì? Thuốc giảm đau gây nghiện là loại thuốc kê toa được sử dụng để điều trị bệnh đau nhức xương khớp mãn tính. Thuốc có công dụng cải thiện các cơn đau do thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp, chấn thương nặng… Cơ chế hoạt động của thuốc là ức chế các thụ thể opioid ở hệ thần kinh trung ương nhằm giảm mức độ cảm nhận cơn đau.
Thuốc có thể gây nghiện nên người bệnh chỉ uống thuốc khi thực sự cần thiết. Để tăng hiệu quả điều trị, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng phối hợp thuốc Paracetamol và Opioid hoạt tính nhẹ.
Thuốc Opioid chống chỉ định với những trường hợp sau:
- Bệnh nhân dị ứng với các thành phần nào của thuốc.
- Người bệnh có vấn đề về gan, thận hoặc đang sử dụng thuốc ức chế MAO trong 15 ngày gần đây.
- bệnh nhân là phụ nữ đang cho con bú hoặc đang mang thai.
- Người bị ngộ độc cấp thuốc ngủ, thuốc giảm đau trung ương và thuốc điều trị tâm thần.
Thuốc giảm đau gây nghiện có thể gây ra một số tác dụng phụ như táo bón, chóng mặt, buồn nôn, đau đầu… Khi dùng thuốc dài hạn, người bệnh nên giảm liều dùng từ từ trước khi ngưng hẳn. Dừng uống thuốc đột ngột có thể gây ra tình trạng hoang tưởng, ảo giác, đổ mồ hôi nhiều…
Thuốc giảm đau thần kinh
Thuốc giảm đau thần kinh là một loại thuốc uống được sử dụng để kiểm soát cơn đau nhức khi mắc bệnh thoái hóa xương khớp, thoát vị đĩa đệm. Thuốc có tác dụng làm giảm tình trạng đau nhức, ê mỏi và cải thiện các triệu chứng như châm chích, tê buốt do dây thần kinh bị chèn ép. Thuốc giảm đau thần kinh có chức năng làm giảm các cơn đau nhức từ mức độ trung bình đến nặng.
Thuốc chống chỉ định với người dưới 18 tuổi và người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào trong thuốc. Cũng như các loại thuốc Tây y khác, thuốc giảm đau thần kinh cũng gây ra các tác dụng phụ như chóng mặt, chán ăn, đầy hơi, suy nhược cơ thể.
Corticoid – Thuốc uống đau nhức xương khớp
Corticoid là loại chất tổng hợp có cơ chế hoạt động giống như hormone cortisol được bài tiết ở tuyến thượng thận. Thuốc thường được sử dụng ở dạng tiêm đối với người bị đau nhức xương khớp mãn tính.
Tiêm Corticoid được chỉ định sử dụng cho người bệnh bị đau nhiều, phù nề nặng, viêm nhiễm trầm trọng và không đáp ứng với các loại thuốc điều trị thông thường. Thành phần trong thuốc có tác dụng ức chế hoạt động miễn dịch, giảm tình trạng tê mỏi, đau nhức và tổn thương ở khớp.
Hình thức tiêm Corticoid chỉ được thực hiện tối đa 3 lần/năm. Sử dụng thuốc quá liều sẽ gây nhiều tổn thương cho cơ thể như loãng xương, tăng huyết áp, hư hại các mô khớp khỏe mạnh, suy thượng thận…
Nhóm thuốc chống viêm không steroid NSAID
Đau nhức xương khớp uống gì? Thuốc chống viêm không steroid là loại thuốc Tây trị đau nhức xương khớp phổ biến. Thuốc thường được sử dụng khi thuốc giảm đau Paracetamol không mang lại hiệu quả cao. Cơ chế hoạt động của thuốc là ức chế men cyclooxygenase (COX) toàn thân (bao gồm COX 1 và COX 2). Từ đó làm giảm khả năng tổng hợp chất trung gian gây viêm. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng hạ sốt, kháng viêm và chống ngưng tập tiểu cầu.
Thuốc chống viêm không steroid gây ra nhiều rủi ro khi sử dụng hơn thuốc Paracetamol. Vì vậy, người bệnh nên thông báo với bác sĩ tiền sử bệnh và thể trạng hiện tại để bác sĩ cân nhắc khi kê toa thuốc cho bạn.
Thuốc chống chỉ định với những trường hợp bao gồm:
- Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú, trẻ em có độ tuổi dưới 12. Do đó nếu bị đau nhức xương khớp khi mang bầu, chị em cần thăm khám và tuyệt đối điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
- Người bệnh có tiền sử bị xuất huyết dạ dày, viêm loét dạ dày.
- Bệnh nhân bị bệnh gan, thận nặng
- Bệnh nhân dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong thuốc.
Thuốc chống viêm không steroid có thể gây ra một số tác dụng phụ như đau thượng vị, đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy, buồn nôn… Ở một số ít trường hợp, thuốc gây ra tình trạng xuất huyết tiêu hóa.
Thuốc giảm đau tại chỗ
Đối với những trường hợp đau nhức xương khớp do chấn thương như té ngã, va đập, căng cơ, bạn có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau tại chỗ như:
- Menthol: Menthol là hoạt chất được điều chế từ lá bạc hà. Thuốc có tác dụng gây tê, làm mát, giảm sưng viêm. Ngoài ra, hoạt chất trong thuốc còn có tác dụng giảm đau nhức do bong gân, bầm, căng cơ.
- Lidocaine: Đây là loại thuốc giúp co mạch và gây tê tại chỗ. Từ đó, thuốc giúp giảm thiểu khả năng thụ cảm các tín hiệu đau của dây thần kinh. Lidocaine được sử dụng dưới dạng bôi hoặc miếng dán, sử dụng 2 – 4 lần/ngày.
- Capsaicin: Capsaicin là loại hoạt chất được chiết xuất từ quả ớt có khả năng giảm đau nhức, sưng viêm. Mặc dù thuốc có tác dụng giảm đau tương đối nhưng có thể gây kích ứng da đối với những người có cơ địa nhạy cảm.
- Methyl salicylate: Đây là loại hoạt chất giúp giảm đau tại chỗ và giảm sưng huyết niêm mạc. Hoạt chất này có nhiều trong các loại thuốc giảm đau dạng bôi ngoài, dán và thuốc xoa bóp.
Các loại thuốc giảm đau tại chỗ thường an toàn hơn thuốc dạng uống. Tuy nhiên, nhóm thuốc này chỉ có tác dụng ức chế các cơn đau trong phạm vi nhỏ. Ngoài ra, bạn không nên sử dụng thuốc lên vùng da có vết thương hở, trầy xước.
Thuốc chống thoái hóa
Đau nhức xương khớp nên dùng thuốc gì? Thuốc chống thoái hóa thường được sử dụng cho những trường hợp bị đau nhức xương khớp do bệnh lý như bệnh loãng xương, thoái hóa khớp… Nhóm thuốc này không làm giảm cơn đau ngay lập tức mà cải thiện từ từ bằng cách tái tạo mô sụn, cải thiện mật độ xương và làm chậm quá trình thoái hóa.
Các loại thuốc chống thoái hóa Chondroitin, Glucosamine, Collagen type 2… có tác dụng ức chế các enzyme gây hư hại sụn khớp như các gốc tự do, phospholipase A2… Hơn nữa, nhóm thuốc này còn có công dụng cải thiện chức năng vận động và phòng ngừa các bệnh xương khớp mãn tính.
Thuốc chống thoái hóa chống chỉ định với phụ nữ mang thai và người bệnh mẫn cảm với các thành phần trong thuốc. Trong một số trường hợp, thuốc có thể gây buồn nôn, dị ứng, tiêu chảy.
Thuốc chống thấp khớp
Thuốc chống thấp khớp thường được sử dụng để điều trị các bệnh viêm khớp tự miễn như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến. Cơ chế hoạt động của thuốc là ức chế miễn dịch, ngăn chặn quá trình sản sinh các kháng thể tấn công vào mô sụn khỏe mạnh.
Nhóm thuốc này không có tác dụng giảm đau và kháng viêm trực tiếp. Mà thuốc có công dụng bảo vệ mô sụn, dây chằng, đầu xương khỏi các tác động nguy hiểm. Ngoài ra, thuốc chống thấp khớp còn giúp bảo vệ các ổ khớp và giảm thiểu các cơn đau bùng phát trong tương lai.
Thuốc chống chỉ định với những trường hợp như sau:
- Người bị suy dinh dưỡng, rối loạn tạo máu suy gan và suy giảm chức năng thận.
- Bệnh nhân là phụ nữ đang có thai hoặc cho con bú.
Thuốc chống thấp khớp có thể gây ra một số tác dụng phụ như ức chế hoạt động của tủy, nổi mề đay, hồng ban, rụng tóc, viêm miệng, xuất huyết tiêu hóa, viêm bàng quang…
Thuốc Tây trị đau nhức xương khớp – Thuốc giãn cơ vân
Thuốc giãn cơ vân thường được sử dụng để giảm đau nhức xương khớp do co thắt, co cứng đột ngột. Loại thuốc này thường được bác sĩ kê toa để điều trị bệnh gai cột sống, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống và đau dây thần kinh.
Thuốc giãn cơ vân không làm giảm cơn đau trực tiếp mà chủ yếu giúp thư giãn cơ và cải thiện tình trạng đau nhức do co thắt cơ. Nhóm thuốc này thường được dùng kết hợp với thuốc chống viêm không steroid để hạn chế tác dụng phụ khi sử dụng.
Thuốc chống chỉ định sử dụng cho người bị co cứng cơ cấp tính, viêm gan, xơ gan. Trong quá trình uống thuốc, người bệnh có thể bị chóng mặt, yếu cơ, mệt mỏi, tiêu chảy. Khi bị co cứng bụng, xuất huyết tiêu hóa, khó nuốt, người bệnh nên nhanh chóng thông báo với bác sĩ để được xử lý kịp thời.
Thuốc Tây trị đau nhức xương khớp – Thuốc sinh học
Thuốc sinh học thường được sử dụng để điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến. Tuy nhiên, loại thuốc này chưa được sử dụng phổ biến vì hiệu quả chữa bệnh chưa thực sự đồng nhất.
Nhóm thuốc sinh học có khả năng kháng viêm, giảm đau và cải thiện tổn thương ở sụn khớp. Cơ chế hoạt động của thuốc là ức chế các kháng thể do hệ miễn dịch tạo ra như tế bào B, interleukin 1,6. Một số loại thuốc sinh học được sử dụng phổ biến như Rituximab, Tocilizumab…
Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Tây trị đau nhức xương khớp
Sử dụng thuốc Tây y sẽ giúp người bệnh giảm đau và kháng viêm nhanh. Tuy nhiên, hầu hết các loại thuốc tân dược đều gây hại lên gan, thận và một số cơ quan khác. Do vậy, khi sử dụng thuốc, người bệnh nên lưu ý một số điều như sau:
- Cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc ngay cả những loại thuốc không kê toa.
- Người bệnh nên thông báo cho bác sĩ, dược sĩ tiền sử bệnh lý, dị ứng, lịch sử sử dụng thuốc và tình trạng sức khỏe hiện tại để được chỉ định loại thuốc cho phù hợp.
- Bệnh nhân phải sử dụng thuốc đúng với liều lượng và thời gian mà bác sĩ đã chỉ định. Tuyệt đối không được tự ý tăng giảm liều lượng hoặc thay thế thuốc chữa bệnh khác.
- Nếu muốn sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên, thực phẩm chức năng, viên uống bổ sung trong quá trình uống thuốc Tây thì bệnh nhân nên hỏi ý kiến bác sĩ để được chỉ định cho phù hợp, hạn chế tình trạng tương tác thuốc gây nguy hiểm cho sức khỏe.
- Khi gặp các tác dụng phụ trong quá trình sử dụng, người bệnh nên nhanh chóng thông báo cho bác sĩ.
- Để giảm thiểu việc lạm dụng thuốc tân dược, người bệnh có thể giảm đau nhức xương khớp bằng các biện pháp an toàn tại nhà như chườm nóng, lạnh, xoa bóp, bấm huyệt, tập thể dục đều đặn.
- Đối với tình trạng đau nhức xương khớp do bệnh lý, người bệnh nên tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ và kết hợp với tập vật lý trị liệu, thay đổi lối sống để cải thiện tình trạng bệnh.
- Khi uống thuốc chống viêm không steroid, người bệnh nên sử dụng kèm thuốc bảo vệ niêm mạc để không gây hại cho dạ dày, đường ruột.
- Tăng cường bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như vitamin D, canxi, kali, kẽm… Các dưỡng chất này có nhiều trong các loại rau xanh, trái cây, các loại cá béo, ngũ cốc… Tìm hiểu ngay đau nhức xương khớp nên ăn gì!
- Người bệnh nên tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày để tăng cường sự dẻo dai, linh hoạt cho xương khớp. Tuy nhiên, bạn không nên tập luyện quá sức mà chỉ nên lựa chọn các môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, yoga…
Trên đây là những loại thuốc Tây trị đau nhức xương khớp phổ biến nhất. Người bệnh không được tự ý mua các loại thuốc trên về uống. Để an toàn khi điều trị, bệnh nhân nên đến bác sĩ thăm khám, xét nghiệm và kê toa các loại thuốc phù hợp với tình trạng bệnh.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!